Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa chính xác – Bạn hãy dùng ngay mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất do Luật Trí Nam chia sẻ để giảm thiểu rủi ro trong mua bán hàng hóa vì nội dung hợp đồng mua bán thiếu các thỏa thuận quan trọng.
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay
✔ Khái niệm hợp đồng mua bán
“Hợp đồng mua bán là thỏa thuận của các bên xác lập việc bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”
✔ Pháp luật về hợp đồng mua bán
Quan hệ mua bán hàng hóa ưu tiên giải quyết theo luật thương mại 2005 là một đặc điểm nổi bật mà người tham gia giao kết mua bán hàng hóa cần biết. Quy định này cũng là lý do thời gian gần đây các bên giao kết hợp đồng mua bán luôn ưu tiên thỏa thuận giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Trọng tài thương mại., phần vì các trọng tài thương mại thường có cái nhìn sâu sắc trong quan hệ thương mại thông thường và quan hệ thương mại quốc tế, và cũng bởi giải quyết tranh chấp hàng hóa không đơn thuần là ai đúng ai sai, đôi khi việc giải quyết tranh chấp văn minh để giữ mối quan hệ với đối tác để tiếp tục mua bán lại là ưu tiến số một của các bên khi khởi kiện.
✔ Nội dung quan trọng cần thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
- Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vài trò trong hợp đồng mua bán
- Đối với hợp đồng có tham gia của bên bản lãnh, bên thứ 3 thì cần xác định rõ thông tin và vai trò của các bên này trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Giá mua bán: Giá mua bán được phép tự do thỏa thuận, ngoại trừ thỏa thuận mức giá quá cao gấp 10, 20 lần giá bán hàng hóa thông thường thì căn cứ giá cao, hay thấp không là yếu tố cho thấy sự cưỡng ép, ép buộc trong kinh doanh để làm căn cứ hủy bỏ hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
- Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.
- Thời điểm giao nhận: Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao hàng theo quy định của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
- Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
Hợp đồng nguyên tắc về mua bán hàng hóa có gì đặc biệt?
Khi các bên mong muốn hợp đồng chỉ là khung để điều chỉnh việc mua bán hàng hóa thì có thể lựa chọn sử dụng Hợp đồng nguyên tắc về mua bán hàng hóa để xác lập quan hệ mua bán. Nội dung về các đơn hàng cụ thể được xác lập qua các phụ lục hợp đồng hoặc đơn đặt hàng chi tiết. Cụ thể:
✔ Giá trị pháp lý của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Theo khái niệm hợp đồng mua bán Luật sư vừa chia sẻ thì bản chất của quan hệ mua bán là chuyển giao quyền sở hữu tài sản, hàng hóa. Do đó vì là thỏa thuận nguyên tắc nên tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác lập cụ thể sẽ mua bán hàng hóa với số lượng, đơn giá thế nào. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng theo quy định pháp luật.
✔ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán cần có
Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Để hợp đồng mua bán ký kết có hiệu lực pháp lý, các bên cần lưu ý đảm bảo ba điều kiện sau:
+ Điều kiện về năng lực dân sự của chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể tham gia mua bán hàng hóa, tài sản, máy móc thiết bị phải có đủ năng lực hành vi dân sự khi giao kết.
+ Điều kiện về nội dung hợp đồng mua bán không trái quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, hàng hóa mua bán không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.
+ Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải dựa trên sự tự nguyện, bình đằng không bị ép buộc, lừa dối.
Đối với thỏa thuận mua bán hàng hóa pháp luật không quy định về hình thức hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản, và có công chứng, chứng thực do đó điều kiện về hình thức hợp đồng chỉ đóng vai trò nhỏ khi xem xét hiệu lực pháp lý của hợp đồng đã ký kết.
✔ Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có cần thỏa thuận giá mua hàng
Như đã nói hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thường không chi tiết về hàng hóa mua bán, nên các bên nếu có thể tùy ý thỏa thuận các nội dung mua bán.
Ví dụ: Hai công ty thỏa thuận ký hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa ghi nhận đơn giá chi tiết và không điều chỉnh theo từng năm. Sau đó các đợt mua hàng thì chốt số lượng theo đơn đặt hàng hoặc phụ lục hợp đồng.
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất
Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một hợp đồng có thể kèm theo phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng đó. Như vậy Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và là một phần không tách rời của hợp đồng chính. Các bên phải thực hiện việc soạn thảo, giao kết phụ lục hợp đồng tương tự như giao kết hợp đồng chính, cụ thể
Hình thức của phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức của phụ lục hợp đồng phù hợp với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa chính bao gồm:
- Hợp đồng chính được lập thành văn bản thì phụ lục hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản.
- Hợp đồng chính được công chứng thì phụ lục hợp đồng cũng phải công chứng.
Nội dung của phụ lục hợp đồng mua bán
Nội dung của phụ lục hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. So với hợp đồng mua bán hàng hóa chính. Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa thường có các nội dung sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA SỐ 01
(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/20…/ABC-XYZ ngày / /2021)
Hôm nay, ngày tháng năm 20…, tại SN 123 phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D Chúng tôi gồm:
BÊN BÁN: (Sau đây gọi tắt là bên A)
Công ty ABC | Mã số doanh nghiệp | Địa chỉ | Đại diện: Chức vụ: Giám đốc
BÊN MUA: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Công ty XYZ | Mã số doanh nghiệp | Địa chỉ | Đại diện: Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/20…/ABC-XYZ ký ngày 02/01/20… (Sau đây gọi là Hợp đồng) như sau:
Điều 1: Nội dung sửa đổi, bổ sung
1.1 Sửa đổi các điều khoản sau của hợp đồng
Sửa đổi vào Khoản 1.1 Điều 1 của Hợp đồng như sau:
Từ: “Phương thức thanh toán: Tiền mặt.”
Thành: “Phương thức thanh toán: chuyển khoản qua tài khoản số 0123589 tại Ngân hàng X, tỉnh D, mang tên Công ty XYZ
1.2 Bổ sung nội dung độc quyền vào Điều 3 của Hợp đồng. Nội dung sau khi bổ sung
“Điều 3. Nghĩa vụ của Bên A….”
Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ngày 02/01/2021 giữ nguyên, không thay đổi.
Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa số 001/20…/ABC-XYZ ký ngày 02/01/20…
Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.
BÊN A BÊN B
Đặc điểm của các loại hợp đồng mua bán hàng hóa thường dùng
✔ Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm, hoa quả
Mẫu hợp đồng mua bán thực phẩm, hoa quả là hợp đồng mua bán loại hàng quá có yêu cầu vê vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện bảo quản và phương thức vận chuyển đặc biệt. Do đó nội dung hợp đồng cần làm rõ các điều khoản về giao nhận hàng hóa, chất lượng hàng hóa và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
✔ Mẫu hợp đồng mua bán quần áo
Mẫu hợp đồng mua bán quần áo là hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản thường dùng do đặc điểm của mặt hàng này thường không ghi nhận chi tiết về chất lượng vải (chất lượng hàng hóa), không ghi nhận chi tiết về điều kiện bảo quản, vận chuyển. Hợp đồng mua bán quần áo chỉ quan trọng thỏa thuận về thời điểm giao hàng và nhãn mác hàng hóa.
✔ Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị
Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thường có thỏa thuận thêm các điều kiện lắp đặt, vận hành, nghiệm thu. Yếu tố chất lượng là tiêu chí hàng đầu các bên hướng tới.
✔ Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị y tế
Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị y tế là mẫu hợp đồng mua bán loại hàng hóa có tiêu chuẩn chất lượng cụ thể (CO, CQ) đôi khi hàng hóa còn được quản lý cụ thể qua số máy, số thiết bị.
✔ Mẫu hợp đồng thu mua phế liệu, phế thải
Mua bán hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, dễ cháy nổ,… hay còn gọi là hàng hóa có nguy cơ cao có nhiều điều khoản phải ghi nhận trong hợp đồng. Cụ thể:
+ Năng lực pháp luật dân sự của các bên được xác định theo chức năng kinh doanh của các bên có bao gồm loại hàng hóa mua bán không?
+ Trách nhiệm của các bên trong việc bảo quản, vận chuyển, phòng chống cháy nổ và phòng chống sự cố môi trường.
+ Nội dung hợp đồng không được vi phạm các điều cấp của pháp luật về mua bán hàng hóa có nguy cơ cao.
Ví dụ về phương thức mua bán hàng hóa trong thực tiễn
Hoạt động mua bán hàng hóa trong thực tiễn được các chủ thể kinh doanh xác lập rất đa dạng với các thỏa thuận về mua bán phong phú. Trong hoạt động tư vấn hợp đồng của Luật sư Trí Nam, chúng tôi thấy rằng có các dạng thỏa thuận mua bán hàng hóa phổ biến sau:
- Mua bán hàng hóa trực tiếp không ký kết chứng từ giao dịch
- Mua bán hàng hóa theo sổ ghi chép tay và công nợ gối đầu mỗi lần giao dịch
- Mua bán hàng hóa theo thông tin đặt hàng qua điện thoại, email, zalo,…
- Mua bán hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương …” nên các giao dịch mua bán hàng hóa nói trên hoàn toàn hợp pháp. Các bên có thể lựa chọn phương thức giao dịch đơn giản như: Kết thúc một đợt giao hàng, bên mua ký sổ xác lập số tiền hàng nợ đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu (Hành vi pháp lý đơn phương); Hoặc xây dựng một quy trình chặt chẽ cho việc mua bán hàng hóa thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa.
Rủi ro khi mua bán hàng hóa không có hợp đồng
Như khái niệm về hợp đồng mua bán mà Luật sư đã chia sẻ ở phần đầu thì mua bán không lập hợp đồng tức là mua bán mà không ghi nhận thỏa thuận về việc mua bán. Đây chính là lý do sẽ khó giải quyết tranh chấp về mua bán hàng hóa nếu phát sinh.
Ví dụ về tranh chấp phát sinh khi mua bán hàng hóa không có hợp đồng:
✔ Bên bán muốn chứng minh đã thỏa thuận giá bán trước khi chở hàng đến cũng rất khó vì các bên không ghi nhận thỏa thuận này, và cũng không có thỏa thuận về việc cấm thay đổi giá mua bán.
✔ Bên mua chuyển tiền đặt hàng mà không thấy giao hàng cùng không biết dựa vào căn cứ nào để yêu cầu bên bán giao hàng vì thời gian, địa điểm, số lượng hàng đặt mua không được thỏa thuận chi tiết.
Đây cũng là dạng tranh chấp khách hàng thường xuyên yêu cầu Luật sư Trí Nam hỗ trợ tư vấn và thay mặt giải quyết tranh chấp. Thông thường mua bán hàng không hợp đồng thường có giá trị nhỏ, một vài trường hợp hàng hóa mua bán có giá trị lớn chỉ đến từ việc các bên cố tình không ký hợp đồng mà vẫn thực hiện quy trình mua bán theo thỏa thuận.
Đặt hàng qua zalo và email có giá trị xác lập việc mua bán hàng hóa không?
Zalo, email là các phương thức giao dịch điện tử, nên đặt hàng qua zalo, email chỉ có giá trị khi các bên thừa nhận phương thức giao dịch này hoặc có căn cứ để xác định giá trị của quan hệ mua bán xác lập qua zalo, email.
Lừa đảo trong mua bán hàng hóa thì khởi kiện tại đâu?
Khi phát hiện mình bị người khác lừa mua hàng, gian dối trong việc mua bán hàng hóa thì bạn có quyền liên hệ một trong các cơ quan sau: (i) Công an kinh tế cấp quận, huyện; (ii) Khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
Chế tài áp dụng khi mua hàng không trả tiền là gì?
Bên chậm trả tiền mua hàng đúng quy định sẽ phải: Thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận; Chịu lãi suất chậm trả tiền theo quy định; Bồi thường thiệt hại nếu có. Trường hợp trong thỏa thuận có ghi nhận việc phạt hợp đồng thì mức phạt hợp đồng của hành vi chậm trả tiền là không quá 8% tổng số tiền chậm thanh toán.
Tham khảo: Mức lãi suất chậm trả do vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Quy định về trách nhiệm giao hàng theo hợp đồng mua bán
✔ Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ
1. Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.
✔ Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại
Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
✔ Bảo đảm chất lượng vật mua bán
1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
✔ Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng mua bán
✔ Căn cứ xác lập cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
✔ Quy định về quyền của bên cầm giữ
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
✔ Quy định về nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
✔ Quy định về chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;
2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ;
3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong;
4. Tài sản cầm giữ không còn;
5. Theo thỏa thuận của các bên.
Quy định về bảo hành trong hợp đồng mua bán
Bảo hành là biện pháp bảo đảm chất lượng đối với một số hàng hóa nhất định khi mua bán, thông thường quy định về hình thức, thời gian và cách thức bảo hành được ghi nhận trọng các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh loại hàng hóa, còn về quy định pháp luật dân sự thì hiện Bộ luật dân sự quy định các nội dung về bảo hành hàng hóa như sau:
✔ Bảo đảm chất lượng vật mua bán
+ Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
+ Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
+ Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
– Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
– Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
– Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
✔ Quy định về nghĩa vụ bảo hành
+ Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
✔ Quy định về quyền yêu cầu bảo hành
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
✔ Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành
+ Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
+ Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
+ Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
✔ Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành
+ Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
+ Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Luật sư tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa uy tín tại Hà Nội
Luật Trí Nam chuyên tư vấn hợp đồng kinh tế, với đội ngũ luật sư dày kinh nghiệm việc tư vấn hợp đồng mua bán được triển khai chắc chắn và nhanh gọn, các yêu cầu về hợp đồng khách hàng đưa ra được giải quyết triệt để. Những nội dung công việc luật sư thực hiện thường bao gồm:
✔ Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán theo yêu cầu của khách hàng.
✔ Dịch vụ tư vấn, kiểm tra hiệu lực hợp đồng và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng
✔ Dịch vụ tư vấn xây dựng nội dung phụ lục hợp đồng, thỏa thuận kèm theo hợp đồng.
✔ Dịch vụ kiểm tra ưu điểm và điểm bất lợi của chủ thể khi giao kết hợp đồng.
✔ Dịch vụ luật sư đại diện đàm phán hợp đồng, ký kết hợp đồng, thỏa thuận sửa đổi hợp đồng hoặc đại diện khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
✔ Dịch vụ luật sư bào chữa giải quyết tranh chấp hợp đồng khi khởi kiện tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài.
Quý khách hàng hãy đưa ra các yêu cầu mình mong muốn để được chúng tôi tư vấn và xây dựng kế hoạch triển khai công việc nhanh nhất, tích kiệm chi phí nhất mà lại hiểu quả. Thông tin liên hệ xin gửi về
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0904.588.557
Công ty luật Trí Nam rất mong sẽ được hợp tác với quý khách hàng trong công việc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe yêu cầu tử Quý vị.