Một số cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất

Một số cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất

Đối với học sinh khi bắt đầu tiếp xúc với môn Hóa học chắc chắn sẽ thường phải giải các bài tập liên quan đến phương trình hóa học. Bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn đọc một số cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất. 

1. Phương trình hóa học là gì?

Khái niệm phương trình hóa học thường xuất hiện nhiều trong sách giáo khoa của môn Hóa học từ chương trình cơ bản đến nâng cao. Hiểu một cách đơn giản, phương trình hóa học là một phương trình biểu diễn các phản ứng hóa học. Trong một phương trình hóa học sẽ bao gồm các chất tham gia và chất được tạo thành sau khi phản ứng kết thúc.

Bên cạnh đó, căn cứ vào phương trình hóa học, bạn có thể xác định được tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử của các chất hay cặp chất tham gia vào một phản ứng hóa học. Để lập một phương trình hóa học cần phải tuân theo các bước sau:

  • Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

  • Bước 2: Cân bằng phương trình hóa học

  • Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học

Chú ý:

– Ở bước 2, ta thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

+ Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

– Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Ví dụ: Phản ứng của Hidro với Oxi tạo thành nước sẽ có phương trình như sau: H2 + O2 = H2O.

cách cân bằng phương trình hóa học

Một số cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất

2. Những cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất

Sử dụng phương pháp chẵn – lẻ

Đây là phương pháp thêm hệ số vào trước các chất có chỉ số lẻ, với mục đích làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: P + O2 -> P2O5

Trong phản ứng trên, nguyên tử Oxi ở vế trái là 2 và vế phải là 5. Do đó, nếu muốn cân bằng nguyên tử ở cả 2 thì ta thêm số 2 trước P2O5. Khi đó số nguyên tử của Oxi ở vế phải là chẵn, sau đó thêm 5 vào trước O2. Khi đó, ta có nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.

Tương tự, với nguyên tử Photpho, nếu muốn 2 vế bằng nhau ta chỉ cần đặt 4 trước P ở vế trái. Như vậy, sau khi cân bằng ta có phương trình hóa học sẽ là: 4P + 5O2 -> 2P2O5

Phương pháp nguyên tử – nguyên tố

Khi áp dụng phương pháp này để cân bằng phương trình, ta sẽ viết các đơn chất dưới dạng nguyên tử riêng biệt, sau đó lập luận qua một số bước đơn giản.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: P + O2 -> P2O5

Ta viết: P + O -> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5  cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O. Tức là: 2P + 5O -> P2O5.

Tuy nhiên, phân tử oxi bao gồm 2 nguyên tử, do đó, nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi sẽ tăng lên gấp đôi. Đồng thời số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng sẽ tăng lên 2 lần, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5. Cuối cùng, ta có phương trình hoàn chỉnh sẽ là 4P + 5O2 -> 2P2O5.

cách cân bằng phương trình hóa họcMột số cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất

➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2020

Dùng phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng hóa học.

Với cách cân bằng phương trình hóa học này, ta có thể tiến hành theo các bước sau:

– Xác định hóa trị tác dụng: BaCl2 + Fe2(SO4)3—> BaSO4 + FeCl3.

– Theo đó, lần lượt từ trái qua phải sẽ có hóa trị tác dụng lần lượt là: II – I – III – II – II – II – III – I.

– Tìm hóa trị tác dụng với bội số chung nhỏ nhất (1,2,3) = 6. Theo đó, ta lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các hóa trị tìm các hệ số tương ứng: 6/I = 6; 6/II = 3; 6/III = 2. Sau đó, khi thay vào phản ứng, ta được: 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp đại số

Đây là phương pháp nâng cao thường được sử dụng đối với các phương trình khó cân bằng bằng phương pháp chẵn – lẻ. các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đưa các hệ số a, b, c, d, e, f… lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f…

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng và khử mẫu (nếu có).

Lưu ý: Đây là phương pháp nâng cao đối với các em học sinh lớp 8, vì ở bước 3, giải hệ phương trình các em chưa được học (chương trình toán lớp 9 các em mới học giải hệ phương trình). Khi các em học lên bậc THPT thì sẽ còn nhiều phương pháp cân bằng phương trình hóa học như phương pháp Electron, Ion…

Trên đây là hướng dẫn cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất mà các bạn học sinh có thể áp dụng để giải bài tập môn Hóa học.

Tổng hợp

1.6

(31.11%)

36

votes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *