Những Câu Nói Hay Của Cổ Nhân Trung Quốc – Hãy Vui Sống

Những Câu Nói Hay Của Cổ Nhân Trung Quốc có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website hayvuisong.com sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Những Câu Nói Hay Của Cổ Nhân Trung Quốc trong bài viết này nhé!

Bạn đang xem video Toàn là gái đẹp hát vọng cổ rất ngọt ngào mê mẩn / CHỊ EM BÙI TRUNG ĐẲNG from YouTube · Duration: 20 minutes 10 seconds được cập nhật từ kênh BÙI TRUNG ĐẲNG CỜ ĐỎ 🚩 từ ngày 8 months ago với mô tả như dưới đây.

Một số thông tin dưới đây về Những Câu Nói Hay Của Cổ Nhân Trung Quốc:

Nhưng ‘ngỗng’ và ‘nhà cửa’ thật ra còn ẩn chứa một lớp nghĩa sâu xa hơn: ngỗng tượng trưng cho tập thể và có thể biết trông coi nhà; còn dựng nhà cửa tượng trưng cho việc tập hợp sức mạnh mọi người mới đạt được mục tiêu, hơn nữa chủ nhân ngôi nhà sau khi hoàn tất xây dựng, còn phải tổ chức tiệc để mời người thân và bạn bè đến chúc mừng. Vì vậy hàm ý của câu nói này là khuyên người ta hướng thiện, hóa giải hiềm khích, không kết thù hận với mọi người.

“Dữ nhân bất hòa, khuyến nhân dưỡng nga, dữ nhân bất mục, khuyến nhân giá ốc”. Câu nói này được trích từ “Tăng quảng hiền văn”. Tuy rằng về mặt chữ nghĩa câu này ám chỉ rằng: Bất hòa với người khác, khuyên người ta nuôi ngỗng; không hài hòa với người khác, thì khuyên họ dựng nhà.

“Ninh khả chính nhi bất túc, bất khả tà nhi hữu dư”. Hai câu này giải thích cho sự chính nghĩa khi đối diện với mọi việc: thà rằng làm một người nghèo khổ nhưng đi con đường đúng đắn, chứ không thể làm một người giàu có mà bất chính.

“Phú nhân tư lai niên, cùng nhân tưởng nhãn tiền”. Câu này nói lên sự khác biệt giữa người có tiền và kẻ khốn cùng: Người giàu có có thể suy xét, vạch kế hoạch tương lai; người nghèo khổ chỉ có thể lo cơm ăn áo mặc trước mắt, chẳng thừa thời gian tâm tưởng và mà nghĩ đến ngày sau.

“Hàn thiên ẩm lãnh thủy, điểm điểm ký tâm đầu”. Trong thời tiết lạnh lẽo mà uống nước lạnh, từng giọt từng giọt đều sẽ khắc sâu trong tâm trí, câu nói bỏ lửng này ám chỉ không thể quên được những khó khăn trắc trở trong quá khứ.

“Kiến giả dị học giả nan, mạc tương dung dị đắc, tiện tác đẳng nhàn khán”. Ba câu này nghĩa là: nếu chỉ đứng bên cạnh nhìn thì sẽ thấy dễ dàng, nhưng tự bản thân đi học hay làm, mới nhận ra rằng trên thực tế là vô cùng khó khăn, vì vậy đối với những thứ có được dễ dàng, đừng vì thế mà rẻ rúng xem thường.

“Nhất khối chuyên đầu thế bất thành tường, nhất căn mộc đầu cái bất thành phòng”. Câu này hàm chỉ mọi thứ tích tiểu thành đại, như vậy có thể tập hợp sức mạnh, tạo ra hiệu quả vô cùng lớn, đạt được mục tiêu. Bởi vì một khối đá không thể gọt đẽo thành bức tường cao, bởi vì một khúc gỗ không thể dựng thành một căn phòng, sức mạnh của đoàn kết thực sự lớn.

Vì vậy kết hợp hai câu nói, đại ý là: cành liễu dù thô ráp hay mỏng manh đều có thể làm ra các dụng cụ, vậy thì đàn ông dù đẹp hay xấu đều giống nhau, đều là một người đàn ông, hà tất phải chê bai dung mạo xấu xí.

Câu đầu tiên là chỉ một dụng cụ mà người xưa đan thành; người xưa thường sử dụng cành liễu, những cành liễu thô ráp, to lớn thường đường sử dụng kết thành gầu xúc, những cành mảnh mai có thể bện thành đấu đựng rượu, vậy nên dù rằng cành liễu to lớn hay mảnh mai, đối với người chế tạo dụng cụ đều như nhau, vì nó đều có thể có chức năng chế tạo thành dụng cụ. Cành liễu thô ráp cũng có thể ám chỉ người đàn ông thô kệch.

“Dụng tâm kế giảo ban ban thác, thối bộ tư lượng sự sự khoan”, ý rằng dụng tâm tính toán đều sai, khi lùi một bước sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn. Khi chúng ta mưu mô tính toán, hay so đo với người khác, thường hay mắc phải sai lầm; nếu như chúng ta biết nhường nhịn lùi một bước để suy nghĩ, xem xét, thì mọi con đường đều trở nên rộng rãi thênh thang.

“Tùng tiền tác quá sự, một hưng nhất tề lai”. Câu này ý chỉ rằng: những chuyện xấu xa, không chính đáng đã làm trước đây, đến khi thất bại mạt vận, thì từng chuyện một sẽ bị xử lý rạch ròi.

Cùng nhau xem sự lĩnh hội của người xưa có những gì, tin rằng, khi đọc xong những đạo lý nhân gian này, chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy như đạt được điều gì đó quý báu.

Những kinh nghiệm tồn tại từ ngàn năm trước được kế thừa cho đến ngày nay, chắc chắn hàm chứa đạo lý mà cổ nhân muốn tất cả mọi người đều được biết tới, cho dù chưa chắc đã thẩm thấu vào tâm bạn, nhưng ít nhất sẽ đem đến cho bạn chút thưởng thức nhỏ nhỏ, hay chút suy ngẫm.

Tinh hoa tư tưởng của cổ nhân thực ra được ẩn giấu trong nhân gian. Bởi vì, nhiều câu chuyện trải qua sự chọn lọc của thời đại, sẽ lưu lại những thứ gần gũi với cuộc sống nhất, phù hợp với kinh nghiệm của nhiều người nhất.

Làm người có những điều không dễ, khi gặp khó khăn hay mâu thuẫn, cần phải xử lý sao mới hợp tình hợp lý, mới không làm tổn hại đến mình và người khác. Sau đây là 10 điều lĩnh hội của cổ nhân đã đúc kết để lại có giá trị sâu sắc về đạo lý làm người.

Bạn đã nằm lòng những câu nói ý nghĩa này chưa? Hãy ghi nhớ để kiếp nhân sinh luôn thuận lợi!

Những câu nói của cổ nhân nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị, hãy đọc và suy ngẫm bạn nhé!

Nếu muốn cuộc sống thuận buồm xuôi gió, trước hết bạn nên hiểu hết những điều này trong đời.

I. Những câu nói của cổ nhân

1. Sách không muốn xem lại càng phải xem

Ban ngày học tập nếu như cảm thấy phiền não bất an, vậy hãy tập trung tĩnh tọa, loại bỏ phiền não. Cũng như đọc sách, dù không muốn cũng nhất định phải xem, nó cũng như là kê thuốc đúng bệnh, cũng là một phương pháp đúng đắn.

Cảm ngộ: Những ưu phiền nông cạn trên bề mặt thường được bắt nguồn từ bản năng tránh khổ tìm sướng của con người. Tuy nhiên khi chúng ta càng muốn cuộc sống thanh nhàn hưởng thụ sự dễ chịu thoải mái thì lại càng không thể trưởng thành, không thể tiến xa hơn, thậm chí càng khiến bản thân thêm phiền toái lo âu.

Vậy nên, người càng muốn an nhàn thoải mái thì lại càng phải vượt lên nghịch cảnh, vượt lên chính mình. Khi chúng ta càng không muốn làm một điều gì đó thì lại càng phải cố gắng đi thực thi, đây cũng chính là sự tôi luyện tâm tính của chính mình

2. Không được có tư tâm

Muốn khắc chế bản thân mình thì nhất định phải loại bỏ tư tâm, một chút cũng không thể để lại. Một khi con người còn tư tâm thì còn ác niệm, còn tư tưởng xấu chế ngự bản thân.

Cảm ngộ: Khắc chế dục vọng bản thân cũng như con người ta đắp đê chặn lũ. Đê phải chắc, thế phải vững, dù một giọt cũng không được rỉ, nếu không sớm muộn cũng có ngày đê thủng, bờ tan, dã tràng xe cát. Con người nếu như còn một chút dục vọng tư tâm thì cũng giống như khoan một lỗ trên đê chống lũ, rất dễ khiến cho nước tràn đê vỡ.

3. Không sợ quỷ ba mắt, chỉ sợ người hai lòng

Quỷ ba mắt rất đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là lòng người khó đoán. Lô cốt đều là bị đánh từ trong đánh ra, đối thủ có mạnh tới đâu cũng không địch lại được sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, sợ là sợ có người hai lòng, bán đứng đồng đội. Lòng người cách một lớp da, da người dày mỏng khó đoán, kết giao bạn bè nhất định phải thận trọng.

Đường dài biết sức ngựa, ngày dài biết lòng người, tình bạn bên nhau lâu dài, cùng nhau trải qua khó khăn vất vả bao giờ cũng đáng tin cậy hơn.

4. Giữa bạn bè: Khiêm nhường, chân thành là điều trọng yếu

Trong mối quan hệ ứng xử bạn bè, khiêm nhường chân thành ắt thọ ích, thu lợi, kỳ kèo so đo, tự đại ắt chịu tổn thương.

Cảm ngộ: Con người thì ai cũng có tư tâm, muốn thu lợi riêng cho mình, coi trọng lợi ích bản thân, khi cho đi đều mong muốn nhận lại. Đây cũng là lẽ thường tình dễ hiểu. Vậy nên trong mối quan hệ bạn bè, khiêm nhường, chân thành chính là nền tảng bền lâu, nó không chỉ giúp mỗi người đều thu được lợi ích mà còn khiến cho đôi bên thêm phần gắn kết, cộng sinh cộng hưởng, lợi ích thêm nhiều.

5. Hối hận chính là liều thuốc tốt nhất của đời người

Hối hận chính là liều thuốc quý để trị bệnh, quý ở chỗ biết sửa đổi. Tuy nhiên nếu như cứ mãi ôm chặt sự hối hận trong lòng thì lại vì thuốc mà sinh bệnh.

Cảm ngộ: Con người đâu phải bậc thánh nhân, sao có thể tránh khỏi sai lầm? Biết sai, sửa sai, quý là ở chỗ biết tỉnh ngộ mà sửa đổi. Vậy nên điều thứ nhất là cần biết tỉnh ngộ, điều thứ hai là cần biết sửa đổi, điều thứ ba là không được mãi ôm giữ sự hối hận trong lòng. Đây cũng chính là quá trình trưởng thành của mỗi người.

6. Cuộc sống bận rộn bất an, tất cả đều do tâm thái truy cầu được – mất tạo thành

Xử lý công việc xuất hiện tình trạng có lúc tốt có lúc không, khiến cho tình cảnh tệ hại. Đây phần nhiều đều do liên quan đến tâm lý đắn đo được và mất tạo thành, trên thực tế là không làm được tốt so với những gì lương tri có thể.

Cảm ngộ: Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người phải xử lý công việc đầu tắt mặt tối, cả ngày chân tay bận bịu, càng vội càng loạn khiến cho sự việc càng làm càng rối. Ngay cả bản thân rơi vào cảnh khốn đốn lúc nào cũng chẳng hay,. Tại sao lại vậy?

Vương Dương Minh từng nói: “Nguyên nhân tất cả những điều này đều chỉ vì tâm coi trọng được – mất quá nặng, chỉ muốn có kết cục tốt, sợ những điều bất hạnh cho nên tự mình đã che đậy mất khả năng vốn dĩ có thể xử lý nó được tốt hơn. Kỳ thực, cuộc sống được – mất đó là lẽ thường tình, sống nếu như có thể đối đãi vạn sự vạn vật một cách tùy kỳ tự nhiên mới là thái độ lý tưởng nhất”.

7. Muốn cười thì phải khóc

Chỉ có niềm vui sau đau khổ mới là niềm vui thực tại, còn như chưa có khóc ắt cũng chẳng có vui. Tuy có đau khổ nhưng lại nhờ đó mà được an vui, mà được vui vẻ.

Cảm ngộ: Ví dụ một người ngày nào cũng ăn sơn hào hải vị, sau một thời gian cũng cảm thấy hương vị bình thường, không còn thơm nữa. Và ngày ngày sống cuộc sống đủ đầy như ăn tết, đến khi tết đến lại chẳng biết cảm giác tết là gì.

Vậy nên làm người thì đừng ngại khổ, bởi đó cũng chính là nền tảng cho sự vui vẻ hạnh phúc mai sau. Cũng như người muốn thành công thì phải trải qua thất bại, muốn nên người thì phải trải đắng cay, người mà không qua rèn giũa thì đâu thể trưởng thành.

8. Chê bai người khác cũng chính là khinh thường tự thân

Dùng lời hạ thấp người khác, đây cũng chính là hành vi ngu xuẩn nhất, nông cạn của kẻ kém hiểu biết. Nếu như bản thân không có sự hiểu biết mà chỉ nói những lời sáo rỗng trên bề mặt thì đây cũng là hành vi tự phỉ báng chính mình.

Cảm ngộ: Kỳ thực hành vi này chính là thể hiện sự hiểu biết nông cạn của bản thân, không nhìn ra bản tính hẹp hòi, không đủ bao dung, đem sức lực đặt không đúng chỗ và để rồi bản thân lại không có thời gian đi cải thiện khuyết điểm của chính mình.

9. Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù

Một người khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó, bức bách, bạn cho họ một đấu gạo, chính là đang giúp họ giải quyết một vấn đề lớn, họ sẽ cảm kích vô bờ. Nhưng, nếu bạn tiếp tục cho họ gạo, họ sẽ cảm thấy đó là đương nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo không đủ, một gánh gạo vẫn khiến họ cảm thấy bạn chỉ là đang cho họ hạt muối bỏ biển.

Cuộc sống rất thường xuyên xảy ra những chuyện như vậy, lần đầu tiên bạn giúp đỡ họ, họ cảm thấy biết ơn bạn, lần thứ hai tâm lý biết ơn của họ nhạt dần, tới lần thứ n, họ sẽ cho rằng những điều bạn làm là đương nhiên, bạn vốn dĩ nên giúp đỡ họ. Thậm chí, khi bạn không giúp họ nữa, họ sẽ cảm thấy bực bội và oán hận bạn.

Vì vậy, lòng tốt của con người cũng cần phải có mức độ. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, chỉ biết ngồi đợi người khác tới giúp đỡ, làm ơn hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn!

10. Trốn tránh sẽ không thể có tiền đồ

Con người cần phải rèn luyện hướng lên trên, trong công việc cần phải dụng tâm mới có thể thu được lợi ích. Làm người nếu như chỉ muốn yên tĩnh, nhẹ nhàng, đến khi gặp việc ắt sẽ hoảng loạn, sau cùng sẽ chẳng thể tiến bộ. Trốn tránh phiền phức chỉ được yên cái yên nhất thời, trên thực tế lại chính là tự dấn thân chỗ nguy hiểm.

Cảm ngộ: Xã hội ngày nay vô cùng phức tạp, cuộc sống ngày một áp lực, vậy nên ắt cần phải kiên cường mạnh mẽ, can đảm đối diện với khó khăn. Có như vậy mới có thể trưởng thành, trốn tránh chỉ làm chúng ta ngày một yếu đuối, vĩnh viễn không thể nào có tiền đồ.

11. Thứ đánh lừa chúng ta, vĩnh viễn đều là dục vọng vật chất

Nếu như không có sự cám dỗ của vật chất, tất cả đều dựa theo lương tri của chúng ta mà phát huy, vậy thì không lúc nào, không ở đâu là xa rời với Đạo. Thế nên bình thường đại đa số đều bị ham muốn vật chất dắt mũi đánh lừa, không thể thuận theo lương tri mà làm.

Cảm ngộ: Vương Dương Minh nói đến lương tri ở đây chính là nói tới “bản tính”. Bản tính lương tri mỗi người đều có, Vương Dương Minh nói cho chúng ta biết một điều: Đại đa số chúng ta không thể giữ vững được lương tri của mình đều là do dục vọng vật chất làm cho mê mờ.

Đặc biệt đối với xã hội ngày nay, khi con người coi trọng cuộc sống vật chất hơn bất kỳ điều gì khác thì tình trạng vì ham muốn cuộc sống vật chất làm cho lương tri bị mê mờ lại càng trở nên nghiêm trọng.

Đưa đò đưa tới bờ bên kia, xây tháp phải xây tới đỉnh

12. Làm bất cứ một việc gì cũng cần kiên trì tới cùng, kiên trì là thắng lợi

Trên thế gian này, phần lớn mọi người sở dĩ thất bại, không phải vì tư chất không đủ, cũng không phải vì vận may không tốt, mà là bởi không kiên trì được tới cuối cùng.

Có một định luật tên là định luật hoa sen, ngày đầu tiên sen chỉ nở một phần nhỏ, ngày thứ hai sẽ nở với tốc độ gấp đôi. Tới ngày thứ 30 nó sẽ nở đầy cả một ao nước. Bạn có biết khi nào hoa sen nở được một nửa không? Rất nhiều người cho rằng là ngày thứ 10, nhưng không phải như vậy, phải tới ngày thứ 29 sen mới nở được một nửa, cho tới ngày cuối cùng, nó sẽ nở nốt nửa phần còn lại. Tốc độ của ngày cuối cùng là nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó. Còn phần lớn mọi người trên thế giới đều dừng ở tại ngày thứ 29, thành công tưởng chừng như rất xa vời, nhưng thực ra, nó lại chỉ cách bạn một bước cuối cùng mà thôi.

13. Làm việc gì chú tâm vào việc đó

Có câu chuyện kể về lão hòa thượng trước và sau khi đắc Đạo:
Một vị hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo ngài làm gì?”.
Lão hòa thượng trả lời: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.
Vị hành giả lại hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.
Lão hòa thượng nói: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Như vậy nghĩa là đã đắc Đạo rồi sao?”.

Hòa thượng già trả lời: “Trước khi đắc Đạo, khi chặt củi thì ta nhớ đến gánh nước, khi gánh nước ta lại nhớ đến nấu cơm. Sau khi đắc Đạo, chặt củi là chặt củi, gánh nước là gánh nước, nấu cơm là nấu cơm thôi”.

Kỳ thực chuyên nhất cũng chính là sự tu dưỡng, người có thể chuyên tâm làm gì nghĩ đó chính là người đang tu dưỡng.

Cuối cùng, đời người chính là không ngừng nỗ lực bằng chính đôi chân của mình, và chỉ có nỗ lực cho đi thì thực sự mới có thể thu về.

14. Từ bi không đi đánh trận, đạo nghĩa không giữ được tiền

Người quá nhân từ, mềm yếu không thích hợp đem binh đánh trận, người trọng nghĩa khí không thích hợp quản lý tiền tài. Chiến trường là nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết, vào thời khắc mấu chốt, không được để sự yếu đuối làm lỡ đại sự. Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ, trong “một giờ” này, người chủ soái nhất định phải cứng rắn và quyết tâm chỉ huy hành sự, tuyệt đối không được để sự từ bi, yếu lòng làm hỏng đại sự.

Tương tự như vậy, người trung nghĩa giao tiếp rộng, có nhiều bạn bè tốt, họ là những người trọng nghĩa khinh tài, luôn hết lòng giúp đỡ người khác, kể cả trong chuyện tiền bạc, một khi giúp được, họ nhất định không từ chối, cũng chính vì vậy mà họ không giữ được tiền bạc, mà cũng giữ không nổi, bởi lẽ họ không quan trọng tiền bạc mà quan trọng là tình nghĩa.

15. Trách kỳ sở nan, tắc kỳ dị giả bất lao nhi chính; Bổ kỳ sở đoản, tắc kỳ trường giả bất công nhi toại”

(Phụ trách cái khó thì cái dễ không mệt nhọc mà thành; Bổ sung chỗ yếu thì chỗ mạnh không tốn công sức cũng thành).

Làm việc cần tập trung trọng điểm và tinh lực vào chỗ khó, chỉ cần giải quyết được chỗ khó thì chỗ dễ dàng đơn giản tự nhiên sẽ được giải quyết. Làm người cần lấy sở trường bù cho sở đoản, chỉ cần giải quyết được những sở đoản của mình thì sở trường tự nhiên sẽ được tăng cường.

Chi tiết thông tin cho Những câu nói hay thời xưa của cổ nhân mang trí tuệ lớn lao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *