Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình cập nhật mới nhất 2022

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình cập nhật mới nhất 2022

Đơn thuận tình ly hôn là biểu mẫu áp dụng giải quyết về ly hôn của tòa án, nội dung bao gồm: Vấn đề con chung, cấp dưỡng sau ly hôn, tài sản, nhà ở, nợ chung và các vấn đề khác thực hiện sau ly hôn. Trước khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, bạn nên nghiên cứu kỹ quy định pháp luật về hôn nhân gia đình và văn bản liên quan để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình

1. Tư vấn viết đơn xin ly hôn thuận tình

– Để giải quyết những vướng mắc về Ly hôn thuận tình và quy định pháp luật hôn nhân gia đình khác. Bạn có thể kết nối với Luật Minh Gia để được luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ, giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến Luật HNGĐ, Ly hôn, quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng … để bạn có quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

– Nếu chọn giải quyết Ly hôn thuận tình thì vợ và chồng viết đơn, cùng ký đơn và chuẩn bị hồ sơ gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Nội dung đơn thuận tình ly hôn theo mẫu sau đây:

>> Tư vấn, hướng dẫn viết đơn thuận tình ly hôn, gọi: 1900.6169

2. Chi tiết Mẫu Đơn ly hôn thuận tình

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN,

 NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Hà nội, Ngày………tháng…….năm 2021

 

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN……….. – TP HÀ NỘI.

Họ và  tên chồng: ……………………………….Sinh ngày:……………………

CMND số: …………………, do công an Hà Nội cấp ngày:………………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

Họ và  tên vợ: ………………………………….Sinh ngày:………………………

CMND số: …………………, do công an Hà Nội cấp ngày:………………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

Xin trình bày với quý toà một việc như sau:

Hai chúng tôi đã kết hôn từ năm ………..có đăng ký kết hôn tại UBND phường ……….

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân …………………… công nhận thuận tình ly hôn, lý do: ……….

Vì vậy, chúng tôi làm đơn thuận tình ly hôn này kính mong Quý Toà xem xét giải quyết cho chúng tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

Về con chung

Có (chưa có):………………………………………..

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

……………………………………………………………

Về tài sản chung

Chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận chia như sau: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì).

……………………………………………………………

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung)

Về nhà ở

Chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

……………………………………………………………

(Nếu không có nhà ở thì ghi không có)

Về vay nợ chung

Vợ chồng chúng tôi đã tự nguyện thoả thuận như sau:

……………………………………………………………

Kính đề nghị Quý Toà xem xét giải quyết.

     Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm ……

Họ và tên chồng

 

Họ và tên vợ

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục và Mẫu đơn thuận tình ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

>> Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn, Gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết liên quan đến vấn đề ly hôn để có phương án giải quyết phù hợp:

>>  Mẫu đơn xin ly hôn 

>>  Hướng dẫn thủ tục ly hôn

3. Tình huống tư vấn ly hôn và hướng dẫn viết đơn ly hôn thuận tình

3.1 Giải đáp thắc mắc về mẫu đơn ly hôn thuận tình?

Câu hỏi:

Kính chào luật sư! Em và chồng em có đến tòa án xin ly hôn (là thuận tình ly hôn), em có làm đơn xin ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký nhưng khi nộp vào thì tòa án không đồng ý đơn đó và yêu cầu viết lại với tiêu đề là đơn khởi kiện và tòa yêu cầu em lên UNND xã xin giấy xác nhận rằng em thường trú tại nơi ở. Em không hiểu là thuận tình ly hôn tại sao lại yêu cầu viết thành đơn khởi kiện.Kính mong luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quy định hiện nay, không có quy định yêu cầu đương sự phải lựa mẫu đơn ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương nào bắt buộc các đương sự phải thực hiện theo. (quyền lựa chọn ly hôn là của đương sự theo quy định luật Hôn nhân gia đình)

Tuy nhiên, một số địa phương lại có một mẫu đơn sử dụng thống nhất tại đơn vị đó. Có thể trường hợp của anh, chị họ yêu cầu làm lại mẫu đơn chung so tòa đang sử dụng. Đơn khởi kiện cho một bên ký. Sau khi TAND nhận đơn tiến hành hòa giải bên còn lại đồng ý giải quyết ly hôn thì tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau thời hạn 07 ngày mà hai bên đương sự không thay đổi nội dung của biên bản thỏa thuận thì TAND ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của hai anh, chị.

———–

3.2 Thuận tình ly hôn và chia tài sản chung vợ, chồng sau ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Hôm nay tôi ra tòa làm thủ tục ly hôn và đã ký đồng ý ly hôn, chưa nhờ tòa phân chia tài sản, chờ 7 ngày tòa sẽ ký quyết định ly hôn. Nhưng chúng tôi chưa thỏa thuận được vấn đề chia tài sản là căn hộ chung cư. Hiện vợ tôi đứng tên hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư, chưa làm sổ đỏ vì chúng tôi vay một phần tiền mua căn hộ từ ngân hàng, cả 2 vợ chồng cùng ký vay nợ ngân hàng. Vậy luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này tôi có thể ra tòa hủy về việc chưa ly hôn không? Và nếu vẫn giữ nguyên đồng ý ly hôn thì sẽ ảnh hưởng việc chia tài sản sau ly hôn như thế nào ạ? Trân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về vấn đề thuận tình ly hôn và các thủ tục liên quan tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin cung cấp thì hai vợ, chồng bạn là thuận tình ly hôn nên sẽ áp dụng quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết. Cụ thể:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. 

Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự:

Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì hôm nay khi Tòa án đã tiến hành hòa giải thành (hai bên vợ, chồng đều đồng ý ly hôn) thì vẫn còn thời hạn 7 ngày từ ngày có biên bản để bạn xem xét, lựa chọn lại việc có tiếp tục ly hôn hay không. Theo đó, nếu bạn không muốn ly hôn nữa thì trong thời hạn 7 ngày này bạn có thể làm đơn gửi Tòa án nhân dân huyện nơi thụ lý đơn của bạn để rút yêu cầu ly hôn của mình về.

– Liên quan tới chia tài sản chung vợ, chồng: Do pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng với việc giải quyết ly hôn mà có thể tách ra giải quyết thành vụ riêng biệt – tức việc ly hôn không ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản chung. Theo đó, trong trường hợp bạn vẫn giữ nguyên việc công nhận giải quyết thuận tình ly hôn  – tức chưa có yêu cầu chia tài sản thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đó sẽ được xác định là tài sản chưa chia và sau này nếu bạn muốn chia thì bạn vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản đó (nếu chứng minh được những tài sản đó là tài sản chung của vợ, chồng tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân).

———–

3.3 Thủ tục ly hôn thuận tình và giành quyền nuôi con khi ly hôn

Hỏi:

Chào luật sư công ty luật minh gia. E tên hiên năm nay 26 tuổi, em muốn luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn thuận tình và quyền nuôi con. Nội dung như sau aj. Em lấy chồng hơn 5 năm có 1 bé trai 4 tuổi. E đi nhật được 3 năm không có thời gian bên con và con ở cùng chồng. Trong thời gian em đi nhật chồng em có đi ngoại tình và em cũng có bằng chứng ngoại tình. Nay vợ chồng em muốn li hôn nên nhờ luật sư tư vấn thủ tục và hỏi khi em li hôn em có quyền nuôi con không ạ. E xin cảm ơn luật sư.

Tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự cụ thể sau đây:

>> Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn

>> Điều kiện giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn

Nếu chị có căn cứ về việc cuộc sống của hai vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, kéo dài mục đích hôn nhân không đạt được thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết ly hôn. Chị muốn giành quyền nuôi con khi con đã 4 tuổi thì phải chứng minh mình có thời gian chăm sóc con và có đủ điều kiện về kinh tế để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con thì sẽ giành được quyền nuôi con.

————

3.4 Thuận tình ly hôn quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi quy định thế nào?

Kính chào văn phòng luật sư.cháu đã kết hôn 3 năm và có 1cháu trai 18 tháng, nay vợ chồng cháu cùng thống nhất ly hôn vì anh ấy có tính trăng hoa nên vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, không hạnh phúc.

Tuy nhiên cả 2 vợ chồng đều muốn được nuôi con, nên anh dọa nạt nếu ly hôn, cháu đem con đi khỏi nhà thì a sẽ không tha cho cháu, bản thân cháu có công việc ổn định, là 1 bác sĩ nhưng nay cháu đang đi học thêm xa nhà 8 tháng, còn chồng cháu làm hợp đồng, công việc chưa ổn định ở nhà thiếu nhi của tỉnh,mức thu nhập bằng 1/3 của cháu.nhưng anh có lợi thế là ở cùng bố mẹ và có nhà cửa.

Vậy nếu ly hôn cháu có được quyền nuôi con không ? và việc cháu đi học có bất lợi cho việc được giành quyền nuôi con không ?cháu cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi ai được quyền nuôi con?

Theo đó, khi cháu chưa đủ 36 tháng tuổi thì quyền trưc tiếp nuôi dưỡng do bạn nuôi. Trừ trường hợp bạn không có khả năng để nuôi con thì sẽ xem xét trao cho người chồng nuôi.

Trân trọng

P. luật sư Hôn nhân gia đình – Luật Minh Gia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *