Nếu nhắc đến cha đẻ của nền văn học hiện thực Trung Hoa ở những năm đầu thế kỉ XX, chắc hẳn không thể không nhắc đến Lỗ Tấn. Ông chính là người khởi nguồn cho sự đổi mới hình thức thể loại truyện ngắn và phát triển thể loại tạp văn. Đồng thời, cũng chính là người soi sáng con đường dân tộc Trung Quốc.
Tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn
Lỗ Tấn (1881-1936), tên thật là Chu Chương Thọ, sinh ra tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút, cha ông là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài nhưng bị bệnh mất sớm. Mẹ ông là Lỗ Thụy, từ nhỏ bà kể cho ông nghe rất nhiều những câu chuyện dân gian, nhờ đó một phần ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn chương của ông sau này.
Bút danh Lỗ Tấn được ghép từ họ mẹ “Lỗ”và chữ “Tấn” trong chữ “tấn hành” (nghĩa là tiến nhanh lên). Do lúc nhỏ ông thường đi học muộn, bị thầy giáo phê bình, để tự nhắc nhở mình cần khẩn trương hơn, ông khắc lên bàn hai chữ tấn hành; sau này để nhớ mãi kỉ niệm đó và cũng để mình phải nhanh lên, vì thế, sau này ông lấy bút danh Lỗ Tấn.
Năm 1899 ông theo học wor trường đào tạo nhân viên hàng hải tại Nam Kinh. Năm 1991 ông thi vào trường đào tạo kỹ sư mỏ địa chất. Mộ năm sau, ông sang Nhật du học, ông tham gia Quang Phục Hội, một tổ chức chính trị của người Hoa, từ đó bắt đầu bước vào con đường cách mạng.
Tại đây, ông chứng kiến cảnh nhiều người nghèo bị bệnh không có thuốc chữa trị, ông lại nhớ đến cha ông, chết vì những phương thuốc lạc hậu. Vì thế, ông đã theo học nghề y với hy vọng tìm ra những phương thuốc chữa bệnh, đồng thời phơi bày những trò lừa bịp cho những con bệnh thiếu hiểu biết.
Nhưng trong một lần xem phim thời sự, Lỗ Tấn thấy cảnh một người Trung Hoac bị quân Nhật xử chém, xung quanh bao nhiêu người đứng xem, ai nấy thân thể khỏe mạnh còn vẻ mặt thì đần độn. Từ đó thấy rằng học thuốc không còn quan trọng vì dù thân thể có khoẻ mạnh, cường tráng nhưng ngu muội, hèn nhát cũng không làm được gì. Cho nên điều đầu tiên phải biến đổi tinh thần họ. Vì thế, ông quyết định theo nghề viết văn để thức tỉnh đồng bào dân tộc.
Những năm ba mươi của thế kỉ 20, ông từng được đề cử làm ứng viên giải thưởng Nô-ben về văn học nhưng Lỗ Tấn từ chối và nói rằng: “Nếu lấy tiền thưởng rồi không viết được gì hay hơn thì thật xấu hổ; chi bằng cứ sống nghèo khổ không tiếng tăm gì nhưng nhàn tâm mà hơn”
Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà giáo dục lớn. Tư tưởng giáo dục quan trọng nhất của Lỗ Tấn là vấn đề lập nhân- xây dựng và đào tạo con người.
Sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn
Cho đến tận bây giờ, nhắc đến Lỗ Tấn, người ta vẫn nhớ đến một biểu tượng của văn học Cách mạng Trung Quốc. Ông đã dùng chính ngòi bút của mình để dầy lùi căn bệnh thời đại. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến đó chính là tập Nhật kí người điên xuất bản năm 1918, đó chính là phát đạn công phá hiệu quả vào thành trì của xã hội cũ. Tiếp đến, ông cho in nhiều truyện ngắn xuất sắc khác như Gào thét, (1922) Bàng hoàng (1925), AQ chính truyện (1921), Thuốc…
Chủ đề nổi bật trong sáng tác của Lỗ Tấn: chọn đề tài từ cuộc sống của những người bất hạnh trong xã hội với bệnh tật, hay những nghịch lý ghê sợ của dân tộc mình lúc bấy giờ. Đó là một không gian u mê tăm tối giống như thời cổ đại. Quan hệ giữa con người với con người chỉ là vì lợi ích. Chú bán cháu lấy tiền thưởng, người làng vì ngu muội mà uống cả máu nhau…
Ông từng so sánh niềm hy vọng giống như mặt đất: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thành đường thôi”. Với hy vọng một ngày nào đó, con người có thể đi đến những khát vọng tốt đẹp, tươi sáng hơn. Không còn cảnh cùng cực, chết chóc vì bệnh tật, tranh giành nhau chỉ vì lợi ích trước mắt.
Người ta vẫn nói Lỗ Tấn là nhà văn, nhà cách mạng vì đại của nhân dân Trung Hoa, nhưng có lẽ tầm ảnh hưởng của ông đã lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Những lối sai mà người dân Trung Hoa từng trải qua cũng chính là những gì mà người dân mình từng đi theo vết xe đổ ấy. Chính vì thế, những trang sách của Lỗ Tấn giúp chúng ta thức tỉnh rất nhiều điều.
Bác Hồ thời trẻ cũng rất thích đọc tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn. Vì ở đây không chỉ sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ, mà còn là sự gặp gỡ lí tưởng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc – Quách Mạc Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn.” Câu nói này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của nhà văn Lỗ Tấn đối với văn hóa, văn nghệ Trung Quốc.
Xem thêm: Sô lô khốp là ai?
Những câu nói hay của Lỗ Tấn
- Trên mặt đất vốn không có đường, người đi nhiều thì thành đường.
- Đường là do con người giẫm nát chỗ chông gai mà tạo ra.
- Người chết chỉ chết thật khi họ chết trong lòng người sống.
- Những người thấy buồn chán trong ngày nghỉ, chẳng qua vì họ chưa làm hết sức trong ngày làm việc.
- Từ trong suối chảy ra là nước, từ trong huyết quản chảy ra là máu.
- Tôi cũng giống như con bò… ăn vào toàn là cỏ nhưng vắt ra là sữa.
- Bi kịch trình bày sự mất đi của cái nên có; hài kịch trình bày sự mất đi của cái không nên có.
- Dùng con mắt hạt đậu để đo núi Thái Sơn thì núi Thái Sơn cũng chỉ bé bằng hạt đậu.
Lỗ Tấn là một trong những nhà văn Trung Quốc được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam.
Bài viết liên quan:
5/5 – (2 bình chọn)