Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng – Luật Long Phan

Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng được xem như là một khung quy định các thỏa thuận, định hướng và một số nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong suốt quá trình thực hiện thi công xây dựng.

mau hop dong nguyen tac trong xay dungMẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng

Hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng là gì ?

Theo
quy định tại Điều 138 Luật Xây dựng 2014 và khoản 1 Điều 2 Nghị định
37/2015/NĐ-CP, Hợp đồng trong xây dựng được quy định là hợp đồng dân sự được thỏa
thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần
hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Dựa
theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng tư vấn
    xây dựng: là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn
    trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Hợp đồng thi
    công xây dựng công trình: là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công
    trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công
    trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây
    dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
  • Hợp đồng cung cấp
    thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
  • Hợp đồng thiết kế
    – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng;
  • Hợp đồng chìa khóa
    trao tay;
  • Hợp đồng cung cấp
    nhân lực, máy và thiết bị thi công ;…

Dựa
theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm các loại sau:

  • Trọn gói (đơn
    giá không đổi);
  • Theo đơn giá cố
    định;
  • Theo đơn giá điều
    chỉnh;
  • Theo thời gian;
  • Theo chi phí cộng
    phí;
  • Theo giá kết hợp;
  • Hợp đồng xây dựng
    khác;

 >>> Xem thêm: Các Điểm Cần Lưu Ý Đối Với Hợp Đồng Thầu Phụ

Nội dung cơ bản của hợp đồng

Khi
soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Căn cứ pháp lý
    áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối
    lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu
    cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến
    độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm
    ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện
    hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng
    xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ
    của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm
    do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm
    dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải
    quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
    ;
  • Rủi ro và bất khả
    kháng;
  • Quyết toán và
    thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung
    khác.

noi dung co ban cua hop dongNội dung cơ bản của Hợp đồng

Lưu ý khi soạn mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng

Căn
cứ pháp lý áp dụng

Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định về chuyên
ngành xây dựng như:

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
  • Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
  • Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 37/2015/NĐ-CP;
  • Các nghị định, thông tư khác quy định cụ thể trong lĩnh vực xây dựng,…

Nội
dung và khối lượng công việc

Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công
việc thực hiện được xác định như sau:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng (Điều 4, Điều 5, Điều 6 và
    Điều 7 Thông tư 08/2016/TT-BXD): Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây
    dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng;
    giám sát thi công xây dựng; thẩm tra
    thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng (Điều 2 Thông tư 09/2016/TT-BXD):
    Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân
    lực
    , máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ
    sơ thiết kế được phê duyệt.
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp
    thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển
    giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
  • Hợp đồng EPC (Điều 7 Thông tư 30/2016/TT-BXD): Là việc
    thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và
    hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa;
    chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác
    theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
  • Hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là việc
    lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng
    công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa; chuyển
    giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; bàn giao công trình sẵn sàng
    đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được
    phê duyệt.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng giao khoán công việc

Yêu
cầu chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm

Phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu
chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm
của hợp đồng xây dựng, quy định về nguồn gốc, xuất xứ.

Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp
ứng yêu cầu về chất lượng.

  • Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của
    hợp đồng) thì phải được sửa chữa, không sửa chữa được thì phải loại bỏ.
  • Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ
    chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan.

Thời hạn thực hiện

Thời gian thực hiện dựa theo yêu cầu cụ thể của chủ
đầu tư đối với gói thầu. Có thể phân chia theo từng khoảng thời gian dựa vào
điều khoản nội dung công việc hai bên đã cam kết.

Giá hợp đồng xây
dựng

Giá hợp đồng xây dựng có các hình thức sau:

  • Giá hợp đồng trọn gói: là giá hợp đồng không đổi trong
    suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm
    vi hợp đồng đã ký kết.
  • Giá hợp đồng theo đơn giá cố định: dựa trên cơ sở đơn
    giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng.
  • Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: dựa trên cơ sở
    đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với
    khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá.
  • Giá hợp đồng theo thời gian: dựa trên cơ sở mức thù
    lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời
    gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
  • Giá hợp đồng theo giá kết hợp: là loại giá hợp đồng
    được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên.

Quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia hợp đồng xây dựng

Khi soạn thảo điều khoản này, cần đảm bảo theo quy
định tại mục 4 chương 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015.

Điều chỉnh hợp đồng
xây dựng

Khối lượng công việc phát sinh: phải thỏa
thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự,
thủ tục để điều chỉnh khối lượng:

  • Đối với hợp đồng trọn gói: khi điều chỉnh khối lượng
    không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký
    kết phụ lục bổ sung hợp đồng;

Nếu vượt giá
gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem
xét, quyết định;

Nếu thỏa
thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói
thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện
hành.

  • Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều
    chỉnh: nếu điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư
    và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng;

Nếu vượt giá gói thầu được phê duyệt
thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định;

Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng: phải thỏa
thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng;
trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp
điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc
trong hợp đồng xây dựng.

Ngoài ra, cần phải thỏa thuận về các trường hợp được
điều chỉnh tiến độ, các bên phải xác định rõ trách nhiệm đối với những thiệt
hại do chậm tiến độ gây ra.

Mức thưởng, phạt, cơ chế giải quyết tranh chấp

Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng nguyên tắc, cần
 chú ý các điều khoản như:

  • Nếu hoàn thành từng loại công việc trước thời hạn sẽ được thưởng bao nhiêu phần
    trăm giá trị phần việc thực hiện.
  • Nêu rõ giới hạn về trách nhiệm và định mức bồi thường
    thiệt hại của các bên để hạn chế tối đa hậu quả.
  • Nếu vi phạm hợp đồng về chất lượng, số lượng, thời hạn
    hoàn công, thời hạn thanh toán,… Hai bên thống nhất áp dụng các văn bản pháp luật
    hiện hành của Nhà nước để xử lý.
  • Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong
    quá trình giải quyết tranh chấp.

Rủi ro và bất khả
kháng

Các bên phải quy định trách nhiệm của mỗi bên về quản
lý và xử lý rủi ro của mình; trách nhiệm khắc phục hậu quả của mỗi bên trong
trường hợp gặp rủi ro.

Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý
bất khả kháng như:

  • Thông báo về bất khả kháng: Khi một bên bị rơi vào
    tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong
    thời gian sớm nhất có thể.
  • Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng;
  • Chấm dứt và thanh
    toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).

vi pham hop dong nguyen tacCác bên có quyền khởi kiện nếu bên còn lại không tuân thủ hợp đồng nguyên tắc

Trên đây là bài viết mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng của chúng tôi. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.2 (11 votes)

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Thank for your voting!

{{/error}}

Error! Please check your network and try again!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *