Tiếp theo…
Nhà thơ Chế Lan Viên (cực thích bác này ^^). Nhà thơ điên loạn trước Cách mạng.
“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Mang chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”
Chế Lan Viên là nhà thơ cực thích mùa thu và cũng rất ghét mùa xuân.
“Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang”.
.
Thơ trước 45 thì toàn sầu não thôi, nên khi buồn đọc thơ Chế Lan Viên cực thích
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.”
(Những sợi tơ lòng)
“Có ai không nắm giùm tay ta lại!
Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi !
Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi.
Đầy hơi thịt, yêu ma cùng sắp chết”
(Tiết trinh).
Quá bi quan, mơ hồ tưởng chừng như điên loạn về cuộc đời.
.
Nhưng sau Cách mạng tháng Tám thì lại khác, hơi hướng thơ khác hơn chính nhờ cái tư tưởng cũng khác hơn trước CM rất nhiều
“Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng.
Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi!”
“Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được”.
(Hoài Thanh).
“Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”.
(Chế Lan Viên).
“Vấn đề Đất đặt ra trước Hoa hồng. Vấn đề Sống đặt ra trước vấn đề Nghệ thuật, tác phẩm… Sống trước đã. Sống trong quần chúng và cùng quần chúng. Sống với ý thức làm người (và để làm văn). Chỉ sống như thế thì khi viết ra mới không là nghiêng bình rượu riêng, rót chén rượu riêng, nhấm nháp cuộc đời riêng của mình ngọt ngào hay chua xót, mà chính là đổ dầu vào guồng máy lớn, chuyển vần những sức sống chung, dựng xây vào cuộc sống chung”
(Bài “Sống và viết”, tập III – Chế Lan Viên).
“Tôi có cảm tưởng, đối với Chế Lan Viên, viết một bài văn là làm một cuộc giao chiến với nhiều địch thủ vô hình. Phải khôn ngoan, nhanh trí, giương Đông kích Tây, tả xung hữu đột và phải kín võ… Tất nhiên, không phải chiến đấu bằng tay chân, bằng gươm giáo, mà bằng trí tuệ, bằng lý lẽ, lý sự.”
“Văn hay thơ Chế Lan Viên cũng vậy, từ trang này đến trang khác, như ném ra liên tiếp những lí lẽ sắc sảo. Phải lấy lý mà át đối phương, dồn đối phương và thế bí”.
(Nguyễn Đăng Mạnh).
“Người Trung Quốc xưa đánh giá thơ nào thâm, nào châm, nào viên, nào cao, nào tân, nhiều thứ lắm. Tân là “mới”. Nhưng sau tân lại còn tân của tân nữa, đó là kỳ (lạ)”.
(Chế Lan Viên).
“Chế Lan Viên đã có một phong cách thơ đa dạng. Mạch tình cảm trong thơ anh đằm thắm, thiết tha. Những bài thơ viết về vẻ đẹp của đất nước, của nhân dân, tình đời, tình người thường sâu lắng yêu thương. Nhưng trội lên trong thơ Chế Lan Viên vẫn là chất suy tưởng.”
(Hà Minh Đức).
“…Có thể nói Chế Lan Viên là một thứ biên niên thơ của một người nhưng cũng là biên niên thơ của Tổ quốc kể từ khi dân tộc nằm dưới cái thung lũng đau thương và ngoi lên từ đó mà bước tới cánh đồng hoan lạc.”
(Nhà văn Anh Đức).
Và những bài thơ của ông thì tuyệt vời 😡
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
(Chế Lan Viên – “Tiếng hát con tàu”).