Nghề phòng cháy chữa cháy được người dân quen gọi là lính cứu hỏa hay lính 114. Nghề này bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân trong những vụ hỏa hoạn nguy hiểm bằng cách chiến đấu với ngọn lửa hung dữ.
Bạn đang xem: Những câu nói hay về phòng cháy chữa cháy
Họ, những người lính cứu hỏa phải “trực chiến” 24/24 và cả 7 ngày trong tuần, 12 tháng trong năm. Nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần thép và có thái độ hợp tác bởi lính cứu hoả phải luôn làm việc theo đội. Nghề này có thể khiến bạn căng thẳng liên miên nhưng cũng có thể khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa khi cứu được những người gặp nạn và bảo vệ tài sản cho họ.Cùng nghe ông Hoàng Thế Chung nguyên chiến sĩ trong tiểu đội cứu hộ của trung tâm Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Thanh Hóa đã về hưu và hiện là giám đốc Công ty PCCC Thanh Hóa chia sẻ để hiểu thêm về nghề này:
“Tôi rất tự hào, hãnh diện vì mình đã là một người lính cứu hỏa. Nếu cho tôi chọn lại, tôi chũng chọn nghề này: nghề sống chung với lửa, nghề suốt ngày cứ căng mình, thót tim khi nghe một tiếng chuông dài: báo cháy.”Vào nghề
Từ nhỏ tôi đã thích làm công an, chiến sĩ, thích mặc bộ quân phụ mà xanh lá cây đậm. Lần đầu tiên khoác lên mình bộ đồng phục, chính thức mang trên người trách nhiệm của một người lính là khi tôi 26 tuổi. Bộ đồ quá nóng! Nhưng mình không muốn cởi ra. Vì sau mấy năm phấn đấu ước mong nhỏ mới trở thành sự thật – trở thành lính PCCC.
Khi đã vào nghề, cả ngàn lần khoác bộ đồng phục này lên người là bấy nhiêu lần tôi nhắc nhở mình còn công việc, còn trách nhiệm với gia đình mỗi khi nghe tiếng còi xe chữa cháy lại thót tim vì lo lắng cho sự an toàn của tôi.
Một tiếng chuông dài…Một tiếng chuông dài… Tập hợp! Mình đang ngủ nên lớ mớ quơ luôn cái gối chạy quáng quàng lên xe. Mấy anh em thấy vậy cười ngặt nghẽo chọc thằng lính trẻ mới vào nghề. Một người bạn đồng nghiệp an ủi: “Có gì đâu, ai ở đây cũng vậy hết. Nghe hiệu lệnh một cái là dù đang tắm cũng để nguyên xà bông mà chạy”. Dần dần, mình hiểu rằng sống với nghề lính chữa cháy là sống chung với áp lực công việc.Khi không ở ca trực, mỗi chiến sĩ PCCC phải biết tự rèn luyện đạo đức cũng như sức khoẻ. Khi làm việc thì kỷ luật, thận trọng và công tâm. Mỗi hành động, quyết định của bọn mình hoặc có thể dẫn đến hậu quả làm thiệt hại cả tỉ đồng hoặc có thể cứu được sinh mạng của một con người.Cả ngàn lần tôi nghe thấy tiếng chuông tập hợp. Nghe riết tưởng mình sẽ “trơ” ra, sẽ không còn cảm giác với hiệu lệnh: có đám cháy! Nhưng không, cho đến bây giờ tôi cũng còn giật mình khi nghe hồi chuông dài quen thuộc đó vì nó báo hiệu ở một nơi nào đó đang có cháy, nhà cửa, tài sản, sinh mạng nhiều người vẫn trông chờ sự có mặt kịp thời, nhanh chóng của chúng tôi.
Xem thêm: Một Cách Làm Bate – Cách Làm Pate Gan Heo Thơm Ngon & Chuẩn Nhất 2021
Sự sống chết
Nghề này luôn phải đối diện với những tình huống nguy hiểm chết người. Từ những lần như thế mình biết thế nào là giá trị của sự sống-cái chết. Và, hơn thế nào hết mình ý thức được trách nhiệm mỗi khi làm việc.
Cả ngàn lần tôi chứng kiến cái chết trong những đám cháy. Đi qua gần hết đời người, tôi hiểu hơn bao giờ giá trị của sự sống, cái chết, về tình người những khi hoạn nạn. Nó đặt vào tâm tôi hai chữ: Nhân – nghĩa, ông Chung nói.Điểm tựa gia đình
Mẹ khoe với hàng xóm về nghề của con mình. Có ai biết rằng cách đó mấy tháng biết tin mình về đội cứu hộ mẹ khóc quá chừng kêu bỏ nghề vì vừa nguy hiểm vừa… khó kiếm vợ. Nhưng bây giờ mẹ đã hiểu và tự hào với nghề của con trai. Mấy đứa nhỏ cũng thường khoe về anh trai. Bao nhiêu đó cũng đủ cho mình không thể lùi bước trước mọi khó khăn, rủi ro. Bao nhiêu đó cũng để mình có thêm nghị lực ở lại với nghề!Con nhỏ ghi sơ yếu lý lịch. Phần nghề nghiệp của cha, nó đề: công an. Tự dưng tôi thấy tự hào, hãnh diện ghê. Tôi học không cao, đi lính rồi gắn bó với nghề PCCC luôn. Mấy đứa nhỏ đứa nào cũng học hành tới nơi tới chốn, biết thương yêu cha mẹ, gia đình, biết tự hào về nghề nghiệp của cha mẹ. Khi về hưu tôi và con trai mở một công ty nhỏ chuyên cung cấp thiết bị PCCC Thanh Hóa để phần nào được tiếp tục sống với nghề PCCC. Như thế với tôi là đủ. Nếu có chọn lại, tôi cũng chọn nghề này.