Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất năm 2022. Tải về mẫu phiếu xuất kho, hướng dẫn cách lập và các lưu ý khi lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hàng hoá.
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là mẫu phiếu được lập ra để xuất kho hàng hóa kiêm vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Mẫu phiếu nêu rõ tên tổ chức, cá nhân lập phiếu, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, xuất nhập tại kho nào.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ngoài việc quản lý nội bộ còn có ý nghĩa trong việc hợp thức hóa hàng hóa trên đường vận chuyển. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong các giấy tờ pháp lý thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nguyên vật liệu được trung chuyển.
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, tư vấn về thuế cho doanh nghiệp: 1900.6568
Trong bài viết này, Luật Dương Gia xin gửi đến các bạn mẫu phiếu xuất kho, phiếu vận chuyển nội bộ cũng như làm rõ trường hợp sử dụng phiếu xuất kho và vận chuyển nội bộ.
1. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Tải về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Tên tổ chức, cá nhân: ……
Địa chỉ: ……
Mã số thuế: ……
Ký hiệu: ……. Số: ….
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Liên 1: Lưu
Ngày….tháng….năm….
Căn cứ lệnh điều động số ……. Ngày…..tháng……năm….. của …….. về việc ….
Họ tên người vận chuyển …… Hợp đồng số …….
Phương tiện vận chuyển: ….
Xuất tại kho: ….
Nhập tại kho: …..
STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập Tổng cộng: Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên) Thủ kho xuất
(Ký và ghi rõ họ tên) Người vận chuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ kho nhập
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
Ghi chú:
– Liên 1: Lưu
– Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng
– Liên 3: Nội bộ
2. Các trường hợp phải dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Theo điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như sau:
“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
a) Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT”.
Như vậy, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
– Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
– Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
– Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
– Xuất hàng hóa đi gia công.
– Xuất, điều chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
3. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ sử dụng trong trường hợp nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư, Tôi có 1 câu hỏi cần luật sư tư vấn về quy định giấy tờ, chứng từ đối với việc vận chuyển hàng hóa nội địa như sau: Chúng tôi bên công ty vận tải hàng hóa chuyên chạy đường bộ tuyến bắc nam. Chúng tôi có nhận chở 2container hàng vải cuộn (có hợp đồng vận chuyển đẩy đủ). Khi đóng hàng, cân hàng xong tài xế chưa kịp nhận phiếu xuất kho thì đã chạy ra khỏi kho, được 3km thì gặp công an giao thông kiểm tra hành chính. Giấy tờ xe, tài xế đầy đủ nhưng không trình được các giấy tờ liên quan đến hàng hóa nên bị đội kiểm tra thị trường và công an kinh tế Hưng Yên đưa về trụ sở để làm rõ.
Ngay sau đó, công ty chủ hàng mang giấy tờ – phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, làm bản tường trình đầy đủ tại trụ sở công an, nhưng vẫn không được giải phòng hàng, họ yêu cầu chủ hàng phải làm rõ được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Hàng này chỉ là hàng chuyển kho từ công ty chính tới chi nhánh tại Huế. Vậy xin hỏi cơ quan công an yêu cầu doanh nghiệp như vậy có đúng không? Và tư vấn giúp chúng tôi đối với những hàng hóa nội địa khi lưu thông cần những giấy tờ hợp lệ nào để đi đường. Xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
… “
Về hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường mà không có hóa đơn chứng từ thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này đồng thời sẽ bị tạm giữ số hàng hóa không có hóa đơn chứng từ đó, tuy nhiên muốn cơ quan thanh tra thị trường trả lại số hàng hóa trên ngoài việc mang đầy đủ chứng từ hóa đơn đến, công ty bạn còn phải có nghĩa vụ chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa này nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định trên đồng thời có thể có những hình phạt bổ sung khác như tịch thu hàng hóa hay buộc tiêu hủy…
Những hàng hóa lưu thông nội địa thì khi trên đường vận chuyển, công ty bạn cần có trách nhiệm chuẩn bị những giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu đối lưu thông trên thị trường nội địa:
“1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP).
3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.
… “.