Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Hướng dẫn làm Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật để áp dụng đối với các chủ thể vi phạm theo trình tự và thủ tục pháp luật quy đinh, Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì các cơ quan có thẩm quyền cần làm Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định để quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Vậy cụ thể làm mẫu như thế nào? Có những nội dung và hình thức ra sao?
Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó các Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó việc xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc đã nêu như trên để có thể đảm bảo xử lý và ngăn chặn kịp thời và xử lý đúng quy định đối với các hành vi nêu như trên.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mẫu với các nội dung và thông tin do các cơ quan có thẩm quyền lập ra để nhằm mục đích xử phạt vi phạm hành chính theo từng mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Việc quyết định xử phạt vi pham hành chính phải tuân thủ theo trình tự và thủ tục do pháp luật ban hành
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đói với các cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau theo quy dịnh của pháp luật. Mẫu bản quyết định nêu rõ thông tin người xử phạt, hình thức xử phạt..
Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty? Hợp đồng cho mượn nhà ở và các lưu ý khi soạn thảo?
2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
CƠ QUAN (1)
——-
Số:…./QĐ-XPVPHC
(2).., ngày…. tháng…. năm….
QUYẾT ĐỊNH
Xem thêm: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa?
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ(3) ……… ;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số………/BB-VPHC lập ngày……./……/…………;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số…./BB-GTTT lập ngày…./…./…….. (nếu có);
Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính số…./BB-XM lập ngày…./…./…….. (nếu có);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số……../QĐ-GQXP ngày…./…./…….. (nếu có),
Tôi: ……
Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển lớp cấp 3 và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
Chức vụ(4):……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: ……… Giới tính: ……
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./ ….. Quốc tịch: ….
Nghề nghiệp: ………
Nơi ở hiện tại: ……..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………….; ngày cấp:…./…./……….; nơi cấp: ………..
Xem thêm: Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……..
Địa chỉ trụ sở chính:……
Mã số doanh nghiệp:………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:……..
Ngày cấp:…./…./………. ; nơi cấp:……..
Người đại diện theo pháp luật(5): …….. Giới tính: ….
Chức danh(6): ………..
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính(7): ……….
Xem thêm: Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3. Quy định tại(8): ………
4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có):………
5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có):…..
6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính(9):
Cụ thể(10):…………
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)(11):…….
c) Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)(12):……….
Xem thêm: Thời hạn và thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả(13) ……………… ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là:…..
(Bằng chữ:…… )
cho(14): ……… là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…./…./……..
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(15) ……… là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Xem thêm: Cưỡng chế hành chính là gì? Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức(16)……….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức(16) ………..
phải nộp tiền phạt tại(17)………. hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số(18):……………. của(19) ……trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức(16)……….có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho(19) ………….. để thu tiền phạt.
3. Gửi cho(20) ……………… để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Mẫu này được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê phòng khách sạn và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; Ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm.
(8) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi rõ hình thức xử phạt chính được áp dụng (cảnh cáo/phạt tiền/tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn/tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/trục xuất).
(10) Ghi chi tiết theo hình thức xử phạt chính đã áp dụng (trường hợp phạt tiền, thì ghi rõ mức tiền phạt bằng số và bằng chữ; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ; trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi rõ số lượng, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ).
(11) Ghi chi tiết hình thức xử phạt bổ (trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ; trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cả bằng số và bằng chữ) tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ).
(12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải thực hiện.
Xem thêm: Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(13) Ghi cụ thể thời hạn thực hiện của từng biện pháp khắc phục hậu quả.
(14) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.
(15) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(16) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm.
(17) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước hoặc tên, địa chỉ Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
(18) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.
(19) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(20) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
Xem thêm: Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu MQĐ 02: Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.