Chủ tịch Hồ Chí Minh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn TNCS HCM Tỉnh BD Hội LHTN VN Tỉnh BD Hội Sinh Viên Tỉnh BD Đội TNTP Tỉnh BD Khối CQ Tỉnh Đoàn
Làm cán bộ Đoàn: “Được” nhiều hơn “mất”
TTBD – Trân trọng gửi đến các bạn đoàn viên, thanh niên chia sẻ của anh Hoàng Văn Sửu – Nguyên UVBCH Tỉnh đoàn Bình Dương khóa VIII, IX – Nguyên Trợ lý Thanh niên Bộ CHQS tỉnh Bình Dương.
Bạn đang xem: Những câu nói hay về cán bộ đoàn
>
“Gạo đem vào giã bao đau đớnGạo giã xong rồi trắng tựa bông.Sống ở trên đời người cũng vậyGian nan rèn luyện mới thành công.”(Hồ Chí Minh)
Nói như vậy, không phải ai sinh ra cũng được giã, được trắng và được thành công. Là cán bộ Đoàn, thật tự hào nhưng cũng lắm gian truân!. Và trong cuộc sống muôn hình vạn trạng này, không phải bất cứ ai cũng hiểu được công việc của một cán bộ Đoàn để rồi sẵn lòng thông cảm với những khó khăn.
Nhiều người cho rằng cán bộ Đoàn có “tài” thuyết trình, có năng khiếu văn nghệ, là vận động viên của rất nhiều môn thể dục, thể thao. Nhưng đằng sau sự thành công của một chương trình, một hoạt động có hiệu quả, một phong trào có ý nghĩa thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, tạo được hiệu ứng xã hội là cả một quá trình dày công xây dựng, chuẩn bị mà chỉ những ai đã từng là cán bộ Đoàn mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả. Sự lớn mạnh của tổ chức được đổi bằng chất xám qua ngày đêm trăn trở tìm ra nội dung, giải pháp và bằng cả những giọt mồ hôi, nước mắt. Thường xuyên đi sớm, về khuya và hầu như không có khái niệm nghỉ cuối tuần hay nghỉ lễ, và bánh mì là món ăn quen thuộc trước mỗi lần tổ chức chương trình.
Đối với cán bộ Đoàn cơ sở, luôn luôn là người về sau cùng của cơ quan, tất bật với những công việc không tên, là thành viên của hầu hết các ban chỉ đạo, ban tổ chức các hoạt động, các chương trình, các phong trào của địa phương, đơn vị và luôn luôn phải “xung kích” theo đúng tên gọi mà xã hội đặt lên vai. Ban ngày làm việc chuyên môn, ban đêm với hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm, sinh hoạt chi đoàn; suy tính tìm ra được hoạt động mới, phù hợp với nhu cầu thực tiễn thì lại phải băn khoăn đến kinh phí tổ chức.
… Và cứ thế… thầm lặng cống hiến, thầm lặng nhận về mình những hy sinh mặc cho dòng xoáy của kinh tế thị trường, mặc cho ai đó còn suy nghĩ giản đơn về những công việc của một cán bộ Đoàn… Riêng tôi, thấy vinh dự khi mình cùng tổ chức gánh vác trọng trách của đội quân xung kích luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lại thấy mình cần phải phấn đấu nhiều hơn để xứng đáng với niềm tin của xã hội, của thế hệ. Vì thế, Cán bộ Đoàn luôn mang trong trái tim bầu nhiệt huyết được cống hiến cho sự bình yên và phồn thịnh của quê hương, đất nước; lý tưởng được tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha ông, không quản ngại khó khăn, thử thách, hoàn thành sứ mệnh là đầu tàu gương mẫu để đoàn viên, thanh thiếu niên soi rọi và noi theo. Có thể con đường đi của cán bộ Đoàn thật gian nan và đòi hỏi sự hy sinh, nhưng Cán bộ Đoàn tự hào vì mình đã lựa chọn con đường đi đúng, đó là cống hiến để được trưởng thành; lao động hăng say, vất vả để khẳng định giá trị và thành quả của bản thân. Qua thời gian được cống hiến và rèn luyện, ý chí của cán bộ Đoàn ngày càng được bồi đắp, tin tưởng vào sự thành công của con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ngày càng bền vững.
Nếu có ai đó hỏi tôi “bạn đã từng làm gì, gây cho bạn nhiều kỷ niệm nhất?” thì tôi sẽ tự hào trả lời rằng: “Làm cán bộ Đoàn!”. Bởi lẽ, đối với tôi làm cán bộ đoàn “Được” nhiều hơn “Mất”.
Xem thêm: Top 6 Spa Trị Mụn Ở Phú Nhuận, 7 Spa Trị Mụn Hiệu Quả Nhất Quận Phú Nhuận, Tp
Thực vậy, có lẽ chỉ những ai từng làm cán bộ Đoàn mới cảm nhận được đó chính là niềm vui từ công tác Đoàn. Niềm vui ấy có thể là nụ cười hạnh phúc của những học sinh, gia đình khó khăn, đoàn viên nghèo… khi được tặng học bổng, khi được xây tặng ngôi nhà mới, khi được cho vay vốn thực hiện ước mơ … Hay niềm vui từ tình cảm giản dị mà thấm đượm nghĩa tình của những đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp với nhau, của bà con nhân dân sau mỗi đợt tình nguyện, làm công tác dân vận giúp dân khắc phục hậu quả sau thiên tai, sửa sang lại những làn đường…. Những ngày tháng làm cán bộ Đoàn chính là những ngày tháng đẹp nhất, nếu được chọn lại một hay nhiều lần nữa, tôi vẫn chọn làm cán bộ Đoàn. Tin chắc đây không chỉ là suy nghĩ của riêng tôi, mà là tiếng lòng chung của những ai đã, đang và sẽ làm cán bộ Đoàn, sẽ mãi mãi tự hào khi trả lời ai đó: “Tự hào là người cán bộ Đoàn!”.
Làm cán bộ Đoàn, tham gia công tác Đoàn, Hội thì không thể không có sự đánh đổi, mà chúng ta phải luôn đặt ra câu hỏi: “làm Đoàn, Hội vì điều gì”, “Mất gì và được gì khi làm Đoàn, Hội”?. Từ đó, tự đưa ra câu trả lời cho chính những câu hỏi ấy, để làm động lực, làm bước đệm để phấn đấu, khi xem lại ta thấy “Được” nhiều hơn “Mất” là tất nhiên. Cụ thể: “Mất” thì cũng nhiều: mất thời gian, tiền bạc, bạn bè, tình yêu, sự hồn nhiên… nhưng “được” thì cũng không ít: được làm, được chơi, được học, được biết khả năng chính mình, có được môi trường rèn luyện, có được sự trưởng thành hơn, có được sự năng động mà không phải ai cũng có,…đặc biệt là có được những người đồng đội, có những trải nghiệm…Và lúc nào cái “Được” cũng nhiều hơn cái “Mất”. Nhìn lại, cái mất thì cũng bị mất rồi còn cái được thì được mãi mãi, được trong quá khứ, được trong hiện tại và cả trong tương lai… Là một cán bộ Đoàn, Hội cần phải biết được mình cần phải đánh đổi nhiều điều, nhưng những giá trị nhận được sau này còn có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Với 4 giá trị trong cuộc sống, đó là Gia đình, Sự nghiệp, Bạn bè và Sức khỏe. Hiện nay, các bạn trẻ bây giờ đã không để ý đến, họ sống rất buông thả, không biết rèn luyện sức khỏe, tự mình tàn phá sức khỏe của mình bằng việc ăn uống không điều độ, lướt mạng, lướt Facebook tới 2-3h sáng rồi lại ngủ tới trưa… đó là những thói quen xấu mà các bạn trẻ nói chung và cán bộ Đoàn, Hội nói riêng cần phải ý thức lại cuộc sống của mình, rèn luyện sức khỏe của mình thì mới có sức khỏe học tập và đặc biệt là làm Đoàn, Hội. Lãng phí lớn nhất của đời người là lãng phí sức khỏe. Không có sức khỏe thì sẽ không thể làm nên sự nghiệp, lo cho gia đình…mất đi một giá trị, mất đi một phần cuộc sống là mất đi một sự cân bằng. Đối với môi trường Đoàn, Hội, đây là môi trường đem lại cho chúng ta những người bạn, những người đồng đội đúng nghĩa, sẵn sàng chia sẻ với mình mọi thứ, cùng làm với mình đến cùng…Chúng ta cần phải học tập Bác Hồ về việc rèn luyện sức khỏe, về đức tính tốt đẹp của Bác, quan tâm về gia đình, xã hội, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp… Đoàn, Hội là môi trường để bản thân mỗi người tự mình rèn luyện, tuy gian nan, vất vả nhưng giá trị mang lại thì thì vô cùng tận mà thông qua việc làm ta có thể cảm nhận được tất cả.
Sự thành công, đó không phải là được làm lãnh đạo, chỉ huy hay giám đốc mà “Thành công là hạnh phúc với mục tiêu mình đặt ra và mọi người đều công nhận điều đó”. Muốn có được sự thành công thì trước tiên phải biết quản lý cuộc đời. Bản thân mỗi người phải trả lời được câu hỏi: “Tôi là ai?” và “Mục tiêu của tôi là gì?”. Từ đó mới có kế hoạch cho bản thân. Đối với cán bộ Đoàn, Hội, cần phải cân bằng giữa việc làm Đoàn, Hội và cuộc sống của mình và phải biết quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Cách quản lý thời gian hiệu quả theo phương pháp theo mức độ “khẩn cấp” và mức độ “quan trọng” là hết sức cần thiết.
Là một người cán bộ đoàn thì thử thách đặt ra là làm thế nào để được đoàn viên tôn trọng? Trước hết công việc của mình và những phương pháp để là một người cán bộ gương mẫu. Đó là đầu tiên phải làm gương, lắng nghe đoàn viên, gần gũi với đoàn viên, phê bình và khen thưởng đúng cách… Qua đó, mình đã hình dung ra được những điều nên làm và không nên làm để đem lại lợi ích cho đoàn viên và nhận được sự tôn trọng của đoàn viên dành cho mình. Đặc biệt nên tránh những điều như lời nói không đi đôi với việc làm, bảo thủ, thành kiến với khuyết điểm của người khác, kiêu ngạo và tự phụ…, đồng thời đưa ra những phương pháp học hiệu quả và những kỹ năng mềm trong cuộc sống.
Tóm lại “Mỗi người đều đi qua những chặng đường khác nhau trong cuộc sống và bạn muốn mỗi chặng đường đi qua có dấu chân riêng của mình thì bạn phải bỏ qua những suy nghĩ bình thường, phải có một trái tim chân thành, một tư duy đột phá và không quên phấn đấu, nổ lực hết mình.” Và hãy tự hào rằng “Tôi đã, đang và từng là cán bộ Đoàn – Hội”./.
Hoàng Văn Sửu – Nguyên UVBCH Tỉnh đoàn Bình Dương khóa VIII, IX – Nguyên Trợ lý Thanh niên Bộ CHQS tỉnh Bình Dương