Mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Có thể nói kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của mình cũng như giải pháp đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ thể có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong những lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó. Trong đó đối với vụ án tranh chấp đất đai cụ thể thì công dân cũng có quyền đề nghị bằng hình thức văn bản, viết đơn đề nghị. Vậy mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai là gì?
Đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu đơn hành chính do cá nhân khi thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước trong vụ án tranh chấp đất đai gửi cho các chủ thể, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 4620/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Bộ Tư pháp ban hành thì: “Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.”
2. Mục đích của đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai là văn bản ghi nhận những thông tin của người kiến nghị và những đề xuất của công dân đó. Đồng thời, mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai còn là cơ sở để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét những kiến nghị đó của công dân. Mẫu đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp đất đai phải đảm bảo hình thức và nội dung đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp làm hiểu sai nội hàm của mẫu đơn.
Nội dung kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai có thể bao gồm những vấn đề như sau:
– Thứ nhất, nêu những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
– Thứ hai, sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
– Thứ ba, sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
– Thứ tư, quy định hành chính không hợp pháp.
– Thứ năm, quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
– Thứ sáu, những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
– Thứ bảy, phương án xử lý những phản ánh quy định tại các vấn đề nêu trên.
– Thứ tám, sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Hình thức kiến nghị gồm 03 hình thức: Kiến nghị bằng văn bản; kiến nghị bằng điện thoại, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến. Và đối với hình thức kiến nghị thì sẽ có những yêu cầu riêng được quy định tại Điều 7, Văn bản hợp nhất 4620/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Bộ Tư pháp ban hành:
Yêu cầu đối với kiến nghị bao gồm những hình thức sau:
“1. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:
a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:
– Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận;
– Thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
2. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại:
a) Chỉ thực hiện phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai;
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
đ) Cán bộ, công chức tiếp nhận phải thể hiện trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
3. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng Phiếu lấy ý kiến:
a) Chỉ áp dụng khi các cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính cụ thể.
b) Việc gửi Phiếu lấy ý kiến đến các cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua một hoặc nhiều cách thức sau:
– Gửi công văn lấy ý kiến;
– Lấy ý kiến qua phương tiện thông tin đại chúng;
– Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, lấy ý kiến công khai trên trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
c) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
d) Nội dung Phiếu lấy ý kiến phải thể hiện rõ những vấn đề cần lấy ý kiến.”
3. Mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày… tháng… năm…….
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về …(Vấn đề trong vụ án tranh chấp đất đai gặp phải))
Kính gửi: ……………………………( Nêu tên cơ quan có thẩm quyền)
– Căn cứ………………………………………………….;
Tên tôi là:…………………………………………………..
Sinh ngày… tháng…năm…………………………….
Giấy CMND:… Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):……………………….
Địa chỉ thường trú:……………………………………….
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………….
Điện thoại liên hệ: ………………………………………
Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:
1. Ông/Bà:…
Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
2. Ông/Bà:… Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay:…
Điện thoại liên hệ: …
3. (Liệt kê những cá nhân tham gia)
Theo hợp đồng ủy quyền được lập ngày….ủy quyền vì mục đích gì…..
Thay mặt những cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể như sau:
…
Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./…
2./…
(Đưa ra đề nghị của bạn, nếu có)
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau:… (nêu rõ những chứng cứ, tài liệu để chứng minh)
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Đơn kiến nghị có thể là bản đánh máy hoặc bản viết tay
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xem xét những kiến nghị đó của công dân.
Phần nội dung của đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai:
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Nếu như người làm đơn thực hiện việc kiến nghị theo hợp đồng ủy quyền thì trong đơn kiến nghị cũng phải trình bày những thong tin của những cá nhân tham gia hợp đồng ủy quyền đó.
+ Người làm đơn sẽ trình bày ngắn gọn những lý do viết đơn cùng những kiến nghị đối với vụ án tranh chấp đất đai.
+ Người làm đơn sẽ cung cấp những tại liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo khi nộp đơn kiến nghị .
Cuối đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai? Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 19006284 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật TNHH PhamLaw để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Xem thêm:
5.0