Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất theo quy định pháp luật mới nhất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất theo quy định pháp luật

mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất hiện chưa được ban hành kèm theo văn bản pháp lý nào..dựa trên các quy định chung của BLDS 2015 hợp đồng đặt cọc thường có..

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?

     Mua bán đất đai hay còn gọi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những giao dịch quan trọng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên thực tế, có không ít trường hợp đã giao kết hợp đồng nhưng một trong hai bên thay đổi ý định, gây ra nhiều thiệt hại cho đối phương. Do vậy, để giảm thiểu tính rủi ro của việc giao kết xuống thấp nhất, các bên thường kí thêm hợp đồng đặt cọc mua đất. 

     Để hiểu rõ khái niệm hợp đồng đặt cọc mua đất cần đi từ khái niệm đặt cọc. Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra quy định như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     Từ định nghĩa về khái niệm đặt cọc có thể hiểu hợp đồng đặt cọc mua đất là việc một trong hai bên giao tài sản đặt cọc cho bên còn lại trong một thời hạn để bảo đảm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Điều kiện để hợp đồng đặt cọc mua đất có hiệu lực

     Là một trong những giao dịch dân sự nên để hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Hai bên phải có năng lực pháp luật dân sự cùng năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  • Hai bên phải tự nguyện đặt cọc. Nếu hợp đồng chỉ có chữ ký của một bên thì sẽ không thể xác định ý chí tự nguyện của cả hai khi tham gia vào giao dịch dân sự này. Khi đó hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu.

  • Mục đích cùng nội dung của việc đặt cọc không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội.

Giấy đặt cọc mua đất viết tay

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

     Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bất kì hợp đồng nào luôn là vấn đề cốt lõi trong bất kì giao dịch nào, nhất là đối với những hợp đồng quan trọng như đặt cọc mua đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

     Mục đích của việc đặt cọc mua đất là để các bên tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây được xác định là hợp đồng song vụ nên quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. 

     Trong hợp đồng đặt cọc mua đất, bên đặt cọc sẽ giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị để đảm bảo việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn thành thì hai bên hoàn trả lại tài sản đã nhận đặt cọc của đối phương. 

    Nếu một trong hai bên phá vỡ thỏa thuận ban đầu thì khoản tiền đặt cọc sẽ bị mất, nó sẽ được tự động thuộc về bên kia như một sự “bù đắp thiệt hại”. Ngoài ra, hai bên còn có thể thỏa thuận thêm về các điều khoản phạt cọc khác nếu thấy phù hợp. 

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

4. Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán……)

Hôm nay, ngày …tháng … năm 20….  tại…………………………………………………, chúng tôi gồm có:

I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Công ty…………………………. mà đại diện là:

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………

Số CMND: …………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………

II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Công ty…………………………….. mà đại diện là:

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………

Số CMND: …………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………

III. Người làm chứng

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………

Số CMND: …………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: ……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………

IV. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:……………………………………

Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng …..năm ……..

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1. Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua tài sản của bên B tại…………………………………………….

2. Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán tài sản thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ  tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại: ……………………………………………….. với diện tích là ………….. .m2

Giá bán là: ……………………………………………………………………………………………….

3. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng cho bên A, bên A cam kết sẽ trả số tiền là: …………………….. khi hai bên ký hợp đồng mua bán tài sản tại phòng công chứng/ văn phòng công chứng…………………………………………………………………………………………..

Số tiền còn lại sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng…………..ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng/ văn phòng công chứng. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2. Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ………………………………………………………………………….

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 05 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

…………, ngày …tháng ..… năm 20…..

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

    Để tải mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vui lòng tham khảo link dưới đây:

     ===>>>> Hợp đồng đặt cọc mua đất 2021

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất 2021

5. Hỏi đáp về hợp đồng đặt cọc mua đất

Câu hỏi 1: Xe ô tô có được dùng để đặt cọc mua đất được không?

     Bộ luật Dân sự có quy định tài sản đặt cọc có thể là khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị khác, hoàn toàn không có quy định bắt buộc về hình thức. Mà ô tô là vật có thể xác định được giá trị cụ thể và quy đổi thành tiền, do đó nó hoàn toàn có thể dùng để đặt cọc mua đất.

Câu hỏi 2: Hợp đồng đặt cọc mua bán đất có bắt buộc công chứng không?

     Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai không có quy định bắt buộc về hình thức của đặt cọc, việc đặt cọc có thể được lập thành văn bản hoặc không, chỉ cần hai bên chứng minh được có thỏa thuận đó diễn ra. Do đó, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên trên thực tế, để giảm thiểu tính rủi ro về mặt pháp lý, các bên vẫn nên tiến hành công chứng đồng đặt cọc mua đất.

     KẾT LUẬN: Hiện nay tuy mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất rất phổ biến và có thể dễ dàng tìm kiếm ở nhiều phương tiện nhưng nếu không có kĩ năng, khách hàng không tránh khỏi lúng túng, khó khăn hay thậm chí là sai sót. Do đó, nếu có bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ hãy liên hệ với công ty Luật Toàn Quốc, chúng tôi sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất và các vấn đề pháp lý mà bạn còn chưa rõ như mẫu hợp đồng đặt cọc nhà chung cư, tiền phạt cọc… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc, xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

 

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *