Mẫu hóa đơn bán lẻ, bán hàng chuẩn [Tải file PDF, Excel]

Hiện nay, mẫu hóa đơn bán lẻ thường được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng trực tiếp giữa người bán và người mua khi thanh toán. Vậy mẫu hóa đơn dùng bán lẻ tiêu chuẩn phải đáp ứng được yêu cầu gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

Khi nào sử dụng hóa đơn bán lẻ?

Khi nào sử dụng mẫu hóa đơn bán lẻ?

Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200.000đ thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp bên mua yêu cầu. Vì thế, khi bán đơn hàng có giá trị trên 200.000đ thì buộc phải xuất hóa đơn (GTGT) dù người mua có lấy hay không.

Trường hợp đơn hàng dưới 200.000đ người bán thường lập hóa đơn bán lẻ để giao cho người mua. Ngoài ra, quy định hóa đơn bán lẻ được dùng cho các trường hợp sau:

  • Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Các hóa đơn bán lẻ không có giá trị nhiều về pháp lý nên các đơn vị kinh doanh có thể tự in ấn mẫu hóa đơn bán lẻ theo nhu cầu.

>>> Xem thêm: in sổ tay quà tặng được sử dụng phổ biến nhất

Hóa đơn bán hàng có vai trò quan trọng gì?

Hóa đơn bán hàng có vai trò rất quan trọng trong kế toán bởi nó chính là chứng từ gốc để hạch toán. Ngoài ra, nếu xuất nhập khẩu hàng hóa đến nhiều nước khác thì nó được coi là chứng từ giao dịch quốc tế. Như vậy, kế toán sẽ rõ ràng và việc quản lý thuế cũng dễ dàng hơn.

Nội dung của mẫu hóa đơn bán lẻ hợp lệ

Nội dung hợp lệ của hóa đơn bán lẻ

Hóa đơn bán lẻ cần phải có những nội dung sau:

  • In tên hóa đơn, ký hiệu và mẫu số hóa đơn có kèm số thứ tự (in số nhảy)
  • Tên liên hóa đơn bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán (mua)
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ. Tổng thành tiền bao gồm thuế và chưa có thuế
  • Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, người bán, dấu của người bán (nếu có).
  • Ngày tháng năm lập hóa đơn.

>>> Bạn đã biết đơn vị chuyên in hóa đơn chưa? Tìm hiểu ngay!

Các mẫu hóa đơn bán lẻ phổ biến

Dưới đây là một số mẫu hóa đơn bán lẻ phố biển nhất mà bạn có thể lựa chọn đúng với nhu cầu sử dụng của mình:

Mẫu hóa đơn bán lẻ shop bán hàng

Thiết kế hóa đơn bán lẻ cho shop bán hàng

Bạn có thể tải mẫu hóa đơn bán lẻ qua: File PDF, File Excel

Mẫu hóa đơn bán lẻ dành cho doanh nghiệp

Thủ tục xin cấp hóa đơn bán lẻ

Thủ tục bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp hóa đơn bán lẻ
  • Các giấy tờ liên quan
  • Người đề nghị cấp hóa đơn bán lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế thì đơn vị kinh doanh phải nộp thuế theo quy định. Chứng từ của người nộp thuế đề nghị cấp hóa đơn và cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm đóng dấu cho cơ quan thuế vào phía trên và bên trái của liên 1, liên 2 khi giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, trường hợp liên thứ 3 sẽ dùng để lưu cơ quan thuế.

>>> Tham khảo: Các dịch vụ in ấn mà In Đại Minh đang cung cấp

Các loại hóa đơn

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng: Dành cho các tổ chức khai, tính thuế theo cách khấu trừ trong những hoạt động như sau:
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa.
  • Hoạt động vận tải quốc tế.
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp coi như xuất khẩu.
  1. Hóa đơn bán hàng:
  • Dùng cho các cổ chức, cá nhân khai tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ nội địa và xuất vào khu phi thuế.
  1. Các hóa đơn khác gồm: vé, thẻ, tem, phiếu thu tiền, bảo hiểm,…
  2. Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, vận tải quốc tế, chứng từ thu phí ngân hàng,…

Hóa đơn GTGT khác gì so với hóa đơn bán hàng?

Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng

Đối tượng lập hoá đơn
Doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Công ty, doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nộp theo hình thức thuế khoán và hóa đơn của cơ quan thuế.

Đối tượng phát hành
Có thể tự in hoặc đặt in, mua sẵn của cơ quan Thuế
Bắt buộc phải mua hóa đơn của cơ quan thuế

Hình thức kê khai
Hóa đơn phải được kê khai đầu ra và đầu vào để đạt điều kiện khấu trừ.
Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra

Về chữ ký
Đủ chữ ký của người bán hàng và giám đốc.
Chỉ cần chữ ký của người bán hàng.

Về thuế suất
Phải được ghi đầy đủ trên hóa đơn.
Không cần liệt kê.

Về con dấu
Dấu tròn
Dấu vuông hoặc tròn

Lưu ý khi sử dụng hóa đơn bán lẻ

Khi sử dụng hóa đơn bán lẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Trên mẫu hóa đơn phải đầy đủ thông tin của đơn vị bán hàng (có thể đính kèm logo)
  • Hóa đơn bán lẻ có sẵn thường có 2 liên để người mua giữa 1 liên và người bán giữ 1 liên với mục đích quản lý và lưu trữ.
  • Nhập hóa đơn phải ghi rõ ràng chính xác họ tên, địa chỉ khách hàng.
  • Tên hàng hóa dịch vụ phải được ghi đầy đủ. Nếu các dòng không viết hết cần phải gạch chéo.
  • Đơn vị tính thực tế
  • Ghi số lượng hàng hóa bán ra thực tế
  • Đơn giá: Viết giá bán thực tế (không có VAT)
  • Thành tiền: Ghi số lượng X đơn giá
  • Cộng: Tổng giá trị hàng hóa, ghi bằng cả số và chữ.
  • Ghi ngày tháng năm bán hàng hóa
  • Cả người mua và người bán cùng ký tên vào hóa đơn bán lẻ. Sau đó người mua đưa cho người bán 1 liên và giữ lại 1 liên.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách lập và sử dụng mẫu hóa đơn bán lẻ tiêu chuẩn. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *