Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh

Cựu chiến binh là những người đã từng tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, là những người đã cống hiến cho hòa bình của đất nước. Khi cựu chiến binh mất Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh như thế nào?

Quy định về việc tổ chức tang lễ cho cựu chiến binh

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định 50/2006/NĐ-CP quy định về quyền lợi của Cựu chiến binh như sau:

Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh

8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.

Như vậy theo quy định trên thì Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh như thế nào?

Lễ truy điệu là gì?

Lễ truy điệu là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị làm sau lễ Khiển điện của gia đình, bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong.

Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ. Chủ lễ bắt đầu hành lễ, đọc điếu văn.

Chủ lễ đọc điếu văn cần chú ý về diễn đạt nỗi đau thương của mọi người, thực sự chân thành xúc động bằng giọng đọc sâu lắng và  truyền cảm, hào hùng khi nói về sự nghiệp công lao đóng góp của người đã ra đi, thiết tha da diết về nỗi đau mất mát một người thân yêu.

Nội dung điếu văn tang lễ cựu chiến binh

Trước khi tìm hiểu về Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh cần hiểu được nội dung điếu văn tang lễ.

Nội dung điếu văn tang lễ cựu chiến binh chủ yếu nói về thân thế sự nghiệp; công lao đóng góp của người đã mất với cộng đồng và xã hội; công lao sinh thành dưỡng dục con cháu trưởng thành; những phần thưởng được tặng…

Bày tỏ sự đau buồn của gia đình và mọi người từ nay mất một người chồng, người cha, người đồng chí, người bạn,…

Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh

Hiện nay không có quy định về Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh theo đó có thể tham khảo mẫu sau đây:

Kính thưa hương linh đồng chí …………………………!

Kính thưa các đồng chí, bà con và toàn thể tang quyến!

Vào lúc ……giờ, ngày….. tháng …. năm 201….( nhằm ngày …. tháng ………..năm ………), ………………………. đã từ trần. Hôm nay chúng ta đến nay để tiễn đưa một đồng chí của chúng ta; một người chồng, một người cha, người ông, người thân của gia đình sang thế giới bên kia.

Thay mặt ban lễ tang, chúng tôi xin bày tỏ thương nhớ và lòng thành kính ngưỡng mộ đồng chí.

Đồng chí ……………………….., sinh năm …… tại làng quê ………………….., xã …………….., huyện …………………………. trong một gia đình ……….. có truyền thống yêu nước.

Tháng ……… năm ………………………….. đồng chí đã gia………… Dù ở đâu đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tháng … năm ……….., cấp trên phân công ………………………………………

Tiếp tục được học tập công tác từ năm ……………………………. tham gia vào Ban chấp hành……………

Năm…… làm……………………………………….

Từ năm 19…. – 19……chuyển sang làm…………………………

Từ năm 19……… – 19………… làm ………………………………………
đến tháng ….. năm ……….. đồng chí xin nghỉ vì tuổi già, sức đã yếu.
Trong quá trình công tác, đồng chí được nhà nước tặng thưởng:

– …….. huân chương kháng chiến hạng Nhất

– ……… huân chương chiến thắng hạng Ba

Được tuyên dương …………….bằng khen, giấy khen, đặc biệt mới đây ghi nhận thành tích công lao đồng chí, Đảng đã trao tặng huy hiệu …….. năm tuổi Đảng là một phần thưởng cao quý.

Kính thưa các đồng chí và bà con!

Kính thưa tang gia hiếu quyến của đồng chí …………………………..
Khi còn sống đồng chí………………..là người đức độ, tình cảm, sống vì mọi người.
Nay đồng chí mất đi, Đảng bộ mất đi một cán bộ Đảng viên ưu tú, gương mẫu tiên phong trong công tác, mất đi những ý kiến đóng góp xây dựng Đảng chân thành…
– Đồng chí mất đi, quê hương mất đi một người con tâm huyết. Họ phái mất đi một người bác, người chú, người anh yêu thương sớm hôm gần gũi!

– Đồng chí mất đi, từ đây gia đình vắng đi một người chồng, người cha rất mực yêu thương vợ con, vắng đi một người ông chăm sóc các cháu sớm chiều.

Các con cháu dâu, rể của đồng chí đều thành đạt là cán bộ quản lý giáo dục, nhà báo, giáo viên…và đã dựng vợ gã chồng. Chắc chắn đồng chí đã yên lòng nơi chín suối!
Nhưng từ đây, trên cõi dương gian này,nhà đồng chí vắng bóng một thành viên, nỗi buồn ấy lấy gì che lấp nỗi!

Kính thưa hương linh đồng chí ………………………………..

Kính thưa các đồng chí và bà con!

Kính thưa tang gia hiếu quyến!

Đồng chí …… mất đi là một tổn thất lớn của Đảng bộ chúng ta, là nổi buồn của nhiều người. Trong giờ phút xúc động này, Thay mặt Ban lễ tang chúng tôi trân trọng kính mời các đồng chí, bà con giành phút mặc niệm, nghiêng mình tiễn biệt đồng chí ………………………………………….!

Xin thành tâm chia buồn cùng tang quyến!

Xin được nói lời vĩnh biệt đồng chí ………………………………………….!

Hồ sơ, thủ tục xét hưởng mai táng phí của cựu chiến binh

Theo quy định tại Điểm 2 và Điểm 3 Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN quy định về hồ sơ, thủ tục xét hưởng mai táng phí như sau:

– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).

– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);

+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);

+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *