Mẫu đơn khởi kiện ly hôn 2020 – Trung Tâm Di Chúc Việt Nam

Hiện nay có nhiều người muốn thực hiện thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương nhưng lại không biết Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất năm 2020 như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết về Mẫu đơn khởi kiện ly hôn 2020, thủ tục ly hôn đơn phương của Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đơn khở​i kiện ly hôn là gì?

Đơn khởi kiện là văn bản của đương sự yêu cầu tòa án bảo về quyền và lơi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Theo đó, Đơn khởi kiện ly hôn được hiểu là văn bản của một bên trong quan hệ hôn nhân, yêu cầu tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, bên cạnh đó là giải quyết việc phân chia tài sản và quyền nuôi con giữa vợ chồng. Khi thực hiện thủ tục ly hôn bạn có thể sử dụng Mẫu đơn khởi kiện ly hôn, đơn khởi kiện ly hôn viết tay hoặc đánh máy.

Ly hôn là một vấn đề thuộc điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình,và nó cũng được coi là khía cạnh dân sự. Theo nguyên tắc tại khoản 2, điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, xuất phát từ nguyên tắc này, việc chấm dứt quan hệ dân sự hay chính xác hơn là quan hệ hôn nhân trong trường hợp này cần phải thỏa mãn được sự thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể. Do đó, để bắt đầu thủ tục ly hôn thỏa mãn nguyên tắc trên cần có văn bản thể hiện ý chí người khởi kiện là đơn khởi kiện. Như vậy, đơn khởi kiện ly hôn là văn bản không thể thiếu trong hồ sơ khởi kiện ly hôn.

 

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương mới nhất 2020.

Hiện nay, Mẫu đơn khởi kiện ly hôn chính thức được ban hành bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao trong mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HDTP. Năm 2020 vẫn chưa có văn bản hay thế nghị quyết số 01/2017 nên mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương vẫn được áp dụng theo mẫu ban hành kèm nghị quyết như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)…………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)…………………………………………………………………………………

Địa chỉ (6) …………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………………………..

Địa chỉ: (8)…………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)………………………………..

Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

Người làm chứng (nếu có) (12)…………………………………………………………………

Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……………….

1……………………………………………………………………………………………………….

2……………………………………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

                                                                                          Người khởi kiện

 

Cách viết đơn khởi kiện ly hôn.

Để hoàn thiện Mẫu đơn khởi kiện ly hôn có thể dùng mẫu số 23-DS, tuy nhiên trên thực tế một số tòa án ở các địa phương có thể có các mẫu đơn khởi kiện ly hôn riêng để phục vụ cho công việc của của tòa án. Phụ thuộc vào cách thức tiến hành công việc và yêu cầu của các tòa án nhân dân mà những mẫu đơn khởi kiện có thể không giống nhau, nhưng nhìn chung, mọi mẫu đơn khỏi kiện ly hôn đều bắt buộc phải có những nội dung cơ bản như: Nội dung thông tin cá nhân của vợ, chồng trong đó thông tin về nơi cư trú (chỗ ở hiện tại) và số điện thoại liên hệ cần điền chi tiết, đầy đủ; Lý do ly hôn; Nội dung thực trạng về con chung và tài sản; Yêu cầu đối với Tòa án; Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Các mẫu sẵn có của tòa án giúp người khởi kiện dễ dàng hơn trong việc hoàn thành đơn khởi kiện, họ chỉ cần điền toàn bộ thông tin vào các mục theo mẫu, công việc này tưởng như đơn giản nhưng không phải tất cả mọi người đều hoàn thiện được một cách chính xác để đơn khởi kiện có thể được thụ lý mà không phải sửa đổi, bổ sung. Chính vì lẽ đó, chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn viết một số mục cơ bản trong đơn khởi kiện ly hôn như sau:

Thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương

Tại phần “Kính gửi” của Đơn khởi kiện ly hôn cần ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nếu là TAND cấp huyện, thì cần ghi rõ TAND huyện/quận nào thuộc tỉnh, thành phố nào; nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó. Ví dụ: Kính gửi tòa án nhân dân huyện  Thanh  Trì, thành phố Hà Nội.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của tòa án có thể được xác định như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 28 bộ luật tố tụng dân sự 2015 về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:

“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”

Tại điểm a, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”

Và Khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”

Như vậy, theo quy định trên thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nếu vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau thì có thể lựa chọn tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc. Trong đó, nguyên đơn vụ án ly hôn có thể được hiểu là một bên vợ hoặc chồng khởi kiện yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân; Bị đơn là bên còn lại trong quan hệ hôn nhân.

Trường hợp trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, nghĩa là ít nhất một trong hai bên vợ chồng là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương không phải là tòa án nhân dân cấp huyện mà tòa án được xác định trong phần “ Kính gửi” phải là tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:

– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

– Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

– Nếu người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn nhưng hai vợ chồng không có nơi thường trú chung.

Tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có:

– Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

– Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài trừ khi giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Còn các trường hợp có yếu tố nước ngoài khác, thẩm quyền thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú của người Việt Nam.

Thông tin cá nhân của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên qua trong đơn khởi kiện ly hôn.

Ly hôn đơn phương là việc một bên trong quan  hệ hôn nhân yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra bản án, quyết định nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân khi vợ chồng không thể đạt được đồng thuận trong vấn đề này. Như vậy, ly hôn được coi là một tranh chấp và để tiến hành ly hôn tối thiểu phải có thông tin cá nhân hai bên, để xác định được các bên trong tranh chấp là những ai?  Người khởi kiện ban đầu phải cung cấp cho tòa án thông tin trong khả năng  của họ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, tổ chức trong vụ án đặc biệt là nguyên đơn và bị đơn đều phải được biết về việc mình phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Muốn vậy, tòa án phải thực hiện hoạt động thông tin thông qua việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và để thực hiện các hoạt động mang tính thông tin cần phải có đầy đủ thông tin của đương sự, đặc biệt là tên và địa chỉ. Vì vậy, trong đơn khởi kiện phần thông tin cá nhân của các bên là mục không thể bỏ sót khi điền đơn.

Mục “người khởi kiện, người bi kiện” phải điền đầy đủ học và tên được xác định theo các giấy tờ nhân thân của họ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu….

Tại mục “địa chỉ”, người khởi kiện cần điền địa chỉ nơi cư trú, làm việc của từng người theo mẫu, ví dụ:

Người khởi kiện: Nguyễn Văn A                       Sinh năm: 1997

Địa chỉ: số … phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 0988 xxxxxx

Những thông tin cá nhân này, nếu không điền đầy đủ thông tin về địa chỉ thì theo quy định tại điều 193, Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm phán sẽ có văn bản yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn bằng cách hoàn thiện đúng và đủ thông tin.

Trong thực tế, có một số trường hợp người khởi kiện không xác định được địa chỉ của người bị kiện hoặc xác định được và ghi vào đơn khởi kiện nhưng khi tòa án tống đạt văn bản, người bị kiện không còn làm việc, cư trú tại đó. Trường hợp không xác định được nơi cư trú chính xác, nguyên đơn có thể ghi tại mục “địa chỉ” nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là địa chỉ họ đã từng cư trú, làm việc mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh. Khi được tòa án yêu cầu cung cấp địa chỉ của bị đơn mà nguyên đơn không có thông tin, có thể yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngoài ra, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc không thông báo cho người khởi kiện biết về nơi cư trú thì bị coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp bị đơn đang là người phải thi hành án phạt tù thì trong Đơn khởi kiện ly hôn phải có thêm các thông tin về Bản án và nơi bị đơn đang thi hành án để tòa án có căn cứ giải quyết thủ tục ly hôn với người đang thi hành án tù.

​Tình trạng quan hệ hôn nhân, tài sản, con chung và yêu cầu của người khởi kiện.

Tại phần “Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây”, trong đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết việc ly hôn cần nêu được 03 vấn đề là: Quan hệ tình cảm (hôn nhân); Nuôi con và trợ cấp nuôi con; Tài sản và nợ chung. Cụ thể:

Thứ nhất, về quan hệ tình cảm (hôn nhân): Phần này cần làm rõ thực trạng quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng, ví dụ: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu, hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, nếu ở riêng thì từ bao giờ… Phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn… và đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn. Đặc biệt phải làm rõ được nguyên nhân dẫn đến việc bạn muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân có thể là hành vi ngoại tình, cuộc sống hôn nhân thường xuyên cãi vã hoặc đã ly thân…. Đây chính là lý do cùng với các tài liệu chứng cứ kèm theo hồ sơ để tòa án có căn cứ ra bản án ly hôn.

Thứ hai, về nuôi con và trợ cấp nuôi con: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và đề nghị nuôi con, mức trợ cấp. Nếu chưa có con chung ghi chưa có. Ví dụ: Vợ chồng tôi có một con chung là cháu….( tên con chung)…..sinh năm……. Tôi có mong muốn được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cháu.

Thứ ba, về tài sản và nợ chung trong đơn khởi kiện ly hôn.

– Phần tài sản chung: Nếu có tài sản chung, bạn phải ghi thông tin về tài sản như: Tên của toàn bộ bất động sản và động sản, kể cả tài sản đang cho vay, mượn, thuê, gửi ngân hàng…; trị giá thực tế; đề nghị phân chia… Nếu không có tài sản chung ghi không có. Ví dụ: Trong quá trình hôn nhân chúng tôi đã mua được một mảnh đất tại số…. đường…..phường….. giá trị tại thời điểm năm 2008 khi mua là 1 tỷ đồng; ngoài ra còn có một sổ tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng tại ngân hàng….. Tôi đề nghị tòa án phân chia các tài sản chung theo quy định của pháp luật.

– Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện ly hôn.

Khác với các vụ án hình sự, trong tranh chấp dân sự bên nào nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại và đưa ra yêu cầu nhằm bảo vệ mình thì bên đó có nghĩa vụ chứng minh. Đối với danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo trong đơn khởi kiện xin ly hôn, người khởi kiện cần đánh số thứ tự và thực hiện liệt kê tên từng loại; một số tài liệu, chứng cứ thường được các bên đưa khi ly hôn đơn phương như:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), trong trường hợp mất bản chính thì có thể xin cấp trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch nơi đăng ký kết hôn và trong hồ sơ phải nêu rõ lý do không có bản gốc.

– Hộ khẩu của cả hai bên vợ chồng: Nếu không có bản chính có thể xin trích lục tại UBND cấp xã nơi cấp ban đầu.

– Bản sao có chứng thực CMND của cả hai vợ chồng: Khi không có CMND có thể xin xác nhận nơi cư trú của công an xã/phường nơi cư trú.

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu ly hôn là có căn cứ và hợp pháp: Biên bản hòa giải của tổ dân phố, giấy chứng nhận thương tích ( trong trường hợp bị bạo hành gia đình)…..

– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của các con chung

– Các giấy tờ về tài sản chung, nợ chung: Các giấy tờ về nhà đất, về thu nhập của vợ chồng; Biên lai, hợp đồng cho vay, biên bản thỏa thuận xác nhận nợ….

Thủ tục khởi kiện ly hôn.

Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, để giải quyết ly hôn đơn phương cần phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định, cụ thể:

Bước 1: Nộp Đơn khởi kiện ly hôn, Hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn: Ở bước này, nếu hồ sơ đã đúng và đẩy đủ thì đơn khởi kiện sẽ được thụ lý, ngược lại, người khời kiện phải tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện ly hôn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và công bố, công khai chứng cứ tại Tòa án; Nếu các bên hòa giải được, Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu các bên không thể thống nhất ý chí, tòa án lập biên bản hòa giải không thành và vụ án sẽ được đưa ra xét xử.

Án phí khởi kiện ly hôn.

Án phí khởi kiện ly hôn được xác định theo Danh mục án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Án phí dân sự sơ thẩm: 300.000đ nếu không có tranh chấp về tài sản.

Nếu có tranh chấp về tài sản thì mức ăn phí sẽ cao hơn phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp, có thể căm cứ vào bảng sau để xác định mức án phí phải nộp trong trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản:

Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí

Từ 6.000.000 đồng trở xuống
300.000 đồng

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

Từ trên 4.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Dịch vụ luật sư ly hôn

Để được hướng dẫn cách hoàn thiện Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất 2020 và các thắc mắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bạn có thể liên hệ thông qua số điện thoại đường dây nóng 1900 6194 hoặc địa chỉ email luathungbach@gmail.com. Ngoài ra, Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, chuyên viên nhạy bén và hệ thống các đối tác trên khắp các tỉnh thành, công ty sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ ly hôn trọn gói ở phạm vi cả nước một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý.

Phạm vi hoạt động: Công ty Luật Hùng Bách hiện nay cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh và ly hôn theo thủ tục thông thường ở phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước. Khi lựa chọn dịch vụ của công ty, chúng tôi sẽ cử chuyên viên và luật sư trực tiếp hỗ trợ khách hàng tại địa phương.

Các dịch vụ cung cấp: Với kinh nghiệm làm việc của mình, công ty có đủ khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như:

  • Ly hôn thuận tình nhanh chóng;
  • Ly hôn đơn phương khi một bên cố tình trốn tránh không có mặt tại tòa án để giải quyết;
  • Ly hôn khi một bên muốn giành quyền nuôi toàn bộ con chung và yêu cầu cấp dưỡng hàng tháng;
  • Ly hôn mà các bên tranh chấp về tài sản;
  • Đã nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án mà hồ sơ bị trả lại hoặc chậm xử lý;
  • Yêu cầu thay đổi người có quyền nuôi con sau ly hôn;
  • Ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề “Mẫu đơn khởi kiện ly hôn 2020“. Trường hợp có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6194  hoặc gửi thư về địa chỉ gmail luathungbach@gmail.com để được Luật sư ly hôn tư vấn và hỗ trợ.

Tú Anh

0/5

(0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *