Mẫu đơn kiến nghị chung cư và hướng dẫn viết đơn chi tiết

Mẫu đơn kiến nghị chung cư là gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư để làm gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư? Hướng dẫn viết đơn kiến nghị chung cư?

Xu hướng của thị trường bất động sản hiện nay cho thấy người dân thích mua chung cư hơn mua nhà đất bởi chung cư mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: Nhiều tiện ích cao cấp, thiết kế căn hộ hiện đại, đảm bảo an ninh, giá cả và phương thức thanh toán dễ dàng. Trong những năm gần đây, có rất nhiều chung cư đã và đang được xây dựng trên khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính vì việc có một số lượng lớn người dân cư trú tại một địa điểm nên chủ sở hữu chung cư đã có những quy định trong hoạt động của nhà chung cư. Tuy nhiên không phải quy định nào cũng hợp pháp, hợp lý, do đó việc kiến nghị chung cư cũng diễn ra khá phổ biến.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu đơn kiến nghị chung cư là gì?

Đơn kiến nghị chung cư là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng nhà chung cư hoặc có liên quan sử dụng để phản ánh với cá nhân hay chủ thể có thẩm quyền của nhà chung cư những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó, hoặc sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang tồn tại trong hoạt động của nhà chung cư.

Mẫu đơn kiến nghị chung cư là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân, tổ chức sử dụng nhà chung cư hoặc có liên quan sử dụng gửi tới cá nhân hay chủ thể có thẩm quyền của nhà chung cư để phản ánh về quy định của chung cư.

Mẫu đơn kiến nghị chung cư được cá nhân, tổ chức sử dụng nhà chung cư hoặc có liên quan sử dụng gửi tới cá nhân hay chủ thể có thẩm quyền của nhà chung cư để kiến nghị, phản ánh những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó, hoặc sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang tồn tại trong hoạt động của nhà chung cư.

2. Mẫu đơn kiến nghị chung cư:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

……., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN KIẾN NGHỊ CHUNG CƯ

(V/v: Kiến nghị quy định về …….)

Xem thêm: Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị chung cư

Kính gửi: – Ban giản lý nhà chung cư……

– Ban quản trị nhà chung cư……

– Căn cứ Luật nhà ở năm 2014;

– Căn cứ Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

– Căn cứ….;

– Căn cứ thực tiễn thực hiện.

Tên tôi là:……           Sinh ngày…. tháng…… năm……

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……

Xem thêm: Chứng cứ trong tố tụng hình sự

Địa chỉ thường trú:……

Chỗ ở hiện nay ……

Điện thoại liên hệ: ……

(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:

Công ty:………

Địa chỉ trụ sở chính:……

Giấy CNĐKDN số:……… Do Sở Kế hoạch và đầu tư…….. cấp ngày…./……..

Số điện thoại:………                 Số Fax:………

Xem thêm: Chứng cứ là gì? Phân loại chứng cứ trong tố tụng dân sự?

Người đại diện theo pháp luật:……

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……

Chức vụ:……

Địa chỉ thường trú:……

Chỗ ở hiện nay ……

Điện thoại liên hệ: ……

Căn cứ đại diện:……..)

Là:……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: là chủ thể thuê nhà/hộ gia đình hiện đang sử dụng nhà ở tại…………/… của Chung cư…….. theo Hợp đồng……. ngày…/…../…….)

Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập ban quản trị nhà chung cư

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

……

(Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, theo đó, bạn trình bày thực tiễn áp dụng quy định mà bạn cho rằng không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ,… với những quy định khác đang hiện hành, đây có thể là quy định nội bộ trong hoạt động của chung cư như Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư)

Tôi nhận thấy, quy định về ……… tại ………… mà phía Chung cư/ Ban quản lý chung cư/… đưa ra/quy định cho…………..(chúng tôi/những người thuê nhà,…) là không hợp lý với thực tiễn hiện nay/không phù hợp với quy định tại điểm…. Khoản…. Điều… Luật/Nghị định/Thông tư………. (bạn có thể là quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật nào đó)

Vậy nên, tôi làm đơn này để kính đề nghị Ban quản lý/Ban quản trị/phía chung cư/… xem xét lại quy định trên và tiến hành:

1./…….

2./……. (Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có)

Kính mong Ban quản trị/Ban quản lý nhà chung cư/…. xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan những văn bản, tài liệu chứng cứ chứng minh sau:……… (bạn đưa ra số lượng, tình trạng văn bản mà bạn gửi kèm)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị chung cư:

Người làm đơn nêu rõ:

– Kiến nghị quy định về cái gì

– Kính gửi cá nhân, cơ quan, tổ chức nào

– Thông tin người làm đơn

– Nếu là tổ chức làm đơn: nêu rõ thông tin tổ chức, mã số doanh nghiệp, thông  tin người đại diện, căn cứ đại diện…

Xem thêm: Các thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự

– Trình bày rõ lý do tại sao viết đơn kiến nghị này: do vướng mắc về một quy định nào đó, hoặc sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang tồn tại trong hoạt động của nhà chung cư, trình bày thực tiễn áp dụng quy định mà bạn cho rằng không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ,… với những quy định khác đang hiện hành.

4. Các quy định về đơn kiến nghị chung cư:

Thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị chung cư

Ban quản lý chung cư

Ban quản trị nhà chung cư

Xử lý đơn kiến nghị chung cư

1. Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo Mẫu 01 – XLĐ ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-TTCP.

2. Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo Mẫu số 06 – XLĐ ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-TTCP.

Quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư 

Xem thêm: Bản ghi âm có được coi là chứng cứ không?

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư được quy định như sau:

– Diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ trong nhà chung cư (sau đây gọi chung là căn hộ) bao gồm diện tích đất xây dựng khối nhà chung cư, làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà và đất xây dựng các công trình hạ tầng bên ngoài nhà chung cư nhưng để phục vụ trực tiếp cho nhà chung cư được chủ đầu tư bàn giao cho các chủ sở hữu căn hộ tự tổ chức quản lý, sử dụng theo dự án đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung trong dự án đầu tư, quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế mặt bằng công trình để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong các hợp đồng mua bán nhà ở và bản vẽ hoàn công công trình để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua;

– Quyền sử dụng đất quy định tại Điểm a Khoản này là quyền sử dụng chung theo phần không thể phân chia. Tỷ lệ phần quyền sử dụng đất được tính bằng tỷ lệ diện tích căn hộ chia cho tổng diện tích sàn của các căn hộ trong nhà chung cư. Việc sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng đất khu chung cư do đa số người chiếm tỷ lệ phần quyền sử dụng đất quyết định nhưng phải phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và phù hợp với quy định của pháp luật;

– Chủ sở hữu căn hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất sử dụng chung quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP theo thời hạn ổn định lâu dài; diện tích căn hộ được xác định theo hợp đồng mua bán căn hộ;

– Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua căn hộ thì Giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP phải được chỉnh lý biến động để chuyển sang hình thức sử dụng đất chung đối với phần diện tích đất quy định tại Điểm a Khoản này.

Diện tích đất thuộc dự án phát triển nhà ở còn lại ngoài phần diện tích quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư; chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Kiến nghị giải pháp quản lý, vận hành nhà chung cư:

Cử tri thành phố Hà Nội phản ánh tình trạng quản lý nhà chung cư trên địa bàn còn nhiều bất cập. Trong đó, chưa thống nhất được việc bầu ra ban quản trị cho các nhà chung cư; chưa có sự kết nối giữa chính quyền địa phương và ban quản trị các nhà chung cư; quyền lợi của cư dân một số nhà chung cư chưa được bảo đảm; cư dân trong một số tòa nhà chung cư không được sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng cho các hoạt động chung mà phải trả phí thuê cho chủ đầu tư…

Cử tri Hà Đông cũng phản ánh, công tác thoát nước tại một số tuyến đường trên địa bàn phường Vạn Phúc chưa bảo đảm, do các chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà chung cư, các tuyến đường mới chưa thực hiện đấu nối hệ thống thoát nước vào hệ thống thoát nước chung, khiến nhiều hộ dân bị nước tràn vào nhà khi trời mưa; người dân tại một số dự án nhà thấp tầng và các biệt thự dù đã chuyển đến sinh sống thời gian dài nhưng vẫn chưa được bảo đảm quyền lợi trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Xem thêm: Phân tích đặc điểm, đặc tính của chứng cứ trong tố tụng dân sự

Cử tri mong muốn: Các cơ quan chức năng của thành phố và quận Hà Đông sớm giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý, vận hành và hoạt động của ban quản trị các nhà chung cư; phát huy hiệu quả hoạt động của nhà sinh hoạt cộng đồng cũng như công năng của các nhà chung cư để tránh xảy ra mâu thuẫn, bức xúc giữa cư dân và chủ đầu tư; sớm bố trí địa điểm và xây dựng nhà văn hóa cho một số tổ dân phố còn thiếu. Có ý kiến kiến nghị sớm được hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc Khu tập thể Học viện Bưu chính Viễn thông cho người dân; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các ngã tư để giảm ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông; cải tạo các nhà chung cư cũ trên địa bàn đã xuống cấp để người dân yên tâm sinh sống…

Ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị: Sở Xây dựng rà soát lại kế hoạch của thành phố trong thực hiện Nghị quyết số 26/2019 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn; rà soát lại các khu chung cư cũ trên địa bàn để đề xuất, báo cáo thành phố phương án cải tạo, quản lý tốt các khu chung cư. Bên cạnh đó, đề nghị UBND quận Hà Đông rà soát, phân loại các khu chung cư, phân nhiệm rõ thẩm quyền của quận và thành phố để có kiến nghị giải quyết, tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Đồng thời, rà soát lại toàn bộ số lượng, thiết chế hoạt động của các nhà văn hóa tổ dân phố, từ đó bố trí kinh phí để xây dựng đủ nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cho Nhân dân trên địa bàn.

Kiến nghị bỏ quy định chủ đầu tư thu 2% phí bảo trì chung cư

Trong báo cáo tình hình quản lý, vận hành sử dụng nhà chung cư trên địa bàn mà Sở Xây dựng TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM và Bộ Xây dựng, Sở này cho rằng việc quản lý, vận hành chung cư hiện nay còn nhiều bất cập, kiến nghị cần có biện pháp xử lý dứt điểm.

Cụ thể, TP.HCM đang có 1.401 chung cư với 2.119 block. Trong đó, chung cư xây dựng trước năm 1975 có 474 chung cư, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng đang được UBND các quận, huyện quản lý và tháo dỡ khi cần thiết. Còn lại là chung cư xây dựng sau năm 1975 đến nay.

Riêng các chung cư xây dựng từ sau năm 1975 đến năm 2005 (thời điểm Luật Nhà ở được ban hành) phần lớn đã có dấu hiệu xuống cấp. Hầu hết các chung cư không có thang máy. Một số chung cư có thang máy nhưng không còn hoạt động, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Đáng chú ý, qua thống kê cho thấy, số lượng nhà chung cư đã và đang thực hiện bàn giao phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư chỉ có 194 chung cư. Tại nhiều chung cư, chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư.

Nguyên nhân, bên cạnh một số lý do khách quan còn do chủ đầu tư muốn “ôm” quản lý vận hành nhà chung cư, qua đó quản lý luôn phần kinh phí bảo trì và sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung của cư dân. Một số chung cư đã được thành lập ban quản trị, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị. Từ đó dẫn đến tranh chấp gay gắt giữa cư dân với chủ đầu tư, do chung cư xuống cấp nhưng không có tiền bảo trì.

Xem thêm: Chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình theo pháp luật hình sự mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *