Mẫu nhật ký công trình (Cập nhật mới nhất 2022)

Ngày nay, xây dựng là vấn đề đang rất được các chủ đầu tư, nhà thầu cũng như khách hàng quan tâm trong việc xây dựng dự án. Để phản ánh rõ nhất tiến độ, trình tự, điều kiện và chất lượng của dự án thì việc xây dựng một nhật ký công trình là điều hết sức cần thiết. Đó như một văn bản ghi nhận lại và bàn giao của nhà thầu với chủ đầu tư. 

Theo đó, ngày 26/01/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Nghị định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Cụ thể, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP bổ sung quy định chi tiết về việc mẫu nhật ký công trình. Vậy cụ thể mẫu nhật ký công trình được quy định như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết của ACC nhé.

Nhat Ky Thi Cong Xay Dung Cong Trinh

Nhật ký công trình

1/ Mẫu nhật ký công trình là gì?

Mẫu nhật ký công trình hay còn được gọi với tên đầy đủ là mẫu nhật ký thi công công trình xây dựng. Đây là tài liệu gốc mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện và bàn giao cho chủ đầu tư theo đúng quy định. Theo đó, nhật ký công trình phản ánh trình tự, thời gian, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp, lắp đặt thiết bị công trình xây dựng theo Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Do đó, nhật ký thi công xây dựng công trình là hồ sơ quan trọng trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình. Hồ sơ này được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định của Pháp luật.

2/ Nội dung cơ bản của nhật ký thi công xây dựng công trình

Căn cứ vào Mục 3 Phụ lục IIA Nghị định số 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì nội dung cơ bản của nhật ký thi công xây dựng công trình gồm những nội dung cơ bản sau:

– Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;

– Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

– Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);

– Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

Ngoài ra, nếu chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình có ra văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này phải được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.

3. Mẫu nhật ký công trình

Nhật ký thi công xây dựng công trình phải được xây dựng có đầy đủ nội dung theo đúng quy định. Sau đây, ACC đưa ra mẫu nhật ký công trình dưới đây để bạn có thể tham khảo như sau:

Cụ thể nhật ký công trình phải có đầy đủ các trang, đề mục dưới đây và được đóng thành cuốn nhật ký:

3.1/ Trang bìa nhật ký công trình bao gồm các thông tin sau: 

Số thứ tự của quyển nhật ký.

– Tên công trình.

– Địa điểm xây dựng.

– Tên chủ đầu tư.

– Tên đơn vị thi công.

3.2/ Trang thông tin cơ bản về thi công công trình:

Đây là trang đầu tiên sau bìa nhật ký thi công, nêu các thông tin cơ bản của công trình và những người liên quan, bao gồm:

– Tên công trình xây dựng (hạng mục công trình).

– Địa điểm xây dựng.

– Chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (nếu có).

– Tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế công trình.

– Tổ chức tư vấn quản lý dự án.

– Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

– Tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện (nếu có).

– Nhà thầu thi công xây dựng (ghi đầy đủ nhà thầu chính, phụ – nếu có).

– Chủ nhiệm công trình (Chỉ huy trưởng công trường).

– Thời gian bắt đầu thi công (theo hợp đồng ……..Theo thực tế………..).

– Thời gian kết thúc thi công (theo hợp đồng ……..Theo thực tế………..).

– Ghi rõ: Trong nhật ký này có ——– trang, đánh số thứ tự từ 1——– và có dấu giáp lai.

– Họ và tên, chữ ký của người phụ trách thi công và quản lý nhật ký.

– Họ và tên, chữ ký của cán bộ giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư.

– Lãnh đạo của nhà thầu thi công xây dựng công trình ký tên và đóng dấu.

3.3/ Các bảng thống kê thông tin:

Sổ nhật ký thi công gồm một số bảng thống kê thông tin sau:

– Bảng danh sách cán bộ chỉ huy và cán bộ kỹ thuật của công trình: Liệt kê danh sách cán bộ quản lý và kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng công trình do người cán bộ phụ trách thi công ghi chép (nêu rõ chức danh, trình độ đào tạo và nhiệm vụ của từng người).

Bảng danh sách cán bộ chỉ huy và cán bộ kỹ thuật của công trình

– Bảng kê các văn bản liên quan đến công trình: Thống kê các văn bản liên quan tới công trình, bao gồm các thông tin: số hiệu văn bản, ngày phát hành, ngày nhận và tóm tắt nội dung.

– Bảng nội dung công việc và khối lượng chủ yếu của công trình: Nêu giá thành dự toán chi tiết của công trình, cơ quan phê duyệt, ngày phê duyệt và thống kê các công việc, khối lượng chính của công trình.

– Bảng kê biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và biên bản nghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt quan trọng: Liệt kê những biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và những biên bản nghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt quan trọng.

– Bảng kê những nhật ký công tác đặc biệt: Bảng kê những Do người phụ trách nhật ký thi công ghi chép sau khi nhận nhật ký thi công công tác đặc biệt của những đơn vị thi công chuyên môn hóa giao lại (áp dụng đối với các công trình lớn, kỹ thuật phức tạp do nhiều đơn vị thi công).

3.4/ Nội dung ghi nhật ký công trình:

Đây là phần cơ bản, quan trọng nhất của nhật ký thi công. Khi ghi nhật ký thi công công trình, cần phải đảm bảo các nội dung sau đây:

– Ghi nhật ký thường xuyên: Sổ nhật ký phải được ghi thường xuyên hàng ngày, kể cả những ngày nghỉ – ghi rõ lý do. Trong nhật ký không được để trống giấy giữa các ngày; các chỗ giấy chống phải gạch chéo để tránh người khác ghi chèn. Trong một ngày phải có đủ chữ ký của các cán bộ có liên quan.

– Ghi nhật ký đầy đủ nội dung với đầy đủ các nội dung theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được nêu tại Mục 2 bài viết này.

Theo đó, nhật ký công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể khi nghiệm thu bàn giao công trình (tham khảo bài viết:  Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình)

4/ Các câu hỏi có liên quan

4.1/ Ai là người có trách nhiệm lập nhật ký công trình?

Theo Mục 1 Phụ lục IIA Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định:
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.” 

Theo đó, nhật ký công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng.

4.2/ Nhật ký công trình có được phép đánh máy hay không?

Căn cứ vào Mục 2 Phụ lục IIA Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định:

“2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.”

Như vậy, theo quy định thì không bắt buộc hình thức đối với nhật ký công trình. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng tự thỏa thuận với nhau về hình thức của nhật ký trước khi thi công xây dựng công trình.

4.3/ Một số lưu ý về nhật ký công trình?

Nhật ký tư vấn là một trong những tài liệu quan trọng nhất mà Tư vấn giám sát chuẩn bị trong quá trình thực hiện tư vấn thi công xây dựng. Tài liệu này được tất cả hệ thống quản lý, hệ thống pháp lý coi là tài liệu chính, đầy đủ và chính xác ghi chép lại tất cả những sự việc diễn ra hàng ngày trong suốt quá trình dự án xây dựng thực hiện. Vì vậy, khi xây dựng nhật ký công trình, nhà thầu phải cần lưu ý những điều cơ bản sau:

– Nhật ký phải được giám sát viên hoàn thành hàng ngày, vào cuối ngày của công tác trong dự án;

– Bất kỳ vấn đề quan trọng nào đều phải ghi vào Nhật ký;

– Nhật ký công trình là hình thức sổ được đóng cuốn, có đánh số trang theo thứ tự. Hình thức này không bắt buộc theo quy định, tuy nhiên để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát và sử dụng sau này thì đây là một lưu ý cần được cân nhắc;

–  Nhật ký có ít chỗ bị gạch xóa thì càng tốt;

– Mọi mục ghi chép phải rõ ràng, và mọi đầu mục phải được viết sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, cũng như là đúng ngữ pháp, chấm, phẩy;

– Giám sát viên phải suy nghĩ cẩn thận cho từng mục khi ghi Nhật ký để đảm bảo mọi mục là logic và kết nối;

– Giám sát viên cần thực hành cẩn thận để ghi chép lại sự kiện, tránh diễn tả quan điểm và đưa tình cảm vào các đầu mục.

Bài viết trên là một số thông tin cập nhật mới nhất các vấn đề liên quan đến quy định Mẫu đơn nhật ký công trình mà ACC muốn gửi đến bạn đọc. Trong quá trình cập nhật, nếu như quý khách hàng có thắc mắc thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.

 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *