Ngồi thiền đúng cách và những điều bạn cần biết về ngồi thiền

Ngồi thiền có vẻ là một cụm từ không còn xa lạ đối với chúng ta. Ngồi thiền thường được áp dụng bởi những người lớn tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi ích của ngồi thiền đã được biết đến phổ biến nên các bạn trẻ cũng thi nhau học ngồi thiền. Vậy ngồi thiền như thế nào là đúng cách và những lưu ý nào trong quá trình học ngồi thiền? 

Thiền là gì? 

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, định nghĩa về “thiền”cũng khác nhau. Nhưng chung quy lại, thiền là phương pháp thực hành giúp luyện tập về tâm, suy nghĩ và giải tỏa những nỗi muộn phiền trong cuộc sống. Đây là một phương pháp “tinh khiết, không bụi trần” khi để cho tâm trí của chúng ta tập trung vào hư không, xuôi theo dòng chảy loại bỏ ý thức của mình trong một khoảng thời gian. 

Trong yoga, thiền có một tên gọi khác chính là Dhyana. Từ này có nghĩa là “dòng chảy tâm của tâm trí”. 

Hay trong một lĩnh vực khác, thiền là một hành động giúp cơ thể được thư giãn, tịnh tâm và rèn luyện thói quen giữ tinh thần bình tĩnh khi gặp bất kỳ khó khăn hay chuyện không vui trong cuộc sống. Lúc thiền, hệ thần kinh và tất cả các bộ phận trong cơ thể đều được thư giãn và nghỉ ngơi. Do đó, thiền ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. 

Lợi ích của việc ngồi thiền đối với chúng ta

Giảm lo âu stress 

Thiền sẽ làm trạng thái cơ thể được thả lỏng, xua tan đi cảm giác mệt mỏi. Tâm trí chúng ta cũng không còn suy nghĩ quá nhiều về những áp lực trong công việc, đời sống. Không những vậy, đôi khi thiền sẽ giúp bạn giải quyết ra những vấn đề nan giải đang gặp phải nhờ vào hệ thần kinh được nới lỏng và minh mẫn hơn. 

Có thể nói, thời gian ngồi thiền, bạn sẽ cảm nhận được sự thông suốt về tất cả mọi chuyện đang gặp phải. Lúc này, bản thân bạn sẽ vô tình quên đi sự căng thẳng, mệt mỏi và nâng tâm trạng của mình lên rất nhiều. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều bạn nghĩ rằng thiền sẽ không liên quan gì đến hệ miễn dịch của chúng ta cả. Tuy nhiên. Nguyên nhân chính gây nên suy yếu hệ miễn dịch chính là ăn thẳng và lo âu. Do đó, thiền vốn dĩ giúp bạn giảm tải stress, do đó hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ ngày càng khỏe mạnh. 

Thiền giúp trẻ hóa não bộ và nhan sắc

Theo ý kiến của các nhà khoa học. Thiền khiên tâm trạng chúng ta tốt lên. Đồng thời, thiền sẽ giúp não bộ được làm lành nhanh chóng sau những tổn thương. Bên cạnh đó, thiền còn ngăn cản các yếu tốt xấu thể hiện ra ngoài cơ thể, trên da hay trong não của chúng ta. Điều này sẽ gây ức chế các tế bào gây hại, lão hóa và giúp cơ thể trẻ trung từ trong ra ngoài. 

Cải thiện trí nhớ

Thiền giúp chúng ta tập trung và rèn luyện thói quen giữ bình tình. Ngoài ra, thiền còn giúp tăng trí nhớ thông qua não bộ được phát triển và chăm sóc đặc biệt khi thiền. Trên thực tế không một căn cứ nào chứng minh và hiểu thiền tác động đến trí nhớ của chúng ta như thế nào. 

Nhưng thực tế, những người có thói quen thiền đúng cách thường minh mẫn, có cách suy luận và trí nhớ tốt hơn những người khác. 

Đồng thời, thiền còn giúp bạn điều chỉnh được hơi thở, nhịp tim và suy nghĩ của bản thân mình. Những điều này tác động rất lớn đến hệ thần kinh và não bộ. 

Thiền giúp cải thiện một số bệnh lý và giảm đau

Việc kiểm soát hơi thở và sự tập trung của mình trong lúc ngồi thiền sẽ giúp cơ thể cải thiện hơn thông qua hiện tượng cơ được thả lỏng. Điều này sẽ ngăn cản một số bệnh lý thông thường liên quan các bộ phận trên cơ thể và đặc biệt các hiện tượng như căng cơ, chuột rút ở cơ bắp. 

Điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp

Có thể dễ dàng thấy được nguyên nhân khiến huyết áp và hệ hô hấp của bạn tốt hơn khi ngồi thiền đúng không? Bởi lẽ thiền sẽ tạo cho bạn thói quen kiểm soát mọi thứ. 

Ngủ sâu và ngon giấc

Khi tất cả vấn đề đều được giải quyết thông qua ngồi thiền. Stress cũng được xua tan, các nút thắt đã được tháo gỡ. Bạn sẽ thanh thản và ngủ một giấc thật sâu, thật ngon là điều dễ hiểu. 

Hướng dẫn ngồi thiền chuẩn cho người mới bắt đầu 

Thời gian tốt nhất để ngồi thiền

Thời gian tốt nhất để bạn ngồi thiền là buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là 2 thời điểm não bộ tập trung rất cao. 

Các bước tiến hành ngồi thiền

Thiền không đơn giản và ngồi xuống, nhắm mắt và suy nghĩ về cuộc đời. Nếu vậy, ai ai cũng có thể thiền và cải thiện sức khỏe của mình. 

Thiền đòi hỏi người thực hiện phải xác định rõ mục tiêu và tâm tịnh. Đồng thời, biết tập trung suy nghĩ của mình. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy thử thách bản thân ngồi thiền với hướng dẫn ngay dưới đây.

Bước 1: Chọn tư thế ngồi thiền phù hợp

Có rất nhiều tư thế ngồi thiền. Nhưng tốt nhất, bạn hãy chọn tư thế khiến bạn thoải mái và không bị mỏi trong thời gian dài. 

Bước 2: Đặt đồng hồ báo thức

Hãy đặt đồng hồ với khoảng thời gian mà bạn muốn tập. Nên cố định thời gian để cơ thể làm quen với việc ngồi thiền. Trong thời gian đầu, đừng áp lực hay tham lam mà cố gắng hoàn hảo mọi thứ trong thời gian dài. Hãy bắt đầu thiền từ 5 – 10 phút và kéo dài thời gian này sau khi bạn đã biết cách ngồi thiền chuẩn. 

Bước 3: Điều chỉnh dáng ngồi thiền

Dựng thẳng lưng, cằm hơi chếch về phía dưới. Mắt có thể mở hoặc nhắm tùy vào thói quen từng người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nên nhắm mắt vì điều này sẽ giúp bạn không bị xao nhoãng bởi những điều nhìn thấy xung quan. Vai thả lỏng và ngực đẩy ra phía trước để lồng ngực được nở rộng. 

Lưu ý không khom người hay vai đưa về phía trước quá nhiều. Điều này sẽ tạo thói quen ở vai và khiến cơ thể bạn không được cân đối. 

Bước 4: Khép miệng và thở bằng mũi 

Khi thiền, nên thở bằng mũi thay vì bằng miệng và cơ hàm của bạn cảm thấy thoải mái dù thở bằng mũi. Đừng nghiến răng hay xiết chặt quai hàm. Hãy thoải mái và thở theo từng nhịp như bình thường. 

Bước 5: Tập trung vào hơi thở và nhịp thở

Có vẻ, hơi thở chính là cốt lõi của phương pháp thiền. Dẹp bỏ những suy nghĩ đời thường, không áp lực, không suy nghĩ về các vấn đề khác. Hãy hoàn toàn tập trung vào hơi thở của mình một cách tích cực. Bạn sẽ dần dần cảm thấy rằng trong đầu mình sẽ không còn chứa đựng gì nữa. Âm thanh bạn nghe được chính là hơi thở của chính bạn. 

Hãy tận hưởng âm thanh của hơi thở và bỏ qua tất cả những âm thanh khác ngoài môi trường. Chỉ có vậy, tâm trí bạn mới thật sự thanh thản và cơ thể được giải tỏa, thư giãn hoàn toàn.

Bước 6: Kết thúc thiền định khi chuông đồng hồ reo

Hãy ngưng thiền khi chuông báo thức reo. Bạn có thể kéo dài thời gian báo thức nếu muốn. 

Khi kết thúc, hãy mở mắt và đứng dậy một cách nhẹ nhàng. Kéo dãn cơ bằng một vài động tác thể dục cơ bản. Mang nhận thức trở lại và bắt đầu những công việc sắp tới. 

Những lưu ý trong việc ngồi thiền

Ngồi thiền thật sự không đơn giản, để hoàn thành tốt ngồi thiền, ngoài những bước trên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không tập trung vào tính toán hơi thở của bạn. Vì điều này sẽ khiến tâm trí bạn bị lan mang. Và khó có thể tập trung lại được. 

  • Không khắt khe với bản thân và cố gắng tập trung cao độ khi thiền. Bởi khi bạn cố gắng, tâm trí của bạn chỉ nghĩ đến làm thế nào để cố gắng và điều này đã khiến não bộ hoạt động. Đi ngược lại với lợi ích của ngồi thiền. 

  • Không căng thẳng, lo âu khi ngồi thiền. 

  • Ngồi thiền là một quá trình dài để đạt đến việc ngồi thiền đúng nhất. Do đó đừng nóng vội. Nóng vội là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung. 

  • Ngồi đúng tư thế khi ngồi thiền. 

  • Lựa chọn nơi ngồi thiền yên tĩnh, không bị làm phiền bởi người khác. Chuẩn bị ân thanh không lời, nhẹ nhàng càng tốt. Hoặc có thể nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng suối… 

  • Chuẩn bị sẵn một chiếc nệm ngồi để giúp tư thế ngồi thiền thoải mái hơn. 

  • Mặc áo quần thoải mái.

Sẽ như thế nào nếu ngồi thiền sai cách?

Không thể phủ nhận thiền rất tốt cho chúng ta. Nhưng việc thiền không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:

Mất hứng thú làm việc

Theo nghiên cứu, thiền sai cấp sẽ khiến bạn chán nản và dễ từ bỏ, mất hứng thú trong công việc hay các hoạt động trước đây mà bạn thích. Hay có thể nói, thiền không đúng sẽ vô tình khiến bạn bị trầm cảm. 

Cảm xúc bị thay đổi

Nếu quá gò ép bản thân để thiền, bạn đã đi ngược với giá trị vốn có của thiền rồi đấy. Hậu quả của điều này chính là cảm xúc của bạn sẽ lúc nóng, lúc lạnh. Những cảm xúc bị kìm nén trong quá khứ sẽ dẫn đến điều tiêu cực. Lâu ngày, những cảm xúc này sẽ bùng nổ và dẫn đến tình trạng lo sợ, hoang tưởng và thường xuyên không giữ được cảm xúc của mình. 

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ 

Điều này là hậu quả của việc quá lạm dụng vào thiền. Khi bạn thiền quá sâu, quá nhiều, suy nghĩ của bạn cũng sẽ bị thay đổi. Bản thân bạn sẽ cảm thấy sợ hãi đối với những tác động của xã hội. Thậm chí, theo nghiên cứu năm 2017, nhiều người thiền chuyên nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Bởi bản thân họ sợ sẽ bị các ảnh hưởng của xã hội tác động đến suy nghĩ của mình. 

Đau nhức

Rõ ràng nếu bạn thiền không đúng cách, tư thế ngồi bị sai và cố gắng ngồi thiền trong thời gian dài. Cơ thể bạn sẽ phải chịu đựng rất nhiều. Sau khi thiền, bạn không những không thấy hiệu quả, cải thiện bản thân mà cơ thể sẽ đau nhức, khó chịu. 

Nhìn ăn để ngồi thiền khiến cơ thể bị suy nhược

Ngồi thiền giúp giảm cân là có thật. Nhưng khá đông các bạn nữ kết hợp giữa việc giảm cân bằng ngồi thiền và nhịn ăn. Điều này không hề tốt chút nào. Nó sẽ khiến bạn bị suy nhược, trở nên mệt mỏi. Thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Lời khuyên khi ngồi thiền

Thiền mang lại cho chúng ta sức khỏe, nhan sắc và tinh thần lạc quan, phấn chấn. Ngoài ra, thiền giúp tịnh tâm và tập thói quen kìm chế sự nóng giận khi có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, ngồi thiền phải đúng cách. Việc ngồi thiền sai sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 

Lời khuyên dành cho bạn chính là đặt ra mục đích của mình khi ngồi thiền, cố gắng thực hiện từng chút một để đạt đến trình độ tốt nhất. Không nóng vội và cũng đừng quá lạm dụng vào việc ngồi thiền. Bởi lẽ, đôi lúc điều gì làm nhiều quá cũng không tốt. 

Hy vọng với những chia sẻ về thiền ở trên, bạn sẽ có kiến thức rõ hơn về phương pháp này. Đồng thời, hãy thực hiện thiền theo từng bước một như được chia sẻ ở trên nhé! Chúc tất cả các bạn thành công. Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *