Mẫu giấy đi đường liên tỉnh là căn cứ để các cán bộ và người lao động làm các thủ tục cần thiết khi đi công tác và thanh toán công tác phí.Bạn có thể tải miễn phí mẫu giấy đi đường về, tham khảo sử dụng với đầy đủ các thông tin dành cho chuyến công tác như: tiền ứng, số ngày công tác, độ dài chặng đường…Mẫu giấy đi đường liên tỉnh được lập ra như thế nào? Những lưu ý cần có khi lập giấy đi đường liên tỉnh là gì?
Giấy đi đường liên tỉnh là gì?
Giấy đi đường liên tỉnh là văn bản phục vụ cho nhu cầu cấp kinh phí đi đường của các cán bộ, công, nhân viên trực thuộc các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Văn bản này sẽ do bộ phận Hành chính – Nhân sự của doanh nghiệp lập ra. Nó liệt kê ra tất cả các loại chi phí phát sinh mà cán bộ, nhân viên được cử đi công tác đã phải tạm ứng. Công ty sẽ căn cứ vào đó để trả lại cho họ toàn bộ số tiền ấy.
Giấy đi đường liên tỉnh dùng để làm gì?
Giấy đi đường liên tỉnh là căn cứ để những người đi công tác nhận được khoản thanh toán cho những chi phí họ đã bỏ ra trong quá trình công tác. Đây là văn bản dùng để xác nhận thời gian mà người đi công tác được hưởng lưu trú tới nơi, và dùng để xác nhận ngày quay về của đối tượng ấy.
Văn bản này khi được nộp kèm theo các loại chứng từ xác nhận các khoản chi khác (tiền ăn ở, đi lại…) sẽ tạo thành bộ thủ tục thanh toán hoàn chỉnh theo đúng như yêu cầu của bộ phận Kế toán.
Trong một số trường hợp, mẫu giấy đi đường còn được dùng để thay thế cho giấy đề nghị tạm ứng; mục đích là để dự trù những khoản tiền cần đi, các khoản kinh phí cho quá trình công tác. Nó sẽ có những nội dung như: số tiền ứng; độ dài quãng đường công tác; số ngày cán bộ/nhân viên ấy đi công tác…
Mẫu giấy đi đường liên tỉnh
Mẫu số 04-LĐTL
Mẫu C16 – HD
Hướng dẫn cách lập giấy đi đường liên tỉnh
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
- Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
- Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
- Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
- Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hỏa, máy bay …
- Cột 4: Độ dài chặng đường từ nơi đi đến nơi đến.
- Cột 5: Ghi thời gian công tác.
- Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
- Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hóa đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Một số lưu ý khi lập giấy đi đường liên tỉnh
Khi viết/lập giấy đi đường, người lập văn bản cần lưu ý những điều sau đây:
Các mốc thời gian (ngày, tháng, năm) phải được liệt kê rõ ràng, cụ thể và chính xác.
Các khoản chi tiêu dự tính trước và trong khi đi công tác cũng phải được ghi ra một cách rõ ràng và chi tiết. Để bảo đảm bảo tính xác thực của loại giấy tờ này, người ta thường gửi nó cùng với các loại hóa đơn… để minh chứng cho các chi phí phát sinh trong quá trình công tác. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể thanh toán số tiền mà người nhân viên ấy đã bỏ ra một cách chính xác, không có sự sai sót.
Người đi công tác muốn xin giấy đi đường từ phòng Hành chính – Nhân sự hoặc Kế toán thì phải nêu rõ lý do và xuất trình đầy đủ quyết định của các lãnh đạo công ty về việc cử người đó đi công tác.
Cán bộ/nhân viên được cử đi công tác chỉ có thể nhận được các khoản công tác phí sau khi kế toán trưởng của công ty duyệt xong văn bản họ đã nộp.
Mẫu giấy đi đường liên tỉnh
Trường hợp được đi liên tỉnh khi dịch covid diễn biến phức tạp
– Người đi khám, chữa bệnh: người từ các tỉnh vào TP để khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu) và phải có giấy chuyển viện (của các bệnh viện) từ các tỉnh, TP đến bệnh viện tại TP, giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký của các bệnh viện tại TP.
Người đi khám bệnh có thể đi bằng các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không); ôtô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện y tế nêu trên).
– Người dân đi từ các tỉnh, thành khác trở về tỉnh, thành mình đang sinh sống phải đảm bảo các điều kiện sau: có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP như: hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, giấy khai sinh (đối với trẻ em).
- Có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu). Người dân di chuyển trên các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không); xe ôtô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).
- Để được đi lại, người dân phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền: văn bản của UBND tỉnh, thành nơi đi; hoặc văn bản của Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố đi tới
– Người dân đi từ nơi mình đang sinh sống đến các tỉnh, thành phố khác trong một số trường hợp cấp bách: đối tượng gồm: người đưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai; thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài; và một số trường hợp cấp bách khác.
- Người dân phải đảm bảo các điều kiện: là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm vắc xin COVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm).
- Có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế. Có giấy tờ liên quan đến người liên quan đến đối tượng (thư mời, giấy hẹn của cơ quan, đơn vị…).
- Phương tiện đi lại gồm các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không); ôtô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên). Trường hợp đi lại phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền: văn bản của UBND tỉnh, TP nơi đến; hoặc văn bản của Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố hiện tại..
– Người từ các tỉnh, thành phố này đến các tỉnh, thành phố khác trong một số trường hợp cấp bách với mục đích: đưa đón người bệnh hiểm nghèo, con nhỏ, phụ nữ mang thai, thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài, một số trường hợp cấp bách khác.
- Người dân phải đảm bảo các điều kiện sau: được UBND các tỉnh, TP nơi cư trú cho phép, xác nhận. Có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế.
- Người dân di chuyển trên các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không); ôtô cá nhân (lái xe và tất cả người đi cùng phải đáp ứng điều kiện nêu trên).
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net về Mẫu giấy đi đường liên tỉnh. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo giấy ủy quyền; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục giấy khai sinh online, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Giấy đi đường liên tỉnh có bắt buộc không?
– Không phải đơn vị, cơ quan nào cũng bắt buộc sử dụng mẫu giấy đi đường khi đi công tác, tuy nhiên giấy đi đường lập ra nhằm mục đích ghi lại các khoản chi phí dự kiến để kế toán có căn cứ hoàn phí, nếu không xuất trình giấy đi đường thì xem như người lao động sẽ mất luôn khoản tiền mà người đó đã chi.
– Do đó, trong những thủ tục để giao dịch thanh toán công tác phí, giấy đi đường có một vai trò quan trọng đối với người lao động. Giấy đi đường là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong việc làm thủ tục nhận công tác phí, ứng công tác phí cả trong hai trường hợp công tác trong nước hay công tác nước ngoài.
– Giấy đi đường chỉ không bắt buộc trong trường hợp doanh nghiệp đã khoán cho người lao động một khoản công tác phí. Tuy nhiên, để giao dịch thanh toán khoản này, người lao động cần phải có những hóa đơn, chứng từ về việc đi lại, ăn ở và những chi phí khác phục vụ cho mục đích công việc.
Nếu quên giấy đi đường liên tỉnh khi đi công tác có bị làm sao không?
Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp. Giấy đi đường là căn cứ gửi đến bộ phận kế toán doanh nghiệp để thanh toán các khoản chi phí tạm ứng. Nếu không có giấy đi đường, thì có thể các khoản tạm ứng chi phí đi đường trước đó sẽ không được hoàn ứng.
5/5 – (1 bình chọn)