Những Câu Nói Hay Về Khẩu Nghiệp Hay Nhất, Ý Nghĩa Nhất, Câu Nói Hay

Bạn đang xem:

*

Con người hiện đại cả ngày đều bận rộn trong nhịp sống vội vã của kỷ nguyên công nghệ, thiếu đi cái tâm nhẫn nại và không đủ định lực kiềm chế cái miệng của mình. Bởi thế mà “nghiệp” chất thành núi cao rồi lại hỏi ông trời “tại sao lại thế này?”.Bạn đang xem: Những câu nói hay về khẩu nghiệp

Hãy quản cái miệng của mình nghiêm khắc một chút. Bởi lời tuy ở ngoài miệng nhưng lại là chiếc gương có thể phản chiếu rất rõ cái tâm sâu thẳm của con người. Mở miệng nói dễ dàng nhưng biết cách ngậm miệng lại càng khó hơn.

 

Lời nói lại là thứ vũ khí có tính sát thương mạnh nhất, âm thầm và dai dẳng nhất. Vậy nên cái miệng không tích đức thì sẽ làm tổn thương người khác. Lời nói cũng như mũi tên đã bay ra rồi lại quay ngược trở lại làm tổn thương chính mình.

 

Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời.

*

Người không để ý tới khẩu đức, chỉ biết nói những lời khiến người khác bị tổn thương sẽ giống như đóng những chiếc đinh lên tường vậy. Đợi đến khi bạn hối hận muốn rút đinh ra thì những hố sâu vẫn vĩnh viễn nằm yên tại đó.

 

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Mỗi người đều cần phải có trách nhiệm về lời mình đã nói ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý.

Đôi khi vì mạnh miệng đã vô tình tạo ra vô số kẻ thù mà không hay biết. Và tốt hơn cả, “tâm nên thiện” để mỗi lời nói ra, dù không rút lại được, cũng không mang tính ác ý hay trù ẻo.

 

Cổ nhân dạy, vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Xem thêm: Phối Cảnh Đường Hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân 2016, Đường Hoa Nguyễn Huệ Xuân Bính Tuất 2016

*

Đừng bao giờ: chuyện không nói có, chuyện có nói không; nói lời ác ý; nói hai lời, người hai mang và nói lời thêu dệt. Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người đấy.

 

Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

 

Độc mồm độc miệng chính là đang tự gieo nghiệp khổ đau cho mình. Vì thế, đừng nói những lời xúc phạm, gây tổn thương suy nghĩ cho người khác, đặc biệt là người thân của mình.

 

Nói lời ác ý, dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tích thêm nghiệp quả cho mình.

 

Mỗi lời nói bất chính tạo khẩu nghiệp từng ngày chồng chất rồi đến lúc cũng phải trả giá. Cho nên, khi nói chuyện không chú ý khẩu đức, không chỉ sống cuộc đời thê lương mà con cháu sau này cũng phải chịu tội thay.

*

Ở đời, tốt nhất không nên đi nói xấu ai khắp mọi nơi, dù họ có làm điều không tốt thật mà không gây hại đến bản thân mình và cộng đồng. Bởi ngậm máu phun người thì tanh mồm mình trước.

 

Nghiệp sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người tạo nghiệp. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường, vậy nên chúng ta cần tu cái miệng ấy lại ngay từ bây giờ.

Xem thêm: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tiếng Anh, Bản Tin Phật Sự Tiếng Anh Tuần 12 Ngày 21/03/2021

 

Lời kết: Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần. Đã sống trên đời thì nên tạo phúc tạo phần, không nên gây nghiệp. Hãy ghi nhớ phần miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất. Học ăn, học nói là học cả đời. Của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại. Người nói lời cao đẹp, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy thanh thản, bình an và ngược lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *