Mẫu đơn xin ly thân, thủ tục xin ly thân mới nhất mới nhất năm 2022. Tải về mẫu đơn ly thân, hướng dẫn chi tiết cách viết đơn ly thân, các vấn đề cần lưu ý khi viết đơn xin ly thân mới 2022.
Ly thân là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay. Bản chất của việc ly thân hoàn toàn khác với ly hôn. Trước hết ly thân là việc sống riêng giữa vợ chồng như không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt chung. Ly thân nhằm làm xoa dịu tranh cãi gay gắt hay xung đột giữa vợ chồng, cả hai cần có thời gian để bình tâm suy nghĩ về mối quan hệ. Đôi khi ly thân cũng là cách để giảm thiểu những quyết định sai lầm trước khi định đưa ra quyết định ly hôn.
Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về ly thân trực tuyến: 1900.6568
Ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân hai bên vẫn phải có quyền và nghĩa vụ với tài sản chung và con chung. Do đó nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa ly hôn và ly thân. Để không bị nhầm lẫn giữa ly hôn và ly thân, chúng ta cần nắm rõ được mẫu đơn ly thân, thủ tục xin ly thân và điều quan trọng là ly thân đã được pháp luật công nhận chưa? Bài viết này sẽ cung cấp quy định của pháp luật về vấn đề trên.
1. Mẫu đơn xin ly thân:
Tải về đơn xin ly thân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN LY THÂN
Chúng tôi là: …..
Sinh năm: ….. Hiện cư ngụ tại: ….
Và vợ/chồng là: …..
Xem thêm: Ly thân là gì? Thủ tục ly thân hai vợ chồng có cần ra Tòa không?
Sinh năm: ……… Hiện cư ngụ tại: …
Vào ngày …./…./… , Chúng tôi đăng kí kết hôn tại: …..
Thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có một/hai cháu trai (gái) tên là …….. sinh năm ……
Trong cuộc hôn nhân này, chúng tôi thường xảy ra mâu thuẫn nhiều lần, nhưng không giải quyết được.
Vì vậy, chúng tôi thống nhất muốn ly thân để bản thân mỗi người có quyền được tự do và chúng tôi sẽ có thêm thời gian suy nghĩ trước khi quyết định làm đơn ly hôn sau vì tôi còn con nhỏ …… tuổi.
Nay chúng tôi làm văn bản này để xác nhận thời gian ly thân của chúng tôi bắt đầu.
Thời gian ly thân kể từ ngày …/…/…
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm: Ly thân bao lâu thì ly hôn? Có nên sống ly thân chung nhà?
…. ngày… tháng …năm..
Chữ ký của chồng hoặc vợ Người viết đơn
2. Thủ tục xin ly thân:
Lưu ý: Về cơ bản đơn xin ly thân gồm các nội dung trên, tuy nhiên có thể trình bày thêm về các vấn đề như sau: Tiền cấp dưỡng cho vợ, chồng, tiền cấp dưỡng cho con, tài sản chung hiện tại của hai vợ chồng, nghĩa vụ thăm nom con cái, quyền thăm hỏi con cái. Ngoài ra thỏa thuận về nợ chung chung giữa hai vợ chồng trong thời kì ly thân, về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng..
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….
Đôi khi việc ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.
Dù ly thân trong khoảng thời gian bao lâu đi chăng nữa thì xét về mặt pháp luật, hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý nên phát sinh quyền và nghĩa vụ với vợ chồng. Đây đơn thuần là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Vì lẽ đó, khi muốn ly thân hai vợ chồng sẽ tự thương lượng thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và con chung phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với người thân và con cái, đặc biệt là vấn đề cấp dưỡng.Ngoài ra không cần làm thủ bất kì thủ tục nào khác.
3. Ly thân đã được pháp luật công nhận hay chưa?
Hiện nay trong bộ luật hôn nhân gia đình 2014 cũng như các văn bản liên quan chưa quy định chế định về ly thân. Tuy nhiên, việc ly thân được khuyến khích bởi lẽ ly thân tạo ra khoảng thời gian giữa vợ và chồng để nhìn nhận lại về cuộc hôn nhân, về lỗi giữa hai bên hay có thể là một phương pháp giải quyết cho cả hai, giúp cho việc không đưa ra các quyết định ly hôn quá vội vàng để phải hối hận về sau.
4. Hậu quả pháp lý của việc ly thân:
Nhìn chung, hậu quả pháp lý của việc ly thân về bản chất hoàn toàn khác so với hậu quả pháp lý của ly hôn bởi pháp luật hiện nay không thừa nhận vấn đề ly thân. Do đó, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giống như ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung.
Xem thêm: Chia tài sản khi ly thân, quyền nuôi con khi ly thân, ly hôn khi ly thân
Chính vì thế, dù không chung sống với nhau trong khoảng thời gian bao lâu thì xét về mặt pháp luật đó vẫn là quan hệ hôn nhân chính thức được pháp luật thừa nhận, do đó chẳng thể xác định cụ thể thời gian ly thân bao lâu thì được ly hôn bởi ly thân không phải là căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nó có thể được xem xét như là cơ sở cho thấy vợ chồng có những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống.
Do đó, trong thời gian mà vợ chồng không sống chung với nhau, mọi quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến các vấn đề tài sản chung, con chung,… vẫn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và các quy định khác có liên quan. Khi đó mà vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung, giải quyết vấn đề người trực tiếp nuôi con chung hay cấp dưỡng cho con thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Trường hợp hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Vậy thực sự có thủ tục ly thân không? Ai giải quyết việc ly thân?
Ly thân là tình trạng quan hệ vợ chồng khi cả hai vợ chồng hoặc một người không muốn sống chung với nhau, ly thân giúp cho vợ chồng có cuộc sống riêng biệt nhưng không cần trải qua quá trình ly hôn.
Ly thân cũng có thể là cách mà hai vợ chồng cho nhau thời gian để bình tâm suy nghĩ về tất cả những chuyện đã xảy ra, những mâu thuẫn giữa hai người, để họ biết rằng bản thân thật sự đang như thế nào, đang mong muốn điều gì và quan trọng hơn, họ còn cần nhau nữa hay không. Chính vì lẽ đó, sau một khoảng thời gian ly thân nhất định, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Hoặc quay trở về chung sống với nhau hoặc tiến hành ly hôn.
Mặc dù trên thực tế hai vợ chồng ly thân, không còn chung sống với nhau nhưng về mặt pháp luật cả hai vẫn là vợ chồng, vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân chính thức và được pháp luật công nhận. Những vấn đề về con cái, tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn phải tuân theo những quy định tại Luật hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, vấn đề ly thân của vợ chồng vẫn chưa được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình cũng như bất kỳ văn bản pháp luật nào khác. Và Tòa án cũng không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ly thân.
Tuy nhiên, việc hai vợ chồng ly thân có thể là cơ sở cho thấy giữa vợ chồng tồn tại những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống và mục đích của hôn nhân không đạt được. Đây sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết khi vợ chồng quyết định ly hôn. Khi ly hôn, những vấn đề có liên quan như con cái, tài sản chung… sẽ được điều chỉnh theo những quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và những văn bản liên quan khác.
Từ những căn cứ trên có thể thấy rằng không có thủ tục ly thân.
Xem thêm: Yêu người khác khi mới chỉ ly thân, chưa ly hôn có làm sao không?