Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng phải đảm bảo đầy đủ nội dung và chính xác thì mới được cơ quan cấp trên duyệt.
Bước 1: Phần kính gửi. Người đề nghị phải ghi tên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Thông thường là Tổng Giám đốc/Giám đốc của công ty.
Bước 2: Ghi thông tin cá nhân của người đề nghị. Ghi rõ họ tên, địa chỉ, chức vụ công việc trong doanh nghiệp, số điện thoại,…
Bước 3: Ghi rõ số tiền đề nghị tạm ứng. (ghi bằng số và bằng chữ)
Bước 4: Trình bày rõ lý do tạm ứng tiền.
Bước 5: Ghi rõ thời hạn thanh toán tạm ứng.
Bước 6: cuối đơn là chữ ký của người đề nghị và bộ phận xét duyệt.
Lưu ý khi viết giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng
Thời điểm được tạm ứng: người đề nghị chỉ được tạm ứng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Lý do tạm ứng:
-
Mua sắm trang thiết bị, vật tư, chi phí xây dựng (phục vụ cho dự án đang triển khai của công ty)
-
Giải quyết một công việc cụ thể nào đó trong quá trình thực hiện dự án.
Quy định số tiền tạm ứng:
-
Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có)
-
Trường hợp đặc biệt phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng
Người tạm ứng phải có trách nhiệm với việc thực hiện tạm ứng hợp đồng của mình
-
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về số tiền đã tạm ứng
-
Sử dụng số tiền tạm ứng đúng mục đích, trong phạm vi dự án.
-
Hoàn lại số tiền đã tạm ứng nếu sử dụng không hết số tiền đã tạm ứng.
-
Sau khi dùng số tiền tạm ứng hoàn thành công việc, phải lập biên bản thanh toán tạm ứng để thanh toán toàn bộ cũng như thống kê số tiền tạm ứng vào những công việc cụ thể.
Thành phần hồ sơ tạm ứng
-
Giấy đề nghị tạm ứng
-
Bảo đảm thực hiện hợp đồng
-
Bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có)
-
Hợp đồng hai bên ký kết.