Tôi là bác sĩ tại một bệnh viện tại TP. HCM. Tôi muốn hỏi nội dung kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử bao gồm những gì và cách viết mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú như thế nào? Cảm ơn!
Mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm khi điều trị ngoại trú?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BYT quy định mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú theo mẫu sau đây:
Tải mẫu đơn thuốc: Tại đây.
Mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm khi điều trị ngoại trú? Kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử cần có nội dung gì? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm khi điều trị ngoại trú?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BYT hướng dẫn viết mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú theo mẫu như sau:
– Mã đơn thuốc: có chiều dài 14 ký tự (bao gồm chữ số và chữ cái) được tạo ra tự động theo cấu trúc quy định như sau: Mã đơn thuốc điện tử có định dạng: XXXXxyyyyyyy-Z. Năm (5) ký tự ý đầu tiên là mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Bảy (7) ký tự ý tiếp theo là mã đơn thuốc, mỗi ký tự có giá trị ngẫu nhiên là số từ 0-9 hoặc chữ cái tử a-z, bảo đảm tính duy nhất của đơn thuốc tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Ký tự z cuối cùng có giá trị đại diện cho loại đơn thuốc (N; đơn thuốc gây nghiện, H: đơn thuốc hưởng thần, thuốc tiền chất, C: đơn thuốc khác); ký tự gạch ngang (-) giữa 12 ký tự đầu và ký tự Z cuối cùng để phân cách mã đơn thuốc và loại đơn thuốc. Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mà người hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 384/QĐBYT ngày 30/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nguyên tắc cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
– Điện thoại: ghi điện thoại củy cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của khoa hoặc của bác sỹ y sỹ kê đơn thuốc.
– Ngày sinh: ghi ngày, tháng, năm sinh của người bệnh. + Cân nặng (phải chỉ đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi); có thể cân trẻ hoặc hỏi bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người dựa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.
– Số thẻ bảo hiểm y tế hoặc số định danh công dân theo tiến độ tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế trong dữ liệu về căn cước công dân thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030.
– Địa chỉ liên hệ: ghi địa chỉ của người bệnh để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể liên hệ, trao đổi thông tin khi cần thiết.
Lời dặn: chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt làm việc, lịch hẹn tái khám (nếu cần).
– Số điện thoại liên hệ: là số điện thoại của người bệnh, người đưa trẻ đến khám hoặc người đại diện của người bệnh.
– Tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh (chỉ ghi đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi): hỏi người đưa trẻ đến khảm.
Nội dung cần có khi kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2021/TT-BYT quy định nội dung khi kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử như sau:
– Đối với người bệnh ngoại trú:
+ Trường hợp kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú;
+ Trường hợp kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
– Đối với người bệnh nội trú ra viện:
+ Trường hợp kê đơn trong phần ghi chú của Giấy ra viện: thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
+ Trường hợp kê đơn theo mẫu đơn ngoại trú: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là thông tin và hướng dẫn điền mẫu đơn thuốc dùng trong việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm khi điều trị ngoại trú năm 2022.
Thông tư 04/2022/TT-BYT có hiệu lực từ 15/09/2022.