Mẫu đơn khiếu nại đất đai – Cách viết đơn [CHUẨN – MỚI NHẤT]

Mẫu đơn khiếu nại đất đai chắc hẳn là loại giấy tờ không mấy xa lạ đối với mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết mẫu đơn khiếu nại đất đai chuẩn. Đây cũng là lý do mà Tổng đài pháp luật liên tục tiếp nhận những yêu cầu hỗ trợ các vấn đề đơn khiếu nại đất đai mà không được giải quyết. Vậy nên, qua bài viết dưới đây, các luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ chia sẻ những thông tin bạn cần lưu ý khi viết mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai. 

>> Đơn khiếu nại đất đai mới nhất, gọi ngay 1900.633.705

Mẫu đơn khiếu nại đất đai

Tư vấn về tranh chấp đất đai, đơn khiếu nại tranh chấp đất đai?

 

Chị T.H ( Ninh Bình ) gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật: 

Thưa luật sư, gia đình tôi thuộc hộ nghèo ở trong thôn. Chồng tôi mất do tai nạn lao động, nay tôi còn phải nuôi mẹ già và đứa con 3 tuổi ốm yếu. Gia đình tôi may mắn được người dân xã thương tạo điều kiện cho sống ở trên một mảnh đất công cộng và đồng ý cho chúng tôi xây 1 ngôi nhà cấp 4 trên mảnh đất đó (hiện tại căn nhà của chúng tôi là một ngôi nhà xây tạm bợ không chắc chắn).

Sau khi trình bày lên UBND xã và ban thôn thì UBND xã nói rằng ban thôn không có quyền ra quyết định miếng đất này. Ban thôn phải họp bàn toàn dân, nếu không được sự đồng ý của người dân thì phải di dời ngay lập tức, còn nếu được sự đồng ý của dân làng thì cũng không được tự ý xây nhà trên mảnh đất đó mà phải gia hạn thời gian sống và trả lại đất đúng hạn.

Như thế này thì thật sự khó khăn cho gia đình tôi quá, giờ trong nhà tôi là trụ cột chính mà phải nuôi mẹ già con nhỏ làm gì có tiền để đi chỗ khác ở. Căn nhà hiện tại chúng tôi sống cũng quá cũ kĩ rồi nó có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Tôi cảm giác như UBND xã không quan tâm đến chúng tôi vậy, đó không phải nghĩa vụ của họ sao? Tôi có thể viết mẫu đơn khiếu nại đất đai kiện UBND xã không?

 

>>  Tư vấn luật đất đai, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện gia đình bạn đang ở một miếng đất công cộng và UBND xã không cho phép bạn xây nhà trên mảnh đất đó dù có sự đồng ý của ban thôn và người dân.

Tuy nhiên, thực chất hàng động đó của UBND xã là đúng bởi theo khoản 4 điều 132 Luật đất đai năm 2013, họ chỉ có thẩm quyền cho sử dụng quỹ đất đai nông nghiệp vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn mà họ đang quản lý. Ngoài ra, tất cả những kế hoạch sử dụng đất này đã được nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Với trường hợp của bạn, đất gia đình bạn đang sử dụng chỉ là do người dân trong thôn tạo điều kiện chỗ ở chứ chưa không đăng ký quyền sử dụng đất, không phải được cấp quyền sử dụng đất đai từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vậy nên thực tế bạn đã vi phạm vào luật về đất đai, quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật đất đai năm 2013.

Hơn nữa, tại Điều 205 Luật đất đai năm 2013 đã quy định nếu có những vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất đai thì các cá nhân hoàn toàn có thể tố cáo lên các cơ quan thẩm quyền. Nghĩa là, chỉ khi có vi phạm về đất đai thì bạn mới có thể làm mẫu đơn khiếu nại đất đai, nhưng với trường hợp của bạn thì UBND hoàn toàn làm đúng với quy định và bổn phận của họ, vậy nên bạn không thể viết đơn kiện họ được.

Dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng vì Nhà nước luôn có những chính sách để hỗ trợ các trường hợp sau dựa theo quy định theo điều 49 Luật nhà ở năm 2014:

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với các đối tượng là người có công với Cách mạng;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với các hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với các hộ gia đình tại khu vực nông thôn nằm trong vùng hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với đối tượng là người có thu nhập thấp, hộ nghèo hoặc cận nghèo tại các khu vực thành thị;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với các lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở đối với các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan hay các đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;

+ Các trường hợp trả lại nhà ở công vụ;

+ Hỗ trợ đất đai nhà ở với học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, dạy nghề; học sinh theo học các trường dân tộc nội trú công lập;

+ Hỗ trợ đất đai ở nhà đối với các cá nhân, các hộ gia đình bị tịch thu đất hay bị giải tỏa, phá dỡ để theo các quy định của nhà nước.

Khoản 2 Điều 50 cùng Luật cũng cho thấy những chính sách hỗ trợ về đất đai nhà ở mà gia đình bạn được giúp đỡ để cải tạo lại căn nhà ở.

>>Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai 

Các mẫu đơn khiếu nại đất đai

Mẫu đơn khiếu nại đất đai – Việc bị lấn chiếm đất

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT

Download (DOCX, 14KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

………ngày……tháng…….năm…………

 

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT

 

Kính gửi: UBND Xã…………….Huyện……………Tỉnh……………..

 

Tôi tên là: …………………………………….. Sinh năm………………..

CMND/CCCD:………………………

Cấp ngày….. tháng…. năm…… tại……………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………

Xin trình bày sự việc như sau:

Ngày ……. tháng…….năm……… tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………………..tại thửa…………. Sau khi điều chỉnh do tôi chuyển nhượng 80m2 cho Ông ( bà ) ………………………….. theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày …… tháng ….. năm ……… thì thửa ……….. của tôi còn lại……………..m2, cụ thể theo bản đồ địa chính thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa ………………… có kích thước còn lại là chiều ngang mặt tiền …. mét, chiều dài …. mét, chiều ngang mặt hậu …… mét. Thế nhưng hiện nay mặt hậu thửa ……. của tôi chỉ còn ….. mét vì bị bà ( ông ), ngụ tại số……… đường …. ấp …. xã …. huyện … tỉnh, sử dụng lấn chiếm sang. 

Nay tôi làm đơn này kính xin UBND Xã ……… Huyện …………..Tỉnh ………………………….. xử lý hành vi lấn đất của bà (ông) để trả lại cho tôi đủ mặt hậu thửa đất……………………. là ….. mét như Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…….. ngày…… tháng … năm ……… 

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin thành thật biết ơn.

Kính đơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn khiếu nại đất đai tranh chấp với UBND xã

ĐƠN KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI

Download (DOCX, 13KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

………ngày……tháng…….năm…………

 

MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI

 

Kính gửi: Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện …, Thành Phố Hà Nội

Tên tôi là: …………., đăng ký hộ khẩu thường trú tại đội …., thôn ……, xã …, huyện …, thành phố ……….

Tôi làm đơn này khiếu nại Kết luận số …./KL-UBND về việc trả lời đơn đề nghị của ông/ bà …….. , thôn ….. của UBND xã ….. lập ngày … tháng … năm 20…

Nội dung khiếu nại cụ thể như sau:

………………………………………………………(ghi rõ các nội dung, thời gian, đặc điểm, kết luận và nhận định của cơ quan có thẩm quyền)

Với những nhận định, hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật của cán bộ cấp UBND xã … Tôi đề nghị UBND huyện … thành phố Hà Nội xem xét lại toàn bộ nội dung vụ việc, trả lại sự công bằng và hợp pháp cho gia đình tôi. Chúng tôi cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật của nhà nước, chính sách của Đảng. Tôi cam kết những điều kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Gửi kèm toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã trình bày trong đơn

Hà Nội, ngày…. . tháng….. .năm 20….

Người khiếu nại

(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn khiếu nại đất đai

Cách giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai 

>> Tư vấn giải quyết, cung cấp mẫu đơn khiếu nại đất đai, gọi ngay 1900.633.705

Để giải quyết các khiếu nại tranh chấp đất đai, chúng ta còn phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, thời gian và các giấy tờ liên quan đến miếng đất xảy ra việc tranh chấp đó. Thông thường, khi giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai, ta có thể nghiên cứu khoản 1, Điều 100 Luật đất đai năm 2013 về quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất như sau:

+  Các loại văn bản giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước 15/10/1993;

+  Có tên trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất trước 15/3/1993;

+  Các văn bản giấy tờ hợp pháp về quyền thừa kế đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc những tài sản gắn liền với đất;

+  Các văn bản giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao dịch mua bán nhà ở gắn liền với đất được UBND xã xác nhận trước 15/10/1993;

+  Các văn bản giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất;

+  Các văn bản giấy tờ mua nhà do nhà nước sở hữu;

+  Các văn bản giấy tờ sử dụng đất thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất do các cơ quan có thẩm quyền;

+  Các văn bản giấy tờ khác được xác lập theo quy định của Chính phủ trước 15/10/1993;

Ngoài ra, Luật đất đai năm 2013 cũng có quy định về thẩm quyền thu hồi đất được nhắc tại điều 66:

Đất sẽ bị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi nếu:

+ Các tổ chức nước ngoài, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này);

+ Đất nông nghiệp thuộc phần đất công ích của địa phương. 

+ Đất sẽ bị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi trong các trường hợp:

+ Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư;

+ Người Việt Nam sở hữu nhà tại Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện có quyền thu hồi đất nếu có những đối tượng tại khoản 1 và khoản 2 điều này.

Cuối cùng, trong trường hợp bạn gửi đơn khiếu nại đất đai đến Uỷ ban nhân dân thì có thể tham khảo thêm điều 204 cùng Luật quy định giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

+ Người sử dụng đất và có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất có quyền được làm đơn khiếu nại khởi kiện hành chính về các vấn đề liên quan đến đất đai.

+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai phải được thực hiện từng phần theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại. 

+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai phải được thực hiện từng phần theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

 

Mẫu đơn khiếu nại đất đai

Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã?

 

Anh B.G ( Bắc Giang) có gửi câu hỏi: 

Thưa luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất lớn sát mặt đường có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đai đầy đủ.

Tôi biết nhiều người nói rằng gia đình tôi không thể sở hữu miếng đất to như vậy mà còn lại sát mặt đường, nhưng đây là mảnh đất do ông bà từ xưa đã để lại có văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất đai hợp pháp nên nhà tôi vẫn đang sống trên mảnh đất này, dù chưa thực sự sử dụng triệt để cả mảnh đất.

Năm 2015, người hàng xóm bên cạnh nhà tôi đã lấn sang đất nhà tôi để mở quán ăn mà không hề có sự xin phép. Gia đình tôi lúc đó đã báo lên UBND xã để khiếu nại đất đai nhưng họ lại phán quyết phần đất bị lấn là thuộc gia đình bên, vả lại phần đất bị lấn không đáng kể nên nhà tôi không nên làm đơn khiếu nại họ.

Năm 2018, do làm ăn phát đạt nên nhà đó tiếp tục lấn sang mảnh đất nhà tôi và còn có ý định xây dựng trên phần đất lấn chiếm. Gia đình tôi đã làm đơn khiếu nại tranh chấp đất đai nhưng chưa được giải quyết, chúng tôi rất sốt ruột. Liệu tôi có thể đòi lại phần đất của gia đình bị lấn chiếm không?

 

>> Tư vấn giải quyết các tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Trước hết, bạn cần phân biệt rõ hai vấn đề, đó là vấn đề lấn đất và vấn đề chiếm đất. Khái niệm dễ dàng nhất để hiểu hai vấn đề này đó là, lấn đất là việc người sử dụng đất tự ý dịch chuyển mở rộng diện tích đất, chiếm đất lại là hành vi sử dụng trái pháp phần đất mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai của mảnh đất đó.

Xét cho cùng, cả hai đều mang mục đích muốn sử dụng đất của người khác một cách bất hợp pháp, nhưng tùy vào từng mức độ của vấn đề mà có thể làm đơn khiếu nại tranh chấp đất đai khác nhau.

Theo những thông tin chúng tôi nhận được từ bạn, gia đình bạn có một mảnh đất lớn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Hàng xóm của bạn liên tục có hành vi lấn đất năm 2014 và đến 2018 là chiếm đất nhưng không bị xử lý.

Dựa theo Điều 12 Luật Đất đai 2013, gia đình bạn có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đai hợp pháp từ các cơ quan có thẩm quyền thì gia đình bạn đang hoàn toàn thực hiện đúng pháp luật, các hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai của gia đình bạn đều là trái pháp luật và hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Ngoài ra, trong trường hợp này gia đình bạn cũng có quyền được làm đơn khiếu nại tranh chấp đất đai và gửi đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết nếu hai bên không thể tự hòa giải.

Ủy bân nhân dân cấp xã có trách nhiệm phải tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm tại địa phương có đất. Trong quá trình giải quyết vấn đề phải thực hiện phối hợp với UBMTTQVN cũng như các thành viên của Mặt trận và một số tổ chức khác. Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện hòa giải trong thời hạn tối đa 45 ngày, tính từ khi Uỷ ban nhân dân bắt đầu nhận được đơn khiếu nại.

Trong trường hợp hòa giải ở Uỷ ban nhân dân xã không thành thì bạn có thể căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai 2013 để làm đơn khởi kiện như sau:

“ 1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Vậy, với trường hợp như thế này gia đình bạn nên cân nhắc làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết vấn đề tranh chấp triệt để. Như vậy cũng sẽ giúp gia đình bạn đảm bảo được quyền lợi tối đa. Khi làm hồ sơ khởi kiện bạn cần chuẩn bị:

+ Văn bản mẫu đơn khởi kiện đất đai, nội dung viết trong đơn được quy định tại khoản 4, Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;

+ Các giấy tờ biên bản giải quyết khiếu nại của cơ quan chức năng…;

+ Các biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh những yêu cầu của gia đình bạn là có căn cứ và đúng pháp luật.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, bạn còn có những thắc mắc, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn luật dân sự miễn phí.

Thực tế, quá trình giải quyết khiếu nại đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.633.705 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

Câu hỏi thường gặp về mẫu đơn khiếu nại đất đai

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao nhiêu ngày?

 

Theo Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011, thời hạn giải quyết mẫu đơn khiếu nại đất đai lần đầu được quy định như sau:

– Thời hạn để giải quyết đơn khiếu nại đất đai lần đầu là tối đa 30 ngày tính từ ngày thụ lý; với những trường hợp có vụ việc phức tạp hơn thì sẽ được cho phép thêm xử lý vấn đề nhưng không quá 45 ngày, tính từ ngày thụ lý.

– Nếu các vụ việc xảy ra ở những vùng sâu xa, mất thời gian trong việc di chuyển thì được giải quyết mẫu đơn khiếu nại đất đai tối đa 45 ngày, tính từ ngày thụ lý vụ án và 60 ngày cho những tình huống khiếu nại đất đai phức tạp hơn tính từ ngày thụ lý.

– Thời gian thụ lý giải quyết mẫu đơn khiếu nại đất đai sẽ kéo dài trong 10 ngày kể từ khi nhận thông tin khiếu nại. Đối với các vụ việc diễn ra ở vùng sâu xa được kéo dài 30 ngày thụ lý, có thể được gia hạn thêm nhưng không được quá 45 ngày.

Quy định thụ lý giải quyết mẫu đơn khiếu nại đất đai như thế nào?

 

Kể từ khi nhận được đơn khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền mà không nằm trong các trường hợp tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại đất đai lần đầu phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết, gửi văn bản thông báo đến người khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền chuyển đơn khiếu nại tới và các cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Các trường hợp từ chối thụ lý thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Có bao nhiêu hình thức khiếu nại đất đai?

 

Hai hình thức khiếu nại đất đai chính hiện nay là khiếu nại bằng đơnkhiếu nại trực tiếp

Với trường hợp khiếu nại đất đai được trình bày bằng văn bản đơn thì trong đơn phải ghi đầy đủ các thông tin theo đúng quy định. Đơn khiếu nại đất đai cũng phải có điểm chỉ và ký tên của người khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại trực tiếp, người khiếu nại sẽ được người tiếp nhận hướng dẫn viết đơn khiếu nại đất đai hoặc người tiếp nhận sẽ trực tiếp ghi lại vấn đề vào văn bản. Người khiếu nại cần xác nhận thông tin văn bản đó, chỉ điểm và đóng dấu vào đơn khiếu nại. 

Trên đây là một số chia sẻ của Tổng đài pháp luật về các thông tin cần biết khi làm mẫu đơn khiếu nại đất đai cũng như giải đáp những câu hỏi xoay quanh khiếu nại đất đai. Nếu còn có thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ tới số 1900.633.705 để được nhận những hỗ trợ tốt nhất từ các luật sư của chúng tôi. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *