Mẫu giấy vay tiền viết tay năm 2022 [Mới nhất]

Giấy vay tiền là văn bản thỏa thuận về việc bên cho vay giao tiền cho bên vay trong một thời hạn nhất định để nhận tiền lãi, bên vay tiền phải trả lãi, trả gốc cho bên vay theo đúng thỏa thuận đã giao kết. Luật Trí Nam chia sẻ các mẫu giấy vay tiền mới nhất và cách viết giấy cho vay tiền chuẩn xác.

Mẫu giấy vay tiền mới nhất

Trong thực tế để xác lập một khoản vay bạn có thể dùng nhiều loai giấy tờ khác nhau, cụ thể:

  • Xác lập một khoản vay bằng giấy vay tiền, giấy mượn tiền với thỏa thuận chi tiết về lãi suất.
  • Xác nhận số tiền nợ từ một phía sử dụng giấy xác nhận nợ hay giấy nhận nợ.

Theo Luật Trí Nam cho vay tiền mà không có giấy tờ sẽ khiếu khả năng bị trượt nợ là rất cao. Bởi giấy vay tiền không phải là ràng buộc thúc ép người vay trả nợ sớm nhưng nó thể hiện sự tôn trọng khoản vay của bên nợ khi họ giao kết nó.

Quý vị cần lập giấy vay tiền tham khảo các mẫu giấy vay tiền tại đây

  • Mẫu giấy vay tiền cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY VAY TIỀN

Hôm nay ngày … tháng … năm 20… tại Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội chúng tôi gồm có:

I. BÊN CHO VAY: (BÊN A)

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Số CMTND                  Ngày cấp                     Nơi cấp

HKTT: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

II. BÊN VAY (BÊN B)

Họ và tên: TRẦN VĂN B

Số CMTND                  Ngày cấp                     Nơi cấp

HKTT: xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Bên B đồng ý cho bên A vay tiền với nội dung sau:

1. Số tiền cho vay: 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng Việt Nam).

Được Bên A chuyển cho Bên B bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng ngày … tháng … năm 20….

2. Mức lãi suất: 7% /Năm

3. Thời điểm trả gốc và lãi

– Thời điểm thanh toán lãi:

– Thời điểm thanh toán gốc:

4. Cam kết của các bên: Các bên cam kết việc giao kết hợp đồng vay tiền/ giấy vay tiền là tự nguyện, không bị ép buộc đồng thời đồng ý với thỏa thuận đã ghi trong tài liệu này bằng cách ký tên dưới đây.

BÊN A                    BÊN B

  • Mẫu giấy nhận nợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN NỢ

Hôm nay ngày … tháng … năm 20… tại Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, tôi là người có thông tin sau đây:

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Số CMTND                  Ngày cấp                     Nơi cấp

HKTT: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Bằng giấy nhận nợ này tôi xin xác nhận tôi đang nợ Ông TRẦN VĂN B (CMTND số …, địa chỉ) Số tiền 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng Việt Nam).

Tôi cam kết sẽ thực hiện việc trả nợ như sau:

1. Chậm nhất ngày … tháng … năm … tôi sẽ trả đủ cho Ông B số tiền đã vay.

2. Vào ngày mồng năm hàng tháng tôi sẽ trả cho Ông B số tiền lãi vay là: 1.000.000 đồng/ 01 tháng.

3. Các nội dung xác nhận nợ của tôi là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không nhầm lẫn. Tôi xin xác nhận dưới đây.

NGƯỜI VIẾT GIẤY

  • Mẫu giấy mượn tiền không lãi

Vay tiền không lãi là hoạt động hỗ trợ tài chính trong kinh doanh, dân sự giữa đối tác với nhau, do đó các bên không xác lập lãi suất của khoản vay. Nhiều trường hợp vì mức lãi suất chưa cố định, hoặc ý chí các bên không muốn thể hiện mức lãi vay nên các bên thỏa thuận ghi nhận khoản nợ không tính lãi. Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định “chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác” tức là có thỏa thuận thì được tính lãi còn, không thỏa thuận lãi suất cũng không sao.

Vay nợ là gì? Giấy vay nợ có giá trị thế nào?

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì vay nợ là một giao dịch dân sự nên nó có thể xác lập trên có sở hợp đồng vay tiền hoặc hành vi pháp lý đơn phương thông qua việc nhận nợ. Thuật ngữ Giấy vay nợ và Giấy vay tiền đều có cách hiểu như nhau, Giấy vay tiền viết tay là thỏa thuận dân sự xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên về khoản nợ phát sinh. Theo đó:

✔ Khi khoản nợ được phát sinh từ một hợp đồng, một thỏa thuận chuyển đổi nghĩa vụ thành khoản nợ thì giấy vay tiền là một phẩn của giao dịch trước đó. Khi đó đánh giá hiệu lực của giấy vay nợ được xác định trong tình huống chung.

Ví dụ: A đưa B tiền mua hộ đất nhưng số tiền A đưa cho B lại ghi nhận là giấy vay tiền. Khi đó giấy vay tiền có thể bị vô hiệu do đây là giao dịch giả tạo

✔ Khi khoản nợ được hình thành độc lập dựa trên giao dịch dân sự của các cá nhân, tổ chức thì giấy vay tiền được xác định là căn cứ xác lập nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đối với các bên. Quy định pháp luật điều chỉnh sẽ áp dụng theo quy định về hợp đồng vay theo Bộ luật dấn sự 2015.

Thế chấp tài sản để vay mượn tiền quy định thế nào?

Thế chấp là một biện pháp đảm bảo trong đó thế chấp để vay tiền là việc bên vay tiền dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ mà không chuyển giao tài sản cho bên cho vay tiền. Do vậy mẫu giấy vay tiền không thế chấp sẽ có thêm nội dung về tài sản thế chấp trong đó nên có các tiêu chí sau:

  1. Một là tài sản thế chấp và cam kết của bên thế chấp về tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay tiền, tài sản không bị tranh chấp.
  2. Hai là giải quyết tài sản thế chấp khi nghĩa vụ trả nợ không được bên vay tiền thực hiện đúng.
  3. Ba là nghĩa vụ bảo quản tài sản thế chấp của bên thế chấp trong suốt quá trình thế chấp.

Trường hợp trong mẫu giấy vay tiền vì một lý do nào đó các bên không thỏa thuận chi tiết các nội dung như Luật sư đã nêu thì Quý vị lưu ý quy định pháp luật cũng có đủ, chi tiết các quy định về xử lý tài sản thế chấp.

Hiệu lực của giấy vay nợ viết tay

✔ Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đông vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều luật này không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản và cũng không yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng vay. Vì vậy, giấy vay nợ viết tay vẫn được coi là một hợp đồng vay tài sản và có giá trị pháp lý.

✔ Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của người vay như sau: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn ”. Do đó, nếu người vay không thực hiện việc trả nợ cho bên cho vay theo đúng thời hạn ghi nhận trong giấy vay nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc và buộc người này phải hoàn trả tiền gốc và lãi vay (nếu có) cho bên cho vay.

✔ Khi nộp hồ sơ khởi kiện, Bên cho vay phải nộp kèm bản chính giấy vay nợ viết tay cho tòa án theo quy định của Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự. Giấy vay nợ viết tay sẽ được tòa án sử dung làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

✔ Việc Bên vay không thừa nhận chữ ký của mình trên giấy vay, thì người vay phải đưa ra chứng cứ để chứng minh (khoản 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự) hoặc theo yêu cầu của đương sự tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định đối với chữ ký của bên vay theo Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Mẫu giấy vay tiền viết tay nên có các nội dung gì?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY VAY TIỀN

Hôm nay ngày … tháng … năm 20… tại Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội chúng tôi gồm có:

I. BÊN CHO VAY: (BÊN A)

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Số CMTND                  Ngày cấp                     Nơi cấp

HKTT: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: Số XXX Định Công thượng, phường Định công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

II. BÊN VAY (BÊN B)

Họ và tên: TRẦN VĂN B

Số CMTND                  Ngày cấp                     Nơi cấp

HKTT: xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Bên B đồng ý cho bên A vay tiền với nội dung sau:

1. Số tiền cho vay: 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng Việt Nam).

Được Bên A chuyển cho Bên B bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng ngày … tháng … năm 20…

2. Mức lãi suất: 7% /Năm

3. Thời điểm trả gốc và lãi

– Thời điểm thanh toán lãi:

– Thời điểm thanh toán gốc:

4. Cam kết của các bên: Các bên cam kết việc giao kết hợp đồng vay tiền/ giấy vay tiền là tự nguyện, không bị ép buộc đồng thời đồng ý với thỏa thuận đã ghi trong tài liệu này bằng cách ký tên dưới đây.

BÊN A                    BÊN B

Đây là các nội dung thường có của giấy vay tiền, bạn có thể ghi nhận thêm các nội dung như: Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp; Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại,…

Làm hợp đồng vay tiền có gì khác biệt?

Bộ luật dân sự 2015 không quy định nội dung cần có trong hợp đồng vay tiền mà các bên hợp đồng không phải là tổ chức tín dụng, công ty tài chính. Do đó nếu công ty, cá nhân bạn lập hợp đồng vay tiền thì có thể sử dụng nội dung đơn giản như mẫu giấy vay tiền mà Luật sư chia sẻ ở trên. Hoặc ghi nhận chi tiết quyền, nghĩa vụ các bên đồng thời thỏa thuận thêm các nội dung mà một hợp đồng dân sự thường có.

Quý khách hàng cần trợ giúp soạn thảo hợp đồng vay tiền hợp pháp liên hệ Luật sư Trí Nam ngay hôm nay theo số 0904.588.557

Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Cách viết Giấy vay tiền chính xác

Đối với trường hợp các bên cho vay tiền muốn thỏa thuận chi tiết các nội dung liên quan đến đảm bảo khoản vay, nghĩa vụ của các bên trong việc vay và trả nợ đúng hạn thì có thể thay đổi bố cục của Giấy vay tiền – Hợp đồng vay tiền theo dạng điều khoản. Trong đó bổ sung điều khoản sau:

✔  Điều khoản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều khoản này giúp xác định lỗi của các bên khi thực hiện hợp đồng vay để từ đó xác định cơ chế bồi thường thiệt hại và các quyền khác của bên bị vi phạm.

✔  Điều khoản thỏa thuận về bảo lãnh, bảo đảm khoản vay

✔  Điều khoản thỏa thuận về lãi suất chậm trả

Tham khảo: Mức lãi suất chậm trả được áp dụng

✔  Điều khoản thỏa thuận về giải quyết tranh chấp

Kinh nghiệm giao kết Giấy vay tiền – Hợp đồng vay tiền

Theo quy định hiện hành thì hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên yêu cầu công chứng là việc Luật sư khuyến khích khách hàng thực hiện bởi hợp đồng cho vay tiền công chứng sẽ là chứng cứ hợp pháp không phải xác minh khi giải quyết tranh chấp về vay nợ hoặc khởi kiện đòi nợ tại Tòa án. Lưu ý khi soạn thảo giấy vay tiền đối với cá nhân là:

  1. Cần xác định rõ thông tin cá nhân gồm CMTND/ CCCD và địa chỉ hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại.
  2. Cần thỏa thuận rõ cơ chế giải quyết khi cá nhân mất khả năng trả nợ, cố tình không trả khoản nợ đến hạn.
  3. Cần thỏa thuận rõ về nghĩa vụ chịu các khoản phí tổn cho việc thu hồi nợ, khởi kiện.
  4. Cần thỏa thuận rõ mức lãi suất chậm trả và các nghĩa vụ bồi thường, bởi tranh chấp cá nhân về vay nợ rất khó để các có quan hỗ trợ cung cấp thông tin mức lãi suất áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp.

Luật Trí Nam nhận dịch vụ khởi kiện thu hồi nợ uy tín đảm bảo khả năng thành công cao, tích kiệm thời gian đi lại và chi phí theo kiện cho khách hàng. Quý khách hàng cần hỗ trợ giải quyết vướng mắc về vay nợ hãy liên hệ luật sư theo số 0904.588.557.

Tham khảo: Thủ tục khởi kiện đòi nợ

Có được nhận thế chấp nhà đất khi cho cá nhân vay tiền?

✔  Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền “Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.

✔  Điểm đ Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền “Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.

✔  Tại Khoản 2 Điều 144 Luật Nhà ở năm 2014: “Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật” (trừ trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất hợp pháp của mình; cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 147 Luật Nhà ở năm 2014).

Như vậy pháp luật không cấm cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà khi cho vay tiền. Nên kèm hợp đồng cho vay tiền bạn có thể lập thêm hợp đồng thế chấp. 

Quy định về nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay vợ/chồng đã xác lập

Thông thường Giấy vay tiền/ Hợp đồng vay tiền sẽ được lập kèm Giấy biên nhận tiền trong đó bên vay cần yêu cầu Bên đi vay cung cấp bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu để đảm bảo khi khoản nợ đến hạn không trả Bên cho vay hoàn toàn đủ điều kiện để khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại số tiền nói trên. Khi cho vay, người cho vay cũng nên hiểu thêm về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng của bên đi vay để hiểu điểm mạnh, điểm yếu khi đòi nợ. Về vấn đề này Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng phải cùng trả các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây:

“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Điều 27 Luật này cũng khẳng định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên.

Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).

Tham khảo: Dịch vụ luật sư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *