Những Câu Nói Hay Của Sự Minh Niệm :

Phật Pháp nhiệm màu luôn hướng chúng sanh đến cái thiện, làm việc theo tinh thần từ bi của Đạo Phật, sống đúng, sống đẹp, biết yêu thương, tin tưởng, biết cho đi và nhận lại.

Bạn đang xem: Những câu nói hay của sự minh niệm

Thiền sư Viên Minh có những lý giải vô cùng sâu sắc về Phật Đạo. Chính vì vậy những câu nói hay của Thiền Sư Viên Minh là những lời nói chân thành, là cốt lõi sống sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng trong cuộc sống và như tiếp thêm nghị lực để tiếp tục bước đi với lý tưởng của mình.

*

“Thực tế cho thầy thấy một điều hết sức đơn giản là dù lao động quần quật suốt ngày, nhưng nếu chúng ta luôn biết thận trọng, chú tâm và quan sát rõ ràng mọi sự mọi vật thì vẫn có thể sống trọn vẹn với pháp hiện tại – tức sống thuận pháp tùy duyên, như Phật đã dạy. Bởi vì thận trọng chu toàn là giới, chú tâm trọn vẹn là định và quan sát rõ ràng là tuệ”

(Trích “Thư Thầy Trò – Thư số 2” – TT Thích Viên Minh)

8 Câu nói hay của Sư Viên Minh làm thay đổi cuộc đời bạn

1. “Không phải cố gắng vượt qua những bài học đau khổ để loại trừ đau khổ, vì như vậy sẽ căng thẳng. Thực ra đau khổ giúp con người thấy rõ bản chất thật của nó và thấy ra nó xuất phát từ đâu.

Khi con người thấu suốt đau khổ thật sự là gì thì đau có thể vẫn còn nhưng sẽ không còn khổ nữa. Khổ chỉ là thái độ tâm lý của bản ngã thôi…”

2. “Không phải bận tâm sẽ đi về đâu mà cần phải biết rõ đường đi ngay dưới chân mình…”

*

3. “Tu không để hết khổ

Hết khổ lấy gì tu

Thấy khổ tâm không động

Mới chính là công phu…”

4. “Ai cũng có nỗi khổ riêng, nên sớm bớt dầu bớt củi thì lửa sẽ tắt.

Ai chịu thua người ấy thắng vì thắng chính mình mới là chiến thắng cao đẹp nhất.

Người nào chịu được thiệt thòi trên đời, người ấy sẽ sớm được giải thoát…”

*

5. “Ít ai thực sự biết rõ mục đích của mình là đúng hay sai nên luôn phân vân do dự, mà biểu hiện là khi thì nỗ lực, lúc lại nản lòng, tất nhiên thôi!

Nếu mục đích không phải ở cuối con đường mà chính là con đường thì mọi rắc rối trên sẽ không tồn tại…”

*

6. “Chọn lựa gì không quan trọng mà qua chọn lựa đó học được gì để phát huy trí tuệ và đạo đức mới là thiết yếu. Đúng sai, tốt xấu gì thì cũng giúp con thấy ra sự thật.

Tại so phải lo lắng, sợ hãi? Là do con quá cầu toàn thôi. Sống bằng lý trí nhiều quá hay sinh ra phân vân do dự. Con cứ sống, làm việc tự nhiên và nhiệt tình, chỉ cần sáng suốt biết mình là được…”

*

7.* “Vẻ đẹp của cuộc sống không chỉ là lương thiện, mà là thấy ra cả hai mặt thiện ác của cõi trần gian.

Lương thiện và an bình thôi chưa đủ, vì sự vận hành của pháp không phải chỉ có sinh mà cũng cần có khắc.

Xem thêm: Đại Lý Nhựa Chợ Lớn Tphcm – Tìm Nhà Phân Phối Đồ Nhựa Chợ Lớn

Khi con thấy ra hai mặt của cuộc sống thì tâm con mới thanh thịnh…”

8.  “…Pháp vốn tự hoàn hảo

Trong chính sự bất toàn

Khi thấy pháp như thị

Thoát khỏi mọi cực đoan…”

Vài nét tiểu sử về Thiền Sư Viên Minh

*

Hòa thượng Thích Viên Minh

Hòa thượng Viên Minh sinh năm 1944, tại Quảng Trị. Xuất gia và thọ giới Sa di năm 1964; thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam – Kỳ Viên Tự, Quận 3 Sài Gòn.

Từ năm 1965 đến năm 1971: Học Đại Học Vạn Hạnh, đồng thời nghiên cứu các Tông phái Phật giáo, tư tưởng các Tôn giáo và triết học Đông Tây.

Năm 1972: Làm giám học và giảng dạy Trường trung cấp Phật học Phật Bảo, Quận Tân Bình.

*

Năm 1973: Sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā.

Năm 1976: Làm Tổng thư ký Giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách.

Năm 1986: Là trụ trì của Kỳ Viên tự trụ sở trung ương giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam.

Năm 1988: Là trụ trì của chùa Tổ Bửu Long xây dựng cơ sở và đào tạo Tăng Ni tại chùa Tổ.

Năm 1995: Hoà thượng đã giảng ” Thực tại hiện tiền”.

Năm 1998: Sáng lập rừng thiền Viên Không núi Dinh Bà Rịa Vũng Tàu để Tăng Ni Phật tử có chỗ hành thiền.

Năm 2007: Xây dựng bảo tháp Gotama tại ngôi chùa Tổ và mở trang website trungtonghotong để truyền bá Thiền Vipassana và thực hiện các công tác từ thiện xã hội.

Bảo tháp Gotama Cetiya tại Thiền viện Tổ Đình Bửu Long

Năm 2007: Hoà thượng bắt đầu giảng nhiều khoá thiền ở Tổ Đình Bửu Long, Sài-gòn, các Công ty, nhiều hội Phật học, các tôn giáo bạn. Các năm sau đó, Hoà thượng giảng nhiều buổi thiền ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội…

Năm 2009: Chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassana trong và ngoài nước.

*

Từ năm 2002 đến nay: Hòa thượng đảm trách và điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Thiền Phật Học Nam Truyền, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *