Đơn ly hôn là giấy tờ bắt buộc phải có khi vợ chồng muốn ly hôn. Tùy vào từng trường hợp mà vợ chồng có thể viết đơn ly hôn đơn phương hoặc viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Vậy mẫu đơn trong từng trường hợp trên sẽ viết như thế nào? Cách thức điền các nội dung trong mỗi mẫu đơn? Nộp đơn xin ly hôn đến cơ quan nào để yêu cầu giải quyết? Để giải đáp các thắc mắc trên, sau đây Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc “Mẫu đơn xin ly hôn mới năm 2022” trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Đây chính là hình thức thuận tình ly hôn.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Trường hợp này được coi là ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương là vấn đề khi hạnh phúc hôn nhân không còn được níu giữ, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Vì vậy bên cạnh thỏa thuận ly hôn thì việc ly hôn theo yêu cầu của một trong hai bên được gọi là đơn phương ly hôn.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Điều kiện được ly hôn đơn phương là gì?
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì một bên có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, việc ly hôn này sẽ phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ nhất định. Cụ thể tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương là mẫu đơn số 23-DS (Đơn khởi kiện) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải xuống Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng; quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản một cách tự nguyện. Chính vì vậy thủ tục thuận tình ly hôn đơn giản hơn rất nhiều so với ly hôn đơn phương. Vậy đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn như thế nào?
Tải xuống mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này!
Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn
Cách viết đơn ly hôn đơn phương theo mẫu trên được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:
Mục (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
Mục (2) Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:
+ Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
+ Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Mục (3) Ghi họ tên người khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
Mục (4) Ghi đầy đủ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện; ví dụ thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H.
Mục (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (3).
Mục (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (4).
Mục (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nội dung xin ly hôn
* Nội dung xin ly hôn: Các bên trình bày theo hoàn cảnh và lý do thực tế của mình.
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để bạn đọc có thể tham khảo.
Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phúc đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù, tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi dẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn, ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.
Vấn đề con chung
* Về con chung: Ghi thông tin con chung và thỏa thuận quyền nuôi con và trợ cấp cho con nếu có
Bạn cần ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến con bạn như họ tên; ngày sinh; các thông tin về CMND/CCCD (nếu có); nơi cư trú, nghề nghiệp,…
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Chúng tôi có hai con chung:
1. Cháu: Nguyễn Văn Đ Sinh năm:….
Số CMND/CCCD: …………. Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…
Nghề nghiệp: Công nhân cơ ký tại Xí nghiệp cơ khí số 3 tỉnh…
2. Cháu Nguyễn Thị E Sinh năm …….
Hiện là học sinh lớp 8B, Trường THCS xã….., huyện……tỉnh….
Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với mẹ, hàng tháng tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.
Vấn đề tài sản chung
* Về tài sản chung: (A3) (Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể đạt được thỏa thuận).
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận mục này chỉ cần ghi: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi : “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia“
Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê tài sản chung của hai vợ chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.
Các mục khác
Mục (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự, ví dụ:
1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Nguyễn Văn A, bà Phạm Thị C;
2. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn C;
3. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,…
Mục (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
Mục (16) Người khởi kiện phải ký tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện.
Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
–Trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bạn cần chú ý ghi các mục sau đây:
+Ghi rõ thông tin nhân thân của vợ và chông
+Thời gian kết hôn và chung sống; địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không;
-Về phần yêu cầu tòa án giải quyết:
- Về con chung: Hiện nay anh chị đã có con chung với nhau hay chưa; nếu có thì ghi rõ số con; tên tuổi; năm sinh và giới tính của con; và thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con; và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Trường hợp Vợ chồng kết hôn mà chưa có con thì không ghi.
- Về tài sản chung: Liệt kê tài sản chung của hai vợ chồng và việc thỏa thuận phân chia tài sản.
- Về nhà ở: Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nhà ở trong trường hợp có nhà; nếu không có nhà thì ghi là không có.
- Về phần vay nợ chung: Nếu không có nợ chung sẽ ghi vào trong đơn là “Không có”; Nếu có nợ chung thì cần thống kê đầy đủ; chi tiết số nợ chung cụ thể, thời gian trả, người cho vay, tên tài sản;…Thỏa thuận người trả nợ.
– Sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung đơn; vợ chồng cần thống nhất nội dung đơn và ký tên mình vào đơn đề nghị ly hôn thuận tình. Trước khi quyết định viết đơn xin ly hôn thuận tình; cả hai đều phải suy nghĩ thấu đáo; nghiêm túc để không hối hận về quyết định của mình.
Nộp đơn xin ly hôn đến đâu?
Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.“
Theo đó việc giải quyết ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Bên cạnh đó theo Điều 35, Điều 37 và Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; việc nộp đơn ly hôn ở tòa án ở đâu sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể như:
- Nộp đơn ly hôn thuận tình ở Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Nộp đơn ly hôn đơn phương ở Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Nộp đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài (có vợ chồng là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, có tài sản ở nước ngoài,..) ở tòa án cấp tỉnh trừ một số trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó sẽ tùy từng hoàn cảnh mà người viết đơn sẽ nộp đơn đến các Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Các bước ly hôn đơn phương tại Tòa án
Thụ lý đơn xin ly hôn
Người có nhu cầu làm đơn xin ly hôn và gửi tới tòa án có thẩm quyền; cùng với giấy tờ, tài liệu kèm theo.
Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 208, 21, 212, 213, 220 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Mở phiên tòa sơ thẩm
Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt để tham gia phiên tòa. Nếu vắng mặt tùy trường hợp mà Hội đồng xét xử/Thẩm phán hoãn phiên tòa; hoặc tiến hành phiên tòa dù đương sự vắng mặt. Kết thúc phiên tòa hội đồng xét xử sẽ ra bản án/quyết định về việc ly hôn.
Dịch vụ ly hôn nhanh chóng năm 2022 của Luật sư X
Việc giải quyết các vấn đề ly hôn thông thường các khách hàng tự thực hiện trên Tòa án. Tuy nhiên, việc ly hôn tại Tòa thường mất rất nhiều thời gian. Thời gian thụ lý đến khi diễn ra phiên tòa trên thực tế có thể kéo dài đến 1 năm. Ngoài ra, khi khách hàng tự nộp đơn và giải quyết ly hôn tại Tòa sẽ gặp phải một số khó khăn; trở ngại trong việc đưa ra quan điểm. Đặc biệt là việc giao tiếp, kinh nghiệm khiến cho khách hàng không đảm bảo được đầy đủ quyền và lợi ích.
Do đó, dịch vụ ly hôn nhanh của Luật sư X là lựa chọn hoàn hảo; để khách hàng có thể tiến hành ly hôn thuận lợi hơn. Hơn hết, khi sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian một cách tối đa; được tư vấn cụ thể và hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của mình.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ bảo hộ quyền tác giả của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Hướng dẫn viết đơn ly hôn của Luật sư X
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu đơn xin ly hôn mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ xin ly hôn; hoặc muốn sử dụng dịch vụ ly hôn thuận tình; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ ly hôn thuận tình gồm giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ; hồ sơ như sau:
–Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
-Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
-Giấy khai sinh của các con nếu có con chung (bản sao có chứng thực);
-Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Nộp đơn xin ly hôn đơn phương bao lâu thì Tòa gọi?
Theo Khoản 2, 3 Điều 191 BLTTDS 2015 quy định:
“2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Theo đó trong vòng 8 ngày làm việc chưa kể ngày nghỉ kể từ ngày bạn nộp tạm ứng án phí; Tòa án sẽ thông báo đến bạn.
5/5 – (1 bình chọn)