Mụn bọc (hay còn gọi là mụn mủ) là tình trạng mụn trứng cá nặng, kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của làn da.
Mụn bọc là tình trạng cần xử lí sớm. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần đến sự tư vấn của bác sĩ Da liễu.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh chóng chưa thể đến bệnh viện, phòng khám, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video.
Mụn bọc là mụn như thế nào?
Mụn bọc là tình trạng mụn trứng cá viêm nặng, kích thước mụn lớn, thường chứa nhiều mủ bên trong gây sưng tấy, đau nhức. Mụn bọc xảy ra khi sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da. Sau khi điều trị, mụn bọc có thể để lại những vết sẹo lõm.
Cách phân biệt mụn bọc với các loại mụn khác:
- Viêm, sưng đỏ trên bề mặt da
- Mụn có kích thước lớn
- Mụn không thấy đầu
- Mụn sưng đau, mụn bọc ở cằm, mũi, ngực, cổ, lưng, má,…
Mụn bọc có thể nhần lẫm với mụn nang và u nang tuyến bã nhờn. Vì vậy, cần phải phân biệt các loại mụn với nhau để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn nang thường mềm hơn mụn bọc do chứa nhiều mủ bên trong. Mụn nang khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng. Ngược lại, mụn bọc khá cứng và đỏ, có thể tồn tại trên da nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
U nang tuyến bã nhờ chó thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như: Nốt sần trên mặt, không có nhân mụn, không sưng viêm gây đau, tồn tại vĩnh viễn trên da.
Nguyên nhân gây ra mụn bọc
Một số nguyên nhân chính gây ra mụn bọc:
- Bít tắc lỗ chân lông do tế bào chết và sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông
- Rối loạn hormone ở tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú, rối loạn kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai,… khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông
- Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên, kéo dài khiến làn da xuất hiện mụn bọc, mụn viêm, làn da lão hóa, sần sùi và thiếu sức sống
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, sức đề kháng kém đi, quá trình tái tạo da bị xáo trộn, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều gây ra mụn bọc
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều đồ cay nóng, nhiều giàu mỡ, đồ uống có ga, cồn tác động xấu đến nội tạng, đặc biệt là gan gây ra mụn bọc
- Mỹ phẩm, thuốc có thể gây ra mụn bọc, đặc biệt là các chế phẩm gốc dầu mỡ, xà phòng, chất làm se da
Khám, điều trị mụn bọc với bác sĩ Da liễu
Mụn bọc là tình trạng khó điều trị vì mụn nằm sâu dưới da, khó thấy đầu, nhân mụn. Mụn bọc khiến khu vực lỗ chân lông bị mụn viêm nhiễm nặng, hình thành ổ khuẩn sâu và rất dễ bị tổn thương khi chạm tay hoặc nặn mụn sai cách.
Nhân mụn bọc vỡ ra thường gây đau đớn, có thể gây viêm nhiễm các khu vực lân cận, để lại vết thâm lâu dài và khó điều trị về sau. Vì vậy, bạn không nên tự ý xử lý mụn bọc để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng da.
Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ bị mụn bọc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu để có cách điều trị và chăm sóc tại nhà phù hợp với tình trạng da. Điều trị mụn bọc cần kết hợp nhiều phương pháp (Nặn mụn, dùng thuốc uống, dược mỹ phẩm,…).
Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị.
Với từng trường hợp, bác sĩ Da liễu có thể tư vấn cho bệnh nhân các loại thuốc điều trị phù hợp.
- Thuốc bôi ngoài da: Retinoid, Benzoyl peroxide, Salicylic acid, thuốc kháng sinh tại chỗ (erythromycin, dapsone, clindamycin, sulfacetamide)
- Thuốc kháng sinh đường uống (Doxycycline và minocycline) làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày hoặc nấm âm đạo ở phụ nữ
- Isotretinoin thường được sử dụng trong trường hợp mụn trứng cá nặng. Mặc dù có tác dụng tích cực, thuốc uống Isotretinoin có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên tham khảo và làm đúng theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân lưu ý, thuốc điều trị mụn bọc, mụn viêm nên có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc và sử dụng theo “kinh nghiệm” của người khác vì thuốc có nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Trong trường hợp chưa thuận tiện đi khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám, bạn có thể lựa chọn khám, tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa để kịp thời xử lý, tránh để mụn nặng, lan rộng gây mất thẩm mỹ và khó điều trị hơn.
Nếu cần khám, tư vấn mụn bọc với bác sĩ Da liễu từ xa, bạn có thể tham khảo thông tin bác sĩ và đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Isotretinoin có tác dụng khi điều trị mụn nghiêm trọng – Ảnh: hellobacsi
Cách trị mụn bọc tại nhà
Để việc điều trị mụn bọc đạt hiệu quả cao hơn, cần kết hợp giữa hài hòa giữa việc dùng thuốc và chăm sóc da mụn bọc tại nhà.
Chăm sóc da mụn bọc tại nhà đúng cách
Làm sạch da
Vệ sinh da mặt sạch sẽ là bước vô cùng quan trọng. Sau một ngày dài, da phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Làm sạch da giúp da loại bỏ khói bụi, dầu thừa trên da – nguyên nhân chính gây bít tắc lỗ chân lông.
Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch như nước tẩy trang, gel rửa mặt vì rửa mặt bằng nước thôi là không đủ.
Không tự ý nặn mụn
Mụn bọc ở mũi, ở trán hoặc các vị trí dễ thấy thường khiến cho người bệnh tự ti, lo lắng, thường xuyên soi gương và sờ tay lên mụn, nặn mụn.
Tuy nhiên, nặn mụn là cách trị mụn hoàn toàn sai lầm. Nặn mụn không đúng cách có thể có thể khiến nốt mụn bị chai, thâm hoặc viêm nhiễm nặng hơn.
Bạn nên đợi đến khi mụn khô còi, nổi nhân mụn trắng và dễ dàng lấy ra hoặc đến những địa chỉ uy tín về chăm sóc và điều trị bệnh da liễu để các chuyên viên hỗ trợ nặn mụn, hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
Ngoài ra, việc thường xuyên sờ tay lên mặt cũng có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn do tay có nhiều vi khuẩn, khiến mụn viêm nặng và lâu lành.
Tẩy tế bào chết định kì
Tẩy da chết thường xuyên giúp loại bỏ tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, giảm nguy cơ gây mụn.
Da có mụn bọc nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Bạn nên tẩy da chết đều đặn 1 – 2 lần/tuần, không nên tẩy da chết quá nhiều, quá mạnh khiến da bị tổn thương.
Dưỡng ẩm và chống nắng cho da
Nhiều người lo sợ việc sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng có thể gây nhờn rít, bí da, bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Khi da không giữ được độ ẩm cần thiết, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để duy trì độ ẩm cho da, khiến lỗ chân lông bít tắc nhiều hơn.
Không sử dụng kem chống nắng khiến da chịu nhiều tổn thương do tia UV, da bị mất đi collagen và elastin gây nám, tàn nhang, lão hóa nhanh, mụn trở nên thâm, cứng và khó điều trị hơn.
Vì vậy, thay vì không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và chống nắng thì nên dùng những sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn điều trị mụn bọc từ sâu bên trong.
- Hạn chế uống sữa, các thực phẩm chứa nhiều đường
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
- Bổ sung đồ ăn nhiều chất kẽm (đậu, thịt bò),vitamin A (khoai lang, cà rốt),chất xơ (rau củ quả),thực phẩm hỗ trợ thải độc gan (rau họ cải, hoa quả, rau xanh)
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, stress
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng và khả năng tuần hoàn cho da.
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng tuần hoàn cho da – Ảnh: Pixabay
BookingCare – Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để bệnh nhân thuận tiện hơn khi có nhu cầu khám chữa bệnh Da liễu.