Mẫu phiếu nhập kho theo TT 200 và TT 133 chuẩn chỉnh nhất

Phiếu nhập kho là một trong những mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với mục đích kiểm soát số lượng hàng hóa nhập kho. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ phiếu nhập kho theo thông tư 200 và thông tư 133 chuẩn chỉnh nhất.

1. Phiếu nhập kho là gì?

Phiếu nhập kho là loại chứng từ được sử dụng để ghi lại và theo dõi tình hình tài sản doanh nghiệp nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập kho để từ đó làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng và xác định trách nhiệm với người có liên quan, ghi sổ kế toán. Phiếu này thường được lập khi hàng hoá về đến cơ sở và được chuyển nhập kho.

Phiếu nhập kho sẽ được lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài), hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất), người lập phiếu và kế toán trưởng ký sau đó chuyển tới giám đốc hoặc người ủy quyền duyệt kèm theo chữ ký và ghi rõ họ tên. 3 liên của mẫu phiếu nhập kho mới nhất bao gồm:

  • Liên 1:

    Lưu giữ tại phòng ban lập phiếu

  • Liên 2:

    Thủ kho của doanh nghiệp giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển kế toán ghi vào sổ kế toán

  • Liên 3:

    Giao cho người nhận hàng

>> Đọc thêm: Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các quy định cần biết

2. Công dụng của phiếu nhập kho

Phiếu nhập kho là mẫu chứng từ được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong quản lý hàng hóa, cụ thể:

  • Là mẫu phiếu thường được sử dụng tại các

    khu vực quản lý hàng hóa, nhà kho

    phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phiếu nhập kho còn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa, nguyên vật liệu được mua từ bên ngoài để nhập vào kho hàng

  • Các sản phẩm tự gia công, chế biến, mua ngoài và nhận góp vốn cần lập phiếu nhập kho trước khi được đưa vào kho hàng. Do đó quản lý kho sẽ dễ dàng nắm được số hàng hóa và các sản phẩm trong kho để quản lý hiệu quả hơn.

  • Dựa vào phiếu nhập kho, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát chính xác số hàng hóa trong kho để có các phương án, giải pháp sản xuất kinh doanh kịp thời

  • Phiếu nhập kho thông thường sẽ được thực hiện bởi thủ kho, một số doanh nghiệp sẽ do kế toán kho quản lý do đó 

>> Đọc thêm: Mẫu file Excel quản lý toàn diện kho hàng hóa

3. Hướng dẫn chi tiết cách viết phiếu nhập kho

Khi lập phiếu nhập kho, thủ kho hay kế toán kho cần lưu ý các thông tin cơ bản cần có trên phiếu như:

  • Ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu

  • Họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa

  • Số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho

  • Ngày, tháng, năm theo hóa đơn

  • Tên kho, địa điểm nhập kho.

Ngoài ra trên bảng chi tiết về thông tin hàng hóa của phiếu cần ghi rõ chi tiết các nội dung sau:

  • Cột A:

    Ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (số vật tư,sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).

  • Cột B:

    Ghi tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).

  • Cột C:

    Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).

  • Cột D:

    Đơn vị (ghi theo hóa đơn).

Phần số lượng hàng hóa sẽ được phân thành số lượng hàng hóa theo chứng từ và số lượng hàng hóa thực nhập, cụ thể:

  • Cột 1:

    Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).

  • Cột 2:

    Số lượng thực nhập vào kho (Nếu số lượng thực nhập có sự chênh lệch do hàng về không đủ hoặc có hư hỏng trả lại người bán, hàng hóa bị thừa thì kế toán kho/thủ kho ghi chính xác số lượng thực nhập về kho)

  • Cột 3:

    Cột đơn giá được xác định bằng giá mua chưa thuế của hàng hóa cộng với các chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) cho một đơn vị hàng hóa.

  • Cột 4:

    Cột thành tiền, được xác định

    bằng đơn giá nhân với số lượng

  • Dòng cộng:

    Cộng các giá trị trên phiếu nhập cho các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.

  • Dòng số viết bằng chữ:

    Diễn giải tổng số tiền bằng chữ ở cột thành tiền trên phiếu nhập kho.

>> Đọc thêm: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

4. Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 200 và thông tư 133

4.1. Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị: ………………………….

Bộ phận: …………………………

Mẫu số 01 – VT

(Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày …… tháng …… năm 20….

Số: …………………………………….

Nợ: ………………………….

Có: ………………………….

Họ và tên người giao: ……………………………………………………………………………………………………………

Theo………………………số…………………ngày……..tháng…….năm……..của………………………………………

Nhập tại kho:……………………………………….địa điểm: ………………………………………………………………..

STT

Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Theo chứng từ

Thực nhập

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

x

x

x

x

x

Tổng số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………………………………………..

Số chứng từ gốc kèm theo: …………………………………………………………………………..

Ngày ……. tháng …….. năm ….

Người lập phiếu

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Người giao hàng

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhận)

(Ký, họ tên)

>> Tải ngay mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 200 Tại đây

4.2. Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị:………….

Bộ phận:…………….

Mẫu số 01 – VT

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày….tháng….năm……

Số………………………..

Nợ……………………..

Có………………………

– Họ và tên người giao: …………………………………………………………………………………………………………….

– Theo …………… số ……….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của …………………………………………………………

Nhập tại kho: …………………………………… địa điểm ……………………………………………………………………….

STT

Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Theo chứng từ

Thực nhập

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

x

x

x

x

x

– Tổng số tiền (viết bằng chữ): …………………………………………………………………….

– Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………………………………………………………

ngày…….tháng…..năm….

Người lập phiếu

(Ký, họ tên)

Người giao hàng

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

(Ký, họ tên)

 

>> Tải ngay mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 133 Tại đây

Để hạn chế những sai sót trong quản lý kho hàng, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm để có thể quản lý kho hiệu quả hơn. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME được tích hợp các tính năng quản lý kho tiện ích như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả nghiệp vụ nhập, xuất kho

  • Tính giá xuất kho tự động theo tất cả các phương pháp

  • Cho phép quản lý, theo dõi hàng hóa chi tiết theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung, mã vạch, hạn dùng; Cho phép quản lý hàng hóa dễ dàng theo nhiều đơn vị tính

  • Đặc biệt, phần mềm có khả năng nhắc nhở thông minh, đưa ra cảnh báo tồn kho để doanh nghiệp có kế hoạch nhập mới hay có giải phóng hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây.CTA nhận tư vấnCTA nhận tư vấn

 308 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *