TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Đã là người sống trên đời ai cũng có những bổn phận phải luôn tròn, những nhiệm vụ phải thực hiện và những trách nhiệm phải gách vác. Cha mẹ có bổn phận nuôi dạy con nên người; con cái phải có bổn phận đối với cha mẹ; người thầy giáo có trách nhiệm giáo dục học trò; người công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước; người lãnh đạo có trách nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan, xí nghiệp.v.v…
Tổ chức Gia đình Phật tử đối với người Huynh trưởng thì tinh thần trách nhiệm là vấn đề hết sức tế nhị, mang ý nghĩa sâu sắc vì nó thể hiện tinh thần thiện chí và phẩm chất của người Huynh trưởng trên con đường tu học và phụng sự lý tưởng.
Bạn đang xem: Những câu nói hay về gđpt
I/ Định nghĩa về tinh thần trách nhiệm:
Khi nói về tinh thần trách nhiệm của người Huynh trưởng GĐPT, chúng ta cũng nên hiểu khái quát tinh thần trách nhiệm nói chung là gì ?
a. Tinh thần:
– Tinh thần là những hoạt động hay trạng thái bên trong của con người không thể thấy được như tư tưởng, ý chí, tình cảm.
– Tinh thần là phẩm chất cứng cỏi, cương quyết.
– Tinh thần là ý nghĩa chính của hành động.
b. Trách nhiệm:
– Trách nhiệm là phần việc của mình phải đảm đương lo liệu.
– Trách nhiệm là sự ràng buộc chặt chẽ của một người phải gánh chịu về một lời nói, một việc làm hay một sự việc của chính mình hay của người khác có liên quan.
Trên đây là sự định nghĩa chung về tinh thần trách nhiệm, còn đối với người Huynh trưởng GĐPT thì tinh thần trách nhiệm phải như thế nào ?
Người Huynh trưởng GĐPT là tự giác, tự nguyện dấn thân nhận lãnh vai trò quan trọng, nhiệm vụ cao đẹp và nặng nề là hướng dẫn giáo dục các em theo tinh thần giáo lý của Đạo Phật và tôn chỉ của tổ chức GĐPT.
Là người Huynh trưởng đã khẳng định mình phải hội đủ hai yếu tố căn bản cần thiết là đạo đức và khả năng. Do vậy, ở Trại huấn luyện Huynh trưởng sơ cấp Lộc Uyển trại đầu của người Huynh trưởng đã nêu rõ rằng phải rèn luyện những đức trí đạo đức không thể thiếu và tình thương – hy sinh – kiên nhẫn – trung kiên và cầu học cùng với trách nhiệm nặng nề với bản thân – gia đình – tổ chức – Đạo pháp và xã hội.
Như vậy tự giác, tự nguyện đồng nghĩa là tinh thần trách nhiệm nên ít người có dũng lực để tư nguyện. Mặt khác không đơn giản khi người Huynh trưởng muốn làm tròn bổn phận, thực hiện chu đáo các nhiệm vụ hay nhận lãnh trách nhiệm mà không phải xuất phát từ tình cảm yêu thương trong sáng, không thể không cần trí tuệ, nhận định sáng suốt, tỉnh táo và cần phải có đức kiên trì – nhẫn nhục, sức chịu đựng bền bỉ và ý chí quyết tâm để có thể vượt qua được những khó khăn trở lực xung quanh, nhận lãnh trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ là thực hành châm ngôn BI TRÍ DŨNG, là 3 đức tính căn bản của người Huynh trưởng.
Chính vì coi trọng đạo đức tài năng nên Đức Khổng tử đã nhắc nhở con người khi muốn nhận lãnh chức vụ “Đừng sợ là không có chức vụ, địa vị, chỉ sợ không đủ đạo đức và tài năng để làm đúng chức vụ, địa vị ấy”. Cho nên có thể nói tinh thần trách nhiệm là biểu hiện những yếu tính của người Huynh trưởng hay nói khác là rèn luyện những đức tính cốt yếu của người Huynh trưởng tức là đồng thời un đúc, xây dựng ý thức trách nhiệm để Huynh trưởng có đủ yếu tố khi tự nguyện nhận lãnh vai trò giáo dục và là động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
* Tinh thần trách nhiệm gắn liên với danh dự người Huynh trưởng và uy tín tổ chức:
Qua quá trình phát triển GĐPT, từ ngày thành lập đến nay đã trên 70 năm đã được nhiều người công nhận là một tổ chức có mục đích chính đáng, có đường lối đúng đắn, người Huynh trưởng có lý tưởng cao đẹp, nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề. Nhưng đó mới chỉ là lý thuyết, giá trị của GĐPT và danh dự của người Huynh trưởng hẳn không phải chỉ ở một số danh từ đẹp đẽ, mang tính cách lý tưởng ấy mà phải được chứng minh bằng hành động và biểu hiện thực tế.
Thực hiện được điều ấy chính là trách nhiệm sâu sắc của người Huynh trưởng. Người Huynh trưởng GĐPT là một nhân cách trong sáng thanh cao, mẫu mực từ bên ngoài lẫn bên trong, ở cuộc sống đời thường cũng như trong sinh hoạt của tổ chức, là tấm gương sáng từ trí tuệ đến tâm hồn, từ thể chất đến tinh thần, từ ý nghĩa đến việc làm. Những điều ấy chính là danh dự, nhân phẩm của người Huynh trưởng và uy tín của GĐPT. Nếu ngược lại mất lòng tin, khước từ trách nhiệm là không còn xứng đáng với địa vị vai trò người Huynh trưởng, đã là Huynh trưởng mà thiếu trách nhiệm, lẫn tránh nhiệm vụ, có nghĩa là hữu danh vô thực mà thôi.
Trong kinh Hiền nhân, Đức Phật có dạy chúng ta phải biết hổ thẹn khi không làm tròn nhiệm vụ, dù là vị quốc vương hay là người làm thuê… “…người có 10 việc phải biết hổ thẹn: làm bậc quốc vương mà không hiểu rõ việc chính trị, làm tôi mà không biết lễ nghi, mang ơn mà không lo đền trả, có lỗi mà chẳng biết sửa đổi, người giúp việc mà không làm theo lời chủ sai bảo…”. Cũng chính Kinh Hiền nhân đã dạy về tinh thần trách nhiệm là bằng hành động cụ thể chứ không phải ba học thuyết suông: “Người hay làm hay nói thì đáng, chẳng hay làm chớ nói suông”; “Nhận lãnh trách nhiệm chẳng nên nửa chừng bỏ bê trễ”.
Vậy chỉ có lời nói đi đôi với việc làm mới chứng minh người Huynh trưởng có danh dự và tinh thần trách nhiệm.
Người Huynh trưởng biết đề cao tinh thần trách nhiệm sẽ thấy vinh dự và xứng đáng khi nhận lãnh trách nhiệm. Từ nhận thức đó người Huynh trưởng luôn tỏ ra khiêm tốn, tôn trọng tập thể, biết đặt uy tín của tổ chức lên trên quyền lợi cá nhân, nghĩ đến tương lai của GĐPT mà sẵn sàng nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực uy tín của mình.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Câu Cá Trắm Đen Dịch Vụ, Kinh Nghiệm Cá Nhân Câu Cá Trắm Đen Dịch Vụ
Một Huynh trưởng có ý thức trách nhiệm luôn sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, không hèn nhát đổ lỗi cho người khác, nếu có sai phạm tự thấy hổ thẹn và luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp, không bất mãn, biết phục thiện, nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm sửa đổi để tiến bộ.
Tính hay bất mãn, vô tổ chức, coi nhẹ kỷ luật đoàn thể là chất độc hủy hoài tâm trí người Huynh trưởng bỏ bê trách nhiệm …gián đoạn, đó là điều đáng trách và hổ thẹn cho người Huynh trưởng.
Cũng cần nhận thức thêm một điều sâu sắc và ưu việt của người Huynh trưởng GĐPT tới tinh thần trách nhiệm không hề liên quan gì đến động cơ do chức tước, địa vị hay danh lợi mà chỉ ràng buộc bởi tinh thần tự giác ngộ, nhận thức về phẩm chất đạo đức ý nghĩa chân chính của cuộc sống, như trong tác phẩm “Người Áo Lam” của Lữ Hồ đã viết: “Gia đình Phật tử không phải lâu đài, đó là ngôi nhà tranh dịu mát, một lòng dành cho kẻ có tâm hồn”.
Người Huynh trưởng GĐPT không phải là quan chức, cũng không phải là doanh nhân xông pha trên thương trường vì danh lợi…, người Huynh trưởng là một con người bình thường nhưng dung dị, thân cận với mọi người, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn mà luôn luôn hòa đồng, biết chọn cho mình lý tưởng GĐPT để phụng sự. Vì vậy trách nhiệm người Huynh trưởng là đặc thù, cao đẹp, vẻ vang.
II/ Tinh thần trách nhiệm là động lực thúc đẩy GĐPT tồn tại và phát triển:
Tinh thần trách nhiệm không những chỉ gắn liền với danh dự của người Huynh trưởng mà còn là nguyên nhân sự thành công của GĐPT như trong nội quy Huynh trưởng ở chương III đã ghi ở các điều 11,12,13 và 14 về phần trách nhiệm của từng cấp Huynh trưởng:
– Cấp Tập: Có trách nhiệm về sự thịnh suy của Đoàn và liên đới trách nhiệm với Ban Huynh trưởng về sự thịnh suy của GĐPT cơ sở.
– Cấp Tín: Có trách nhiệm về sự thịnh suy của GĐPT Tỉnh thành.
– Cấp Tấn: Có trách nhiệm về sự thịnh suy của GĐPT Tỉnh thành và liên đới trách nhiệm với Ban Hướng dẫn Phân ban Trung ương về sự thịnh suy của GĐPT Việt Nam.
– Cấp Dũng: Có trách nhiệm về sự thịnh suy của GĐPT Việt Nam.
Như vậy trách nhiệm của từng cấp Huynh trưởng đã nêu rõ, mỗi huynh cấp chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình phải làm từ Đoàn – Gia đình đến Tỉnh thành luôn luôn phát triển vững mạnh.
Như vậy mỗi Huynh trưởng là một thủy thủ trên con tàu GĐPT, là một bộ phận trong bộ máy GĐPT, tuy vị trí có khác nhau, chức vụ, cấp bậc có cao thấp, hoàn cảnh cũng khác nhau nhưng đều có sự điều phối chung, có sự tương quan cần thiết chặt chẽ để sự sinh hoạt của đơn vị được điều hòa phát triển, trong đó điều quan trọng là mọi Huynh trưởng phải hiểu rõ nhiệm vụ, có ý thức kỷ luật tổ chức và hết lòng với trách nhiệm.
Người Huynh trưởng GĐPT phải ý thức rằng cấp bậc càng cao thì trách nhiệm càng lớn, càng nặng nề và chắc chắn sẽ không có hình phạt nào có ý nghĩa sâu sắc hơn là sự ray rứt hổ thẹn lương tâm “không còn mặt mũi để nhìn các em” của một Huynh trưởng có cấp lại không chu toàn nhiệm vụ, thối thác, để cho đơn vị của mình bị lụn bại suy yếu.
III/ Kết luận:
GĐPT là tổ chức giáo dục thanh thiếu đồng niên tin Phật – thành những Phật tử chân chánh – góp phần phụng sự Đạo pháp và xây dựng xã hội.
Với ý nghĩa cao quý đó người Huynh trưởng chúng ta nhận vai trò đào luyện giáo dục với tinh thần tự nguyện và không vụ lợi. Tự nguyện và không vụ lợi không có nghĩa muốn làm thì làm, không thích thì thôi. Một khi đã tự nguyện thì tinh thần trách nhiệm trở thành một yếu tính đặc thù tốt đẹp gắn liền với uy tín, danh dự của người Huynh trưởng. Khi thọ cấp lãnh bậc trước ngôi Tam Bảo các anh chị Huynh trưởng đã đọc lời phát nguyện thì các anh chị phải ghi nhớ và thực hành lời phát nguyện ấy mà làm tròn trách nhiệm của mình đã hứa.
Người Huynh trưởng có trách nhiệm là người luôn toàn tâm, toàn chí phấn đấu trong mọi hoàn cảnh để làm tròn nhiệm vụ, là nhân tố để GĐPT tồn tại phát triển bền vững thực hiện trọn vẹn lý tưởng phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội.