Mẫu chuyện về Bác Hồ

Câu chuyện thể hiện đức tính nhân ái, quý trọng nghĩa tình của Bác, không lùi bước trước mọi hiểm nguy, gian khổ, không ngại hy sinh bản thân mình, luôn nghĩ đến đồng đội, bảo vệ đồng đội.

Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ. Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.

– Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.

Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.

Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều điều…

Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.

 

*Bài học kinh nghiệm:

Tác phong của Bác rất quần chúng, gần gũi với mọi người, những lời dạy của Bác thật giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Điều đó chỉ có thể xuất phát từ tình cảm chân thực và chính điều đó đã cảm hóa được tất cả người dân, một lòng, một dạ theo Bác kháng chiến, kiến quốc.

Hiện nay trong công tác vận động quần chúng, là cán bộ Hội chúng ta cũng phải biết làm gương để hội viên, phụ nữ neo theo, không ngại khó, ngại khổ luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

 

 

Mẫu chuyện 4: 

VIỆC GÌ LÀM ĐƯỢC HÃY TỰ LÀM LẤY

 

* Nội dung câu chuyện:

           Tháng 8 năm 1952 Bộ Quốc phòng mở hội nghị tổng kết chiến tranh du kích tại căn cứ địa Việt Bắc. Một buổi sáng như thường lệ, một chiến sĩ phục vụ hội nghị xách mấy ống tre đầy nước từ dưới suối đi lên cho chúng ta dùng. Tôi và anh Hoàng đón lấy một ống tre bỗng một ông già mặt quần đùi, áo mây ô, khăn mặt hoàng cổ nhuộm màu lá cây đi lại gần hai chúng tôi.

Anh Hoàng ghé sát vào tai nói nhỏ.

Bác, Bác Hồ đấy!

– Chúng tôi chưa kịp chào Bác thì Bác hỏi.

– Nước xách lên cho các chú đánh răng, rửa mặt phải không? Không đợi chúng tôi trả lời, Bác nói!

 – Không được thế! hai chú đang tuổi thanh niên, buổi sáng xuống suối rửa mặt tha hồ thoải mái, mà còn tập thể dục có hơn không?

 – Cả hai chúng tôi đứng lặng người, Bác nói tiếp.

 – Việc gì có thể  làm được hãy tự làm lấy, đừng bắt chiến sĩ phục vụ vì mình mà các chú không chịu phụ thuộc, Bác đi rồi chúng tôi còn đứng nhìn theo và vô cùng thắm thía lời nhắc nhở của Bác.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện kể cho thấy trong cuộc sống khi làm việc gì phải nghĩ đến mọi người, đừng vì lợi ích riêng tư mà xem nhẹ quyền lợi của người khác, phải tích cực lao động, của cải vật chất tự mình làm ra mới có giá trị đích thực, dù việc nhỏ hay to, phải thật sự gương mẫu, thường xuyên quan tâm và nghĩ đến mọi người, đừng nên trông chờ vào sự giúp đở của người khác.

* Bài học kinh nghiệm:

Trong công tác dù ở cấp nào chúng ta cũng phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cho bản thân, không trông chờ vào sự phân công, giúp đỡ

của người khác.

 

 Mẫu chuyện 5:  

TIẾT KIỆM

 

*Nội dung câu chuyện:

Sáng 24-7-1957, buổi tiễn đoàn đại biểu nước ta diễn ra trước nhà Chủ tịch Zawasdzki. Đúng 9 giờ, Chủ tịch nước Ba Lan zawasdzki cùng Bác từ trên gác bước xuống tầng dưới đến một căn phòng rộng hàng ngàn thước vuông với ba ngọn đèn với hàng mấy trăm ngọn sáng trưng, trong khi mặt trời đã lên cao. Bỗng nhiên Bác hỏi:

         Vụ Trưởng lễ tân có mặt ở đây không?

Mọi người ngạc nhiên chưa biết Bác hỏi để làm gì. Bộ trưởng ngoại giao nước bạn bước lại gần Bác:

Thưa Chủ tịch, Vụ Trưởng Lễ tân đang ở ngoài sân bay. Tôi là Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, xin Chủ tịch chỉ thị.

Bác hỏi: Chỗ tắt đèn ở đâu?

Mấy chiến sĩ bảo vệ vội vàng chạy đi tắt đèn. Chỉ tịch zawasdzki quay mặt đối diện với Bác, nói nghiêm trang:

Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh, tôi chân thành nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, là bài học quý báu cho hôm nay và mai sau. Đó là bài học về tính tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân.

* Bài học kinh nghiệm:

Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất, trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

 

 

Mẫu chuyện 6:  

NGƯỜI CÔNG GIÁO GHI ƠN BÁC HỒ

      

         * Nội dung câu chuyện:

Ngày 12 tháng 6 năm 1997 tại hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế – Huế với Bác Hồ” do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới – Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ:

Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế Thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc khi đó đảm đương công việc ruộng đất của nhà chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu.

Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt Minh của Mặt trận Thừa Thiên Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp.

Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, thực lòng cũng không dám hy vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, Người lại ở quá xa và đang bận rộn trăm nghìn công việc lớn lao của đất nước.

Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm 2 điểm:

1. Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9.000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng 1 tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.

2. Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.

Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được nhiệm vụ, chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.

Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiệp của Người về Paris và hiện nay tấm thiệp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại hội Thừa Sai Paris.

Theo lời kể của linh mục Nguyễn Văn Ngọc.

*Ý nghĩa câu chuyện:

           Bác thường dạy đồng bào Công giáo cách tốt nhất giữ gìn và noi theo tấm gương sáng ngời của Đức chúa là “Không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do”. Đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc. Với mọi tôn giáo, Bác luôn thể hiện sự tôn trọng và thực hiện bình đẳng tôn giáo. Người khẳng định: Năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này người thế khác nhưng đều thuộc dòng dõi tổ tiên ta. Nên bản thân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dung vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn xây dựng khối đại đoàn kết, lương giáo, đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.

Có thể nói, tấm lòng Bác Hồ đối với những người có đạo nói chung, đồng bào tôn giáo nói riêng vô cùng bao la, vĩ đại. Tư tưởng, tình cảm và đạo đức của Người luôn chứa đựng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, như là những lời dặn dò, tâm tình của Người gửi đến đồng bào Công giáo phải sống và hoạt động để xứng đáng với tấm gương sáng ngời tốt đời, đẹp đạo.

*Bài học kinh nghiệm:

Trong thời kỳ hội nhập, công tác tuyên truyền vận động quần chúng cần đa dạng hóa các hình thức tập hợp không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng nhưng không đi sai chủ trương đường lối của Đảng, đoàn kết thành một khối thống nhất góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua tại địa phương, đơn vị.

 

Mẫu chuyện 7: 

BÁC HỒ VỀ THĂM LỖ KHÊ

 

* Nội dung câu chuyện:

Câu chuyện được diễn ra vào cuối năm 1963, tại hợp tác xã Lỗ Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội), xuất hiện một phong trào sôi nổi và độc đáo. Đó là cuộc vận động toàn thể nhân dân tích cực tham gia “Cần – Kiệm” xây dựng hợp tác xã.

Độc đáo vì mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều lên kế hoạch cụ thể về chi tiêu. Các đảng viên phân công nhau về từng tổ để vận động bà con. Thiếu vốn thì dựa vào dân để vay chứ không ỷ vào Nhà nước. Từng đoàn viên bàn nhau bỏ những việc chi tiêu chưa cần thiết để góp cho hợp tác xã. Noi gương các anh chị thiếu nhi cũng rủ nhau đi bắt cua, hái rau, bán gà vịt do mình tăng gia để giúp cha anh. Đặc biệt các cụ già xung phong đi đầu đóng được 400 đồng cho xã.

Cuộc vận động tiết kiệm này đã mang lại số vốn “Khổng lồ” là 15 nghìn đồng so với 240 đồng vốn khởi điểm của hợp tác xã. Bằng số tiền tiết kiệm, xã đã mua được 10 con trâu, 350 con lợn giống và 3.000 đồng giống khoai tây thời vụ, công trình thủy lợi hoàn thành trong 5 tháng (chứ không phải là 3 năm). Biến 200 mẫu (chứ không phải là 48 mẫu) một vụ bấp bênh thành 2 vụ…

Ngày 18-01-1964, trên báo Nhân dân, Hồ Chủ tịch đã trang trọng viết một bài báo tên là: “Gương tốt của thanh niên Lỗ Khê”: Tết tươi vui và tiết kiệm, ca ngợi phong trào của nhân dân trong xã. Bài báo được ký dưới bút danh “Trần Lực” là bút danh hay dùng của Bác. Với tinh thần ủng hộ sáng kiến, Bác viết: “Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, xã Lỗ Khê (ngoại thành Hà Nội) đã đặt kế hoạch làm cho Tết năm nay tươi vui và tiết kiệm. Các chi đoàn Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Hải Phòng, Sơn Tây, Nghĩa Lộ, Thái Nguyên… đều hăng hái nhận thi đua với Lỗ Khê… Hoan hô sáng kiến tốt của thanh niên! Chúng ta – những người cha mẹ, cô bác – cũng cần phải thiết thực ủng hộ phong trào đó…Vì sao thanh niên Lỗ Khê là người đề xướng phong trào tiết kiệm này? Bởi vì họ có kinh nghiệm mới mẻ và thiết thực.

Hai tuần sau khi bài báo của Hồ Chủ tịch đăng trên trang nhất báo Nhân dân, Lỗ Khê đón tết trong một không khí ấm áp, vui mừng, hứng khởi của người dân trước những thành tựu nông nghiệp vừa đạt được. Mùng một tết, vừa hửng sáng, các gia đình đang sửa soạn cỗ bàn, bổng từ nhà bà Nga, ở đầu làng có tiếng reo: B…a…c về! Bác…Hồ…về! Cái tin Hồ Chủ tịch về thoáng cái được cả làng biết đến bởi những tiếng reo hò náo nức. Tất cả xã viên, từng nhà đều bỏ dở công việc chạy đổ xô ra đường đón Bác.

Thật kỳ diệu, thật ngạc nhiên, Bác trong bộ áo ka ki quen thuộc, đôi mắt rất sáng, chòm râu hiền từ, đội chiếc mũ vải mùa đông, chậm rãi đi bộ trong làng như một lão nông lâu lắm mới có dịp về thăm xóm cũ.

Bác đi thăm một số gia đình, mừng tuổi các cụ, các cháu rồi mời toàn thể xã viên cùng Bác ra sân đình để Người chúc tết và nói chuyện. Sau khi hỏi thăm sức khỏe của các cụ, Bác hỏi:

– Các cụ, các cô, chú, các cháu có biết vì sao Bác về đây không?

– Thưa Bác, có ạ! Vì xã thực hành tiết kiệm ạ!

– Thế tiết kiệm là gì?

– Thưa Bác là không lãng phí ạ!

 Bác Hồ cười vui rồi nói:

– Bà con Lỗ Khê ta thực hành cần kiệm như vậy là tốt. Cần là xã viên bỏ nhiều công sức ra để làm thủy lợi, khoanh vùng chống úng, cấy tăng vụ, thâm canh tăng năng suất, có nhiều lương thực vừa nâng cao đời sống, vừa đóng góp đầy đủ cho Nhà nước, chi viện cho miền Nam. Kiệm là chống lãng phí trong chi tiêu, để dành vốn cho sản xuất, xây dựng hợp tác xã. Có tiết kiệm thì đời sống mới cao lên được, mới đóng góp cho miền Nam được nhiều hơn. Đồng bào có đồng ý thế không?

– Thưa Bác, có ạ!

Bác nhắc nhở nhân dân: Ở hợp tác xã ta năng suất chưa cao vì thủy lợi làm chưa tốt, việc đắp đê khoanh vùng không nên kéo dài, phải dứt điểm trong 6 tháng. Chăn nuôi chưa tốt. Bác vào làng thấy còn ít lợn và lợn rất nhỏ. Phải chăn nuôi nhiều hơn, tốt hơn. Trồng cây còn kém, phải tích cực hưởng ứng Tết trồng cây làm cho làng xóm xanh tươi mát mẻ. Trong cây trồng, vẫn độc canh cây lúa, như thế chưa tốt. Nên trồng thêm màu, chế biến màu. Những việc ấy bà con có làm được không? Mọi người cùng đáp: Thưa Bác, làm được ạ!

Bác chỉ hai câu thơ kẻ trên tường đình và khen hay:

“Đón xuân mở hội làm giàu

Mừng xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi”

Bác Hồ hỏi tiếp:

– Năm nay đồng bào ăn tết tiết kiệm nhưng có vui không?

– Thưa Bác, vui lắm ạ!.

Bác cười chúc đồng bào ăn tết thật tươi vui rồi đề nghị tất cả cùng hát bài kết đoàn. Bác giơ tay bắt nhịp, từ sân đình, tiếng hát làm không khí ấm lại, xua tan giá rét. Mùa xuân đang về. Làng xóm Lỗ Khê chưa bao giờ có một mùa xuân vui như thế.

Từ ngày đó, noi gương Lỗ Khê, hàng chục Đảng bộ, hàng trăm chi đoàn hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan đoàn thể trên miền Bắc đã tổ chức các cuộc vận động người dân thi đua cần, kiệm theo tinh thần Bác dạy. Lỗ Khê trở thành lá cờ đầu của phong trào tiết kiệm để cả nước học tập. Bốn mươi ba năm trôi qua, làng xóm đã thay đổi nhiều kể từ ngày Bác về thăm. Nhưng bài học cần kiệm của Hồ Chủ tịch vẫn đinh ninh trong lòng mỗi người dân.

*Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện trên đã thể hiện rõ nét hai đức tính cần kiệm mà người dân Lỗ Khê học được từ Bác, đồng thời thể hiện tinh thần tự giác, tự lực không trông chờ vào nhà nước của người dân Lỗ Khê.

* Bài học kinh nghiệm:

          Trong cuộc sống muốn cải thiện đời sống của bản thân, đòi hỏi bản thân mỗi người chúng ta phải biết siêng năng cần cù lao động, biết cách chi tiêu hợp lý, tích lũy từ cái nhỏ để có cái lớn, bản thân phải tự vận động không trông chờ vào người khác.

 

Mẫu chuyện 8:  

TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC Ô TÔ

 

*Nội dung câu chuyện:

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.

Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác. Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

– Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa… Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được. Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép…Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy…Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’. Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới… Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa.

– Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi…Thưa Bác….
           – Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự – Bác ôn tồn nói. Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi…Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép… làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.  Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

– Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi…Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên.

– Thưa Bác, cháu, cháu sửa…

– Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ…Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi…
Bác cười nói:

– Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!
Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra.

– Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác…Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến… Bác phải giục.

– Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

– Cháu, để cháu sửa dép…Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

– Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…Bác nhìn các chiến sĩ nói:
          – Các cháu nói đúng… nhưng chỉ đúng có một phần… Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên…Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo…Mọi người nhìn nhau, thấm thía lời Bác dạy.

*Ý nghĩa câu chuyện:

Có thể nói, đôi dép cao su có một chiều dài lịch sử qua bao năm tháng đã gắn bó cùng Bác từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới lúc Người đi xa. Đôi dép cao su của Bác tưởng chừng như rất bình dị song nó lại là một kỷ vật vô giá Bác đã để lại – chỉ dân tộc Việt Nam ta mới có. Đôi dép cao su không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Bác mà với cả dân tộc Việt Nam.

Câu chuyện có ý nghĩa vô cùng lớn lao và nhắc nhở chúng ta phải luôn biết nâng niu, trân trọng những giá trị của cuộc sống. Hình ảnh Người bước đi ung dung, thư thái với đôi dép cao su giản dị mà vẫn toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng khiến chúng ta ngưỡng mộ. Bác Hồ là tấm gương sáng chói cho con cháu chúng ta noi theo trên bước đường hoàn thiện nhân cách và tri thức để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

*Bài học kinh nghiệm:

Qua hình ảnh đôi dép cao su cho ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của Bác. Không chỉ có vậy, nó còn chứa đựng bài học bổ ích mà Bác Hồ muốn dạy cho thế hệ con cháu đó là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân. Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, cũng như đôi dép cao su tuy cũ nhưng mãi bền vững theo thời gian.

 

 

Mẫu chuyện 9:

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

 

*Nội dung câu chuyện:

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

– Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

– Chú đến chậm mấy phút?

– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

– Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…

Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!”.

Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối quan tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Trong câu chuyện, Bác đã chỉ ra rằng “Thời gian là quý báu lắm”, mỗi một giờ, một phút, một giây, đều có ý nghĩa của nó. Thực tế trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn sử dụng hiệu quả quỹ thời gian, luôn hết sức tiết kiệm không để lãng phí. Càng quý thời gian của mình bao nhiêu, Bác càng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Mặc dù trời mưa tầm tã, Bác vẫn mặc áo mưa, đội nón, sắn quần qua đầu gối đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, chỉ vì “ đã hẹn thì phải đến, đến đúng giờ”. Hình ảnh Bác mặc áo mưa, đội nón, sắn quần qua đầu gối đến thăm lớp chỉnh huấn, không ai nghĩ rằng đó là chân dung của một vị Chủ tịch nước mà tất cả đều cảm nhận. Hình ảnh đó còn thể hiện sự quan tâm, gần gũi, gắn bó chặt chẽ giữa lãnh tụ và quần chúng, làm cho mối quan hệ, tinh thần đoàn kết giữa Đảng và dân càng thêm gắn bó mật thiết, gần gũi.      

* Bài học kinh nghiệm:

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta phải biết sắp xếp quỹ thời gian sao cho phù hợp dù cho việc lớn hay nhỏ cũng cần phải có kế hoạch cụ thể, phải có quyết tâm để hoàn thành kế hoạch đề ra, không vì một trở ngại nào mà làm ảnh hưởng đến người khác, sống phải biết hy sinh cái riêng để phải biết quan tâm, gần gũi với mọi người, tạo mối quan hệ đoàn kết gắn bó với nhau.

 

Mẫu chuyện 10:

ĐÊM GIAO THỪA BÁC ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO

 

*Nội dung câu chuyện:

 Xuân Tân Tỵ, năm 1941, Bác mới được đặt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sau đúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941). Hành trang theo Bác trở về vẻn vẹn chỉ có một chiếc va ly xách tay bằng mây, trong đựng hai bộ quần áo đã cũ và tập tài liệu con đường giải phóng tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ở Nậm Quang (Quảng Tây, Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước Tết mấy hôm.

Mùa Xuân năm ấy, từ hang Pác Bó đã ra đời một bài thơ xuân tuyệt đẹp của Bác Hồ:

“Non xa xa, nước xa xa.

Nào phải thênh thang mới gọi là.

Đây suối Lênin, kia núi Má.

Hai tay xây dựng một sơn hà “.

Chỉ hơn 4 năm sau, ngày 02-9-1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Hồ Chí Minh trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và mùa Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước với một sắc màu khác lạ làm gợi nhớ đến một thời Nghiêu Thuấn xa xưa. Vào thời khắc mọi gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị đón giao thừa thì vị Chủ tịch nước xắn quần, bước thấp bước cao đến các ngõ hẻm ở phố Sinh Từ, phố Hàng Lọng…để được chính mắt nhìn thấy cảnh Tết vừa, Tết nghèo của bà con lao động Hà Nội mới vừa thoát khỏi ách thực dân phong kiến.

Chính trong cuộc “vi hành” đêm Ba mươi Tết của mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô “Tết mà không có Tết” ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo cáo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết.

Cũng đêm Ba mươi Tết Bính Tuất đó, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền khi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân ở đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già cùng cháu đi hái lộc.

Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ:

 “Hỡi đồng bào cả nước!

Hôm nay là mùng một Tết năm Bính Tuất, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành”. Cuối thư là một bài thơ ngắn:

“Trong năm Bính Tuất mới.

Muôn việc đều tiến tới.

Kiến quốc chóng thành công.

Kháng chiến mau thắng lợi”.

(3)Kể từ mùa Xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc. Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới, nhắc văn phòng chuẩn bị thiệp “Chúc mừng năm mới” để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoà và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.

Tối Ba mươi Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chỉnh, Hà Nội. Chiều mùng Hai Tết năm 1961, Bác đến Văn Miếu dự buổi bình thơ Xuân của các cụ. Mùng hai Tết năm 1962, Bác đến thăm các cháu học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Chiều 29 Tết năm 1963, Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân… Tất cả đều bí mật bất ngờ và do đó bao giờ cũng tạo hiệu quả lớn.

Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan đã bố trí thì làm sao Chủ tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tín vẫn còn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng Một Tết có cơm ăn cho bốn đưa con của mình. Gặp Bác, chị Tín xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run run cầm lấy bàn tay của Bác:

Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm…Chỉ nói được vậy, chị đã oà lên khóc nức nở.

Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị.

Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín. Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chái như một túp lều. Chồng chị Tín là công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm, còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác. Trên chiếc bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một gói kẹo. Đúng là “Ba mươi Tết mà không có Tết”. Cách đây 15 năm, Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnh một gia đình “Tết mà không có Tết” ở ngõ hẻm Sinh Từ. Đó là khi đất nước mới thoát khỏi vòng nô lệ. Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hoà bình đã sáu năm, mà lại còn cái cảnh này sao? Không phải ở đâu xa mà ở ngay Thủ đô Hà Nội… Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế  này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui…

           Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ. Vẻ đăm chiêu thoáng hiện trên gương mặt của Người. Bác đã từng tâm sự với các đồng chí phục vụ: “Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên”.

          Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói “Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta.

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa.

* Ý nghĩa câu chuyện:

– Câu chuyện thể hiện được tình thương bao la, tấm lòng nhân ái của Bác đối với nhân dân đặc biệt đối với những gia đình người nghèo, Bác luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân từ cái ăn, cái ở cái sinh hoạt hằng ngày “Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên”. Bác đã đến những gia đình người nghèo bằng tình thương mênh mông.

        * Bài học kinh nghiệm:

Đây là bài học gần dân, thương dân, đấu tranh chống sự vô cảm, lảnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, Đồng thời Bác cũng nghiêm túc phê bình và tự phê bình với trách nhiệm của Đảng và chính phủ trước nhân dân.Thấm nhuần ý nghĩa đó, ngày nay cán bộ, đảng viên phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, tránh tác phong quan liêu và nặng về hình thức, phải đi sâu, đi sát quần chúng, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta.

 

Mẫu chuyện 11:

CÁN BỘ NỮ PHẢI TỰ HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

 

 

* Nội dung câu chuyện:

Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ I được tổ chức sau Đại hội Công đoàn toàn quốc và tôi được phân công là Trưởng Ban Ban Tổ chức Đại hội. Bác đã đến cơ quan Phụ vận Trung ương để nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị Đại hội. Bác dặn dò phải rút kinh nghiệm Đại hội Công đoàn để tổ chức mọi mặt cho tốt hơn nữa… Bác đã góp ý với Đoàn Phụ nữ Trung ương: Các cô phải nói lên được tinh thần yêu nước của phụ nữ các tầng lớp, nói lên công lao của phụ nữ nông dân cần cù lao động sản xuất sao huy động được nhiều hơn nữa sự đóng góp của phụ nữ cả nước cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Đi đôi với động viên, các cô phải chăm lo quyền lợi thiết thực cho phụ nữ. Chỉ có phụ nữ mới chăm lo được cho phụ nữ. Các chú ấy không lo được cho các cô đâu…

Từ khi hòa bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ II và lần thứ III và hai lần này tôi vẫn là Trưởng Ban Tổ chức Đại hội. Trong công tác phụ vận, tôi đã ghi nhận nhiều lời dạy của Bác. Bác nói về mục tiêu phấn đấu của người nữ cán bộ Hội. Bác có những ý kiến cụ thể: “Các cô phải chống phong kiến, chống mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu. Góp phần giải quyết nạn mù chữ, nạn thất nghiệp cho phụ nữ. Các cô đừng tự ti, đừng hay khóc. Cách mạng là phải đấu tranh, đưa nước mắt ra không giải quyết được gì đâu. Hội Phụ nữ là tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của chị em. Cuộc sống của họ phải gắn với Hội, Hội phải lo cho họ. Các cô phải đi vào quần chúng phụ nữ để thấy họ đang gặp khó khăn gì, họ được cái gì và chưa được cái gì. Từ đó nghĩ cách học tập nâng cao trình độ, không dựa vào người khác được đâu. Đảng chỉ giúp một phần mà bản thân mình phải gỡ là chính”.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Cán bộ Hội Phụ nữ phải đi sâu, đi sát, gần gũi với quần chúng nhân dân để nắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân, để thấy họ đang gặp khó khăn gì, họ được cái gì và chưa được cái gì, để kịp thời giúp đỡ, chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của tầng lớp phụ nữ, đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới, góp phần tham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước.

* Bài học kinh nghiệm:

Là cán bộ nữ phải cần cù lao động sản xuất để đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của chị em phụ nữ. Phải đấu tranh giành quyền lợi, không tự ti, mặc cảm, phải tự học tập để nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, tham gia các hoạt động xã hội, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới.

 

Mẫu chuyện 12:

GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

 

* Nội dung câu chuyện:

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà còn kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

 Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà: Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm, không lãng phí, phô trương, nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản luôn yêu thương con người. Đối với Bác cán bộ, đảng viên đều là “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng đất nước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

* Bài học kinh nghiệm:

Sự giản dị, tiết kiệm của Người sẽ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập và noi theo, nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đức tính tiết kiệm của Bác là nét đẹp về đạo đức mà chúng ta học tập và làm theo. Đặc biệt hiện nay tiết kiệm trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chúng ta có thể thực hành tiết kiệm ở tất cả các lĩnh vực của đời sống hàng ngày từ sản xuất đến tiêu dùng, từ gia đình đến cộng đồng xã hội.

 

Mẫu chuyện 13:

GƯƠNG MẪU TRONG TÔN TRỌNG LUẬT LỆ

 

*Nội dung câu chuyện:

Hàng ngày, Bác thường căn dặn các chiến sĩ cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết thì phải triệt để thi hành. Nếu đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
       Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đúng lúc đông người. Xe chở Bác cũng như các xe khác đều dừng lại cả. Mọi người trong xe lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì dễ gây tắc nghẽn. Nghĩ vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Bác ngăn lại rồi bảo:

Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

Ai cũng thấm thía lời Bác dạy…

* Ý nghĩa câu chuyện:

Nói và làm theo pháp luật. Nói đi đôi với làm. Gương mẫu trong mọi công việc, tôn trọng kỷ cương phép nước, thể hiện tính gương mẫu kỷ luật để từ đó tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân.

         * Bài học kinh nghiệm:

          Tôn trọng luật lệ là việc nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là vấn đề mang tính chuẩn mực xã hội, việc tôn trọng và thực hiện luật lệ là trách nhiệm của toàn xã hội mà mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên là tấm gương tiêu biểu để quần chúng nhân dân noi theo.

 

 

Mẫu chuyện 14:

CHỮ QUAN LIÊU VIẾT NHƯ THẾ NÀO

 

*Nội dung câu chuyện:

 

        Chuyện kể vào ngày 11/5/1952, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, anh em quây quần xung quanh Bác, nghe Bác kể chuyện dặn dò. Cuối buổi Bác cầm một cái que nói:

– Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé.

Anh em hưởng ứng: “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung thì nhẩm lại kiến thức của mình. Người chỉ biết tiếng Việt thì băn khoăn: Có chữ gì khó mà không đọc được nhỉ?

Bác vẽ một vạch ngang trên mặt đất, rồi hỏi:

– Chữ gì nào?

Cả lớp hò lên:

– Thưa Bác chữ “nhất ạ”

Bác khen:

– Giỏi đấy.

Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi anh em đã “ồn” lên:

– Chữ “nhị” ạ.

Bác động viên:

– Giỏi lắm.

Người gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.

– Chữ “tam” ạ.

Bác cười:

– Khá lắm.

Rồi người vạch thêm một gạch nữa dưới chữ tam.

– Chữ gì nào?

Các vị đớ người ra. Vạch đầu tiên Bác viết vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được song song cho lắm, vạch thứ tư dài nhất có vẻ đã cong lắm rồi.

Bác giục:

– Thế nào? Các nhà “mác-xít”?

Bác lại cầm que vạch thêm một vạch, rồi 2 vạch dọc từ trên xuống, ban đầu thì thắng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã queo, vạch thứ ba thì quẹo, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt.

Bác đứng dậy:

– Chịu hết à? Có thế mà các chú không đoán ra… các chú biết cả đấy.

Rồi để que xuống đất Người giải thích:

– Chủ trương chính sách của Đảng đúng đắn…Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm đúng, không nắm chắc chủ trương, đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm đầy tớ nhân dân, mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết mà vẫn làm. Còn cái các chú học thì các chú lại ít làm.

Học viên cả lớp đứng im và không ai bảo ai, đều suy nghĩ về những lời căn dặn của Bác.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Bác đã dạy cho cán bộ thấy được tác hại của “quan liêu” cửa quyền là nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô, lãng phí. Chỉ cần mỗi cấp hiểu sai một chút thì khi đến với nhân dân, chính sách đó không còn giá trị nữa, thậm chí còn gây hại cho dân.

* Bài học kinh nghiệm:

Là cán bộ, đảng viên phải nắm chắt chủ trương, đường lối, phải trọng dân, gần dân, là người đem chủ trương chính sách đến cho dân giải thích cho dân hiểu và chỉ cho dân cách thực hiện. Đặc biệt phải mạnh dạng đấu tranh phòng, chống và loại trừ “quan liêu” ra khỏi bộ máy chính quyền, bộ máy chính trị của Đảng, để xây dựng Đảng thật trong sạch và vững mạnh.

 

 

Mẫu chuyện15:

PHẢI CHĂM CHỈ HỌC TẬP

 

        * Nội dung câu chuyện:

Hồi ấy, ít có ai được gặp Bác, nhưng tôi may mắn ít lâu sau, tôi được sang làm việc bên Bác. Hàng ngày Bác làm việc ở nhà riêng. Thường Bác tự đánh máy lấy. Hết giờ làm việc, Bác cùng sinh hoạt chung với anh em. Vui nhất là sau giờ làm việc buổi chiều. Bác thường cùng anh em trong cơ quan đánh bóng chuyền. Bác già, tay cứng nên búng bóng yếu, “đối phương” muốn gỡ điểm, thường phát bóng vào chỗ Bác, Bác liền nói to:

– A, “truy tủ” hả. Bác vừa nói vừa nhảy lên đỡ bóng.

Có lần đối phương phát bóng “ác” quá, Bác biết không đỡ được, liền kêu:

– Trường, Kỳ, Kháng, Chiến đâu? Cứu bóng! Người đánh lẫn người xem cười vui vẻ.

Bây giờ theo chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, cơ quan chọn cử một số cán bộ trẻ ra nước ngoài học. Tôi cũng ở trong số đó. Nhưng tôi không muốn đi.

Biết được điều đó, Bác liền gọi đến. Bác hỏi, tôi trả lời Bác:

– Dạ, thưa Bác, cháu muốn được công tác ạ.

– Thế cháu muốn công tác thật tốt không?

– Có ạ.

– Có muốn phục vụ nhân dân được không?

– Có ạ.

– Thế thì phải đi học. Bây giờ có điều kiện thì phải học tập. Học tập để hiểu nhiều, biết nhiều. Có hiểu nhiều biết nhiều, mới phục vụ nhân dân tốt được.

Sau khi giảng giải và khuyên tôi đi học là cần thiết, Bác dặn:

– Đi học thì phải chịu khó, chăm chỉ học tập. Chưa hiểu thì hỏi, không được giấu dốt, đã hiểu rồi thì bảo lại cho bạn cùng hiểu.

Rồi Bác lấy cái hộp thuốc lá của Bác đưa cho tôi. Bác nói:

– Bác cho cháu cái hộp này để đựng kim chỉ, ngoài giờ học thiêu, thùa, vá, may. Con gái phải biết làm những điều đó.

Tôi sang nước bạn ở khu học xá, rồi vào trường sư phạm. Tốt nghiệp xong, tôi về nước, dạy học ở Việt Bắc cho đến ngày chiến thắng thực dân Pháp, tôi mới về thủ đô.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện Bác luôn nhắc nhở dù cho hoàn cảnh khó khăn, phải vươn lên tự học để nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật làm chủ chính bản thân mình. Muốn làm được việc đó vai trò người phụ nữ gánh trọng trách rất quan trọng phải xóa đi cái tâm lý tự ti, phải có ý thức tự cường, tự lập, ý chí vươn lên, sắp xếp khéo léo, vun vén gia đình, để vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

         *Bài học kinh nghiệm:

         Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng ra sức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, trao dồi đạo đức cách mạng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào thì cũng phải sắp xếp cố gắng vươn lên tự học tập, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ hiểu biết để phục vụ nhân dân được tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.   

      

 

Mẫu chuyện 16:

BÁC ĐẾN THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI ĐẠI HỘI

BA ĐẢM ĐANG CỦA PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

 

        * Nội dung câu chuyện:

Đại hội Ba đảm đang của phụ nữ Thủ đô lần thứ nhất, khai mạc rất trọng thể vào tối 01-12-1965 tại hội trường Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Chiều 02-12-1965 (ngày họp thứ 2) vào khoảng 16 giờ, Đại hội vô cùng sung sướng, phấn khởi được đón Bác. Cùng đi với Người có Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Anh hùng miền Nam Tạ Thị Kiều. Vừa thấy Bác, cả Hội trường đứng bật dậy, vỗ tay ran như sấm lẫn với tiếng reo vô cùng phấn khởi.

– Bác! Bác đến! Bác đến!… Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!

Sau mấy phút vô cùng sôi nổi, Bác giơ tay ra hiệu (một cử chỉ thường có của Bác) cho Đại hội im lặng, rồi Bác tươi cười chỉ vào chị Kiều và nói:

– Hôm nay, Bác dẫn “cô bé này” đến với Đại hội, các cô, các chú (Đại hội có một số đại biểu là nam giới) có phấn khởi không?

Cả Đại hội vỗ tay rầm rầm xen lẫn tiếng:

– Thưa Bác, có ạ!

Không khí Đại hội thật vô cùng náo nhiệt, sôi nổi. Bác đã kể cho Đại hội nghe về những gương anh hùng của phụ nữ ta trong thời kỳ bí mật, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sự hy sinh anh dũng của chị em miền Nam trong chống Mỹ.

Thật bất ngờ, Bác rút trong túi ra một cột báo của Báo Thủ đô ngày hôm đó, đọc tên bảy bà và chị, xong Bác hỏi:

– Các cô ấy có mặt ở Đại hội này không?

Hội trường lại vang lên:

– Thưa Bác, có ạ!

Bác tươi cười nói:

– Hôm nay, Bác đọc báo thấy có đăng thành tích của bảy cô là công nhân, là nông dân, là giáo viên… Bác rất vui, Bác có mấy chiếc huy hiệu để tặng các cô ấy.

Mọi người sung sướng vỗ tay tưởng làm vỡ phòng họp.

Sau cùng Bác hỏi:

– Các cô có muốn được Bác thưởng Huy hiệu của Bác không?

Cả Hội trường lại phấn khởi trả lời vang lên:

– Thưa Bác, có ạ, có ạ!

Vậy các cô về làm công tác cho tốt, Bác sẽ thưởng!

Cả Hội trường lại vang lên như sấm.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện nói lên truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tinh thần yêu nước quật cường chống giặc ngoại xăm, cần cù thông minh sáng tạo trong lao động, sản xuất, luôn giữ gìn phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, có trách nhiệm nuôi, dạy con cái, quản lý tốt gia đình, có lòng nhân hậu, có tính cộng đồng, vì lợi ích của mọi người và xã hội. Đại hội những phụ nữ xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” của Thủ đô ngày 02/12/1965, Bác nói: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Không chỉ khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong các phong trào cách mạng cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Bác Hồ còn quan tâm sâu sắc đến phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam, nữ, quan tâm giúp đỡ phụ nữ; từ đó chị em phụ nữ phải có quyết tâm, đạo đức, tác phong để làm tròn nghĩa vụ của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

*Bài học kinh nghiệm:

Trong những năm qua, không phụ lòng tin yêu và sự kỳ vọng của Bác, chị em phụ nữ đã ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, thông qua các chủ trương, chính sách về phụ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Không chỉ là những người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, nhiều phụ nữ đã đạt được những thành tích nổi bật, được xã hội ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ…

Ngày nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chị em phụ nữ, công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Ðể phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành và các cấp Hội cần phối hợp, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học, công nghệ thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

     

Mẫu chuyện 17:

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

 

        * Nội dung câu chuyện:

Vào một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa…

Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi:

– Các cháu chơi có vui không?

Những lời non nớt vang lên:

– Thư­a Bác, vui lắm ạ!

Bác lại hỏi:

– Các cháu ăn có no không?

– No ạ!

– Các cô có mắng phạt các cháu không?

– Không ạ!

Bác khen:

Thế thì tốt lắm! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không?

Tất cả cùng reo lên:

– Có ạ! Có ạ!

Một em bé giơ tay xin nói:

– Th­ưa Bác, ai ngoan thì đ­ược ăn kẹo, ai không ngoan thì không đ­ược ăn kẹo ạ!

– Các cháu có đồng ý không?

– Đồng ý ạ!

Các em nhỏ đứng thành vòng tròn rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến l­ượt Tộ, em không dám nhận, chỉ khẽ th­ưa:

– Th­ưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chư­a ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.

Bác c­ười trìu mến:

– Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như­ các bạn khác.

Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện cho ta thấy Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn quan tâm xem thiếu nhi ăn ở học tập. Bác khen ngợi khi các em có lỗi biết tự nhận lỗi. Là thiếu nhi chúng ta phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

 *Bài học kinh nghiệm:

Bên cạnh đó còn dạy cho chúng ta phải có sự bao dung, cảm thông, gần gũi trong cách nuôi dạy con, trong công tác Hội, trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, tình làng nghĩa xóm, mà đó còn là sự giản dị chân thành từ Bác là bài học về đạo đức, bài học nhân cách cao cả của con người, chúng ta phấn đấu hết mình để quê hương ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn.

 

Mẫu chuyện18:

MỪNG CHO CÁC CHÁU BÁC CÀNG THƯƠNG MẸ

 

        * Nội dung câu chuyện:

Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây), Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác.

 Hôm ấy khi xe ôtô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa, em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:

– Này! Các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu.

Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống.

 – Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.

Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy dù Bác bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn dành trọn vẹn tình cảm thiêng liêng đặc biệt cho mẹ, mẹ là người gần gũi quan tâm, chăm lo, dạy dỗ, mẹ vừa là người mẹ, vừa là người chị, người bạn và là người thầy đầu tiên của người.

         * Bài học kinh nghiệm:

Bác mượn hình ảnh người mẹ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bao đời nay đã chịu nhiều bất công trong xã hội phong kiến không được đến trường để học. Nên từ rất sớm Bác đã nhận thức phải giải phóng cho phụ nữ được quyền bình đẳng tham gia mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vì vậy phụ nữ ngày nay cần phát huy vai trò là người phụ nữ có lòng yêu nước, có tri thức, năng động, sáng tạo, có sức khỏe, lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, bao dung, tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ mọi mặt, phấn đấu vươn lên, tham gia công tác trên mọi lĩnh vực, có nhiều địa vị trong xã hội.

 

 

Mẫu chuyện 19:

VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ

 

  *Nội dung câu chuyện:

   Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

 – Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

 – Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

 – Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý…

Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi. Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).

          Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.

Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”…Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.

          Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.

Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?

* Ý nghĩa câu chuyện:

Muốn mọi người đều có ý thức tiết kiệm thì người lãnh đạo phải làm gương trước, phải bằng hành động cụ thể không được nói suông, hô hào chung chung, muốn người dân tiết kiệm thì cán bộ, công chức…phải tiết kiệm đã. Không phải lúc khó khăn, gian khổ thì mới tiết kiệm còn lúc đầy đủ thì không cần, mà phải biến ý thức tiết kiệm thành bản tính của mỗi người, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh, địa vị nào cũng phải biết tiết kiệm.

* Bài học kinh nghiệm:

Trong công việc phải tận tụy, toàn tâm toàn ý không được lãng phí thời gian và sức khỏe của mình vào những việc vô bổ, dù ở cương vị nào cũng cần phải tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng tài sản công. Trong cuộc sống gia đình chị em phụ nữ phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng cụ thể, tránh lãng phí, đảm bảo cuộc sống kinh tế gia đình được ổn định, an tâm lao động, sản xuất.

 

Mẫu chuyện 20:

PHẢI BIẾT QUAN TÂM VỚI MỌI NGƯỜI HƠN

 

         *Nội dung câu chuyện:

Hội trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến dự lễ bế giảng của trường. Xuống thăm nhà bếp, Bác thấy làm cỗ có vẻ linh đình, Bác nói với đồng chí phụ trách trường: “Này, bế mạc, chứ không phải ” Bế bụng” đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn lắm đấy, các chú ạ”.

Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Bác hỏi: “Thế Bác ăn với ai?”. Đồng chí phụ trách gãi đầu gãi tai: “Dạ, xin để Bác ăn riêng cho tiện…”. Bác ngắt lời: “Không tiện gì cả. Thế ra các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trước à?”. Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được? Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: “Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta”. Bác cười mà bảo rằng: “Tôi nói chuyện với các đồng chí thôi, chứ có “huấn thị” gì đâu”.

Buổi tối, Bác ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Bác một chiếc đèn tọa đăng rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn phòng trường và bảo rằng: “Đèn này to, tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếc đèn con thôi cũng đủ.Các đồng chí đổi cho Bác chiếc đèn khác”.

Sáng sớm hôm sau, trước khi Bác chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Bác có điều gì căn dặn thêm về công việc của trường. Người nói: “Tôi chỉ mong là các đồng chí đừng quan tâm đến tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn”.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy trong cuộc sống khi làm việc gì cũng phải nghĩ đến mọi người, đừng vì lợi ích riêng tư mà xem nhẹ quyền lợi của người khác, phải sống tiết kiệm quan tâm chia sẽ với mọi người để ai cũng được hạnh phúc. Câu chuyện thể hiện đức tính giản dị, gần gủi với nhân dân, thể hiện tình yêu thương con người, suốt đời lo cho dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

         * Bài học kinh nghiệm:

Sống phải biết quan tâm đến mọi người vì lợi ích của toàn thể nhân dân, vì mục tiêu chung của đất nước, lối sống phải giản dị, khiêm tốn, có tinh thần đoàn kết, giúp đở nhau trong cuộc sống. Cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tuyên truyền, vận động chị em rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam, giúp nhau cùng tiến bộ.

 

 

 Mẫu chuyện 21:

TƯ TƯỞNG VÀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ

 

*Nội dung câu chuyện:

Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác luôn đặt ra yêu cầu bức thiết phải giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”, phải cởi trói cho phụ nữ.

Bác khẳng định:“Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi”. Cách mạng Tháng 8 thành công, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2-9-1945, Bác trịnh trọng tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Những quyền ấy được Bác trích trong Tuyên ngôn độc lập năm 1976 của nước Mỹ. Nhưng trong xã hội Mỹ chỉ những người đàn ông da trắng, theo đạo Tin Lành có tài sản mới được bầu cử, các giai tầng khác mãi đến đầu thế kỷ 19 và phụ nữ Mỹ, năm 1920 mới giành được quyền đi bầu cử (sau 144 năm giành độc lập)… Song, với Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ thì “tất cả mọi người” Việt Nam đều là những người có quyền đi bầu cử Quốc hội vào ngày 6-1-1946:“Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946“… tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác không chỉ quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ mà còn nhìn thấy sức mạnh to lớn của họ đối với cách mạng và Bác cũng là người tiếp thêm sức mạnh cho chị em vùng dậy đấu tranh, giành độc lập dân tộc. Bác nêu ra nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh của phụ nữ vì Tổ quốc như Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ buổi bình minh của lịch sử và kêu gọi chị em: Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà, con gái còn biết cách mệnh. Huống chi bây giờ hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp thế giới, chị em ta lại gặp cảnh nước suy vi, nỡ lòng nào ngồi yên được! Chị em ơi! Mau mau đoàn kết lại! Từ ngày dân Việt Nam tranh được chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc… việc gì phụ nữ cũng hăng hái.

 Trong 2 cuộc kháng chiến, nhiều chị em đã tham gia kháng chiến và làm tròn trọng trách cách mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Chị em là cán bộ lãnh đạo, là anh hùng, chiến sĩ thi đua trong lao động và chiến đấu, là dũng sĩ từ tiền tuyến lớn miền Nam có dịp ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã được Bác Hồ ân cần đón tiếp, tặng hoa và quà, được ăn cơm hoặc xem văn nghệ cùng Người. Bác Hồ luôn luôn coi lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, ghi nhận những thành tích đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Người tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” và khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Đây chính là sự khẳng định của Bác về vị trí, vai trò không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Bác không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ. Người chỉ rõ: công tác phụ nữ trong xây dựng CNXH, một trong những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ. Hiến pháp định rõ “nam nữ bình đẳng” và luật lấy vợ lấy chồng… đều nhằm mục đích ấy”. Người nhắc nhở các cấp, các ngành… phải kính trọng phụ nữ, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nữ giới.

 Những lời dạy của Bác thể hiện sự quan tâm sâu sắc, đồng thời cũng tỏ rõ tình cảm của mình giành cho “nửa thế giới”. Người luôn đấu tranh để cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng với nam giới. Bình đẳng không chỉ về chính trị mà còn từ thực tiễn sinh hoạt của đời sống xã hội và trong gia đình. Về thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Thái Bình năm 1966 – Quê hương của chị Hai Năm tấn, sau khi phân tích tình hình, chỉ rõ nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, Bác nhấn mạnh: “… phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ thì phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là một điều đáng xấu hổ… Bác mong rằng: Từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa”. Bác luôn trân trọng, thương yêu và coi “Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi”.

           Bác không chỉ là người đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng phụ nữ, khẳng định vai trò, vị trí của họ đối với gia đình và xã hội, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho họ mà còn luôn động viên, khuyên bảo, nhắc nhở chị em phải tự cố gắng học tập, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình chứ không phải chờ Đảng, Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách. Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Người phân tích: Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước. Nhưng phụ nữ ta cần phải cố gắng nhiều để theo kịp chị em các nước bạn, góp phần nhiều hơn nữa trong việc xây dựng CNXH. Người căn dặn: Tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH. Muốn làm trọn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hoá, kỹ thuật.

          Cả cuộc đời 79 mùa xuân, Bác đã giành trọn vẹn cho dân cho nước. Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng để lại cho dân cho nước, Bác căn dặn toàn Đảng, toàn dân “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện cho thấy những thành tích mà chị em phụ nữ đã đạt được, những hy sinh to lớn của họ. Không chỉ anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, đảm đang trong lo toan gia đình, phụ nữ Việt Nam còn có truyền thống “thông minh, sáng tạo”. Ngay từ thời phong kiến, mặc dù địa vị xã hội của phụ nữ không được coi trọng, nhưng đã xuất hiện những con người làm nên lịch sữ. Cùng với những đức tính quý báu đó, chúng ta còn nghĩ đến những đức tính cần cù, hy sinh, nhẫn nhịn, vị tha, khiêm như­ờng, thủy chung như một nét đẹp đặc trưng của phụ nữ Việt Nam.

* Bài học kinh nghiệm:

Khắc sâu lời dạy và thực hiện tâm nguyện của Bác, phụ nữ ngày nay đã được giải phóng, bình đẳng trên mọi lĩnh vực. Được tham gia học tập nâng cao trình độ nhận thức , kỹ năng nghề nghiệp, tham gia công tác xã hội ngày càng nhiều, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ. Trong giai đoạn hiện nay phụ nữ Việt Nam cần cố gắng học tập, công tác, từng bước vươn lên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xã hội và trên trường quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

 

Mẫu chuyện 22:

BÁC BỎ THUỐC LÁ

 

        *Nội dung câu chuyện:

Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.

Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi. Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò).

Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: “Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?”. Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: “Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành”. Người lại nói: “Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho” và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là “bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác”. Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.

Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: “Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy”.

Trong thời gian làm việc ở Phủ Chủ tịch, Người ở ba nơi: nhà sàn, nhà 54, nhà 67. Người bảo đồng chí Vũ Kỳ để ba lọ penixilin ở ba nơi làm việc.

          Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ pe-ni-xi-lin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.

Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.

Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.

Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.

Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn Mẫn (bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1967 đến năm 1969), hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ pe-ni-xi-lin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: “Nhưng hút thế để có cữ”. Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.

Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng.

Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: “Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá”. Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau:

“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,

 Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.

 Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,

Một năm là cả bốn mùa xuân”.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện cho thấy quyết tâm đầy nghị lực của Bác trong việc bỏ hút thuốc lá, tuy rất khó khăn nhưng đã quyết tâm thì sẽ làm được.

*Bài học kinh nghiệm:

Thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nhận thức được tác hại của khói thuốc lá, thuốc lào. Tuyên truyền mọi người tuyệt đối không hút thuốc và tránh không để bản thân hít phải khói thuốc. Cần giữ cho môi trường không khói thuốc lá, tích cực tham gia phong trào “công sở không khói thuốc” để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, người thân, đồng nghiệp.

 

Mẫu chuyện 23:

TẤM LÒNG CỦA BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ

 

      * Nội dung câu chuyện:

      Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

      Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

        Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.

        Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: Mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).

        Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:

         – Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.

Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:

– Các đồng chí có nước ngọt uống không?

– Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:

– Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.

Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.

Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón Xuân.

Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:

– Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:

– Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: Đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: Số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân ái, bao la, tình thương yêu vô bờ bến của Bác đối với các chiến sĩ, luôn nghĩ về mọi người, hết lòng vì cuộc sống của mọi người. Câu chuyện còn thể hiện đức tính cần, kiệm của Bác, tiết kiệm từ cái ăn, cái mặc, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày để giúp đở đồng bào trong lúc khó khăn

*Bài học kinh nghiệm:

Hội viên, phụ nữ phải rèn luyện đạo đức cách mạng, người cách mạng thì phải có đạo đức nếu có tài giỏi đến đâu mà không có đạo đức cũng không lãnh đạo được nhân dân cho nên việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một công việc cần thiết là tấm gương sáng, mẫu mực để con cháu noi theo.

Ngày nay, đất nước đang phát triển, đời sống vật chất – tinh thần của người dân tuy được nâng lên, nhưng vẫn còn một bộ phận người dân cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, do đó mỗi người chúng ta sống phải biết tiết kiệm để ổn định cuộc sống và giúp đở mọi người cùng nhau tiến bộ.

 

Mẫu chuyện 24:

KIÊN TRÌ CHỐNG LẠI TUỔI GIÀ VÀ BỆNH TẬT

 

        * Nội dung câu chuyện:

Sang đến năm 1967, Bác Hồ của chúng ta đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn tự mình từ nhà sàn, đi bộ đến nhà ăn. Một phần, không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa, Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện, chống lại suy yếu của tuổi già.

Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng, còn ngày mưa; phần lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh hưởng lớn đến công việc của đất nước và của Đảng.

Ngày đó, con đường quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa to, đường đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa, Bác vẫn xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gầy gò, nổi gân xanh, anh em thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm bên nhà sàn.

Bác nói:

– Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác.

Có hôm, buổi sớm, Bác vào thay quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi mới mặc vào. Bác coi mình cũng chỉ là một người phục vụ và xem các đồng chí phục vụ cũng như mình nên không muốn làm phiền ai.

Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi tình hình ấy.

Một hôm, Bác cho gọi chị Trần Thị Lý, người con gái miền Nam vào ăn cơm với Bác. Bác mời vào ngày Chủ nhật, nhưng hôm đó đồng chí Lý lại đi vắng thành ra hôm sau (3-7-1967) chị mới vào được.

Hôm đó, trời mưa rất to. Đồng chí Vũ Kỳ cho dọn cơm ngay bên dưới nhà sàn để Bác ăn cùng chị Lý. Thương chị Lý thương tật, đau yếu, đường mưa trơn, đi lại khó khăn, lần đầu tiên, bữa đó Bác Hồ đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn.

Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà sàn, mời Bác ăn, coi như đã có một tiền lệ và không thỉnh thị Bác. Nhưng Bác đã cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình:

– Các chú muốn để Bác hư thân đi có phải không?

Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn, đi vòng quanh hồ một lần, như một kỷ luật bắt buộc phải rèn luyện đối với mình.

Tuổi già, cũng như trẻ thơ, đều muốn được chiều chuộng. Bác biết: Nếu dễ dãi với mình và để cho người khác dễ dãi với mình, dần dần sẽ hư thân đi.

Không ai sinh ra đã thành lãnh tụ. Muốn trở thành vĩ nhân, phải có chí rèn luyện. Làm Chủ tịch nước rồi, trở thành lãnh tụ kính yêu của cả giai cấp và dân tộc rồi, Bác Hồ vẫn không ngừng rèn luyện. Vì vậy, ở vị trí càng cao, càng nổi tiếng, tinh hoa, phẩm chất, đạo đức của Bác càng sáng, càng trong.

* Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện nói lên ý chí nghị lực vượt khó phi thường của Bác Hồ, dù ở tuổi cao sức yếu nhưng người vẫn kiên trì luyện tập chống lại tuổi già và bệnh để có sức khỏe tốt phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn thế nữa và nhiều hơn thế nữa.

*Bài học kinh nghiệm:

Phải có lối sống giản dị, gần gũi dễ thông cảm, luôn quan tâm đến mọi người, luôn  “Vì mọi người” không muốn mọi người vì mình, việc gì làm được thì hãy tự làm không nên phiền hà đến người khác. Trong cuộc sống luôn tôn trọng và quan tâm đến mọi người, yêu thương con người, đó là đức tính đáng quý chị em phụ nữ cần phải học tập ở Bác.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người chúng ta ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt. Vì vậy mỗi chúng ta cần siêng năng rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt, tích cực tham gia học tập, lao động, sản xuất đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.  

 

 

Mẫu chuyện 25:

BÁC HỒ TĂNG GIA SẢN XUẤT VỚI CHIẾN SĨ

 

* Nội dung câu chuyện:

 Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Trụ sở cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng). Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau Hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3-1952), Chính phủ đã phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc.

Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai cơ quan gần nhau, tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch. Bên Văn phòng Phủ Chủ tịch lại cử Bác là đại diện cá nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn phòng Trung ương.

           Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi. Tôi đang sức trẻ nên thay mặt anh em đứng lên thách thức thi đua: Cùng một khoảng đất như nhau 36m2, trong một thời gian nhất định, tôi xin trồng rau ăn với sản lượng cao nhất. Bác cũng đứng lên: Bác nhận thách thức thi đua tăng gia với chú Thông, với mảnh đất 36m2 trong một thời gian bằng nhau, đạt sản lượng rau nhiều hơn chú Thông. Mọi người vỗ tay hoan hô. Một số đồng chí xì xào: một cuộc thi đua không cân sức. Bác vừa già, vừa bận nhiều việc, địch sao được với cậu Thông khỏe như voi, trồng rau đã quen. Có người nêu: “Giải thưởng thi đua là một con gà trống 2 kg”. Mọi người lại hoan hô tán thưởng. Mấy đồng chí ở Văn phòng Trung ương nói to: “Nhất định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Phủ Chủ tịch”. Bác nói vui: “Các chú muốn ăn gà của Chủ tịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều rau xanh cung cấp cho nhà bếp cơ quan”.

         Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì cải củ ở vùng này củ rất to, rất nặng. Tôi trao đổi với anh em công đoàn, mọi người ủng hộ, cho là sáng kiến.

Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ. Ngay sát mảnh đất của tôi, Bác và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn và sạch cỏ. Hơn một tuần thì Bác gieo hạt cải mào gà (cải xanh lá xoan). Anh em Văn phòng Phủ Chủ tịch làm chỗ đi tiểu gần nhà và mua một nồi hông lớn để hứng nước tiểu. Phía Văn phòng Trung ương tôi cũng huy động anh em làm nhà tiêu để lấy phân bón.

Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp. Bác lấy nước tiểu pha loãng tưới. Còn tôi lấy phân bắc tươi hòa ra tưới. Mỗi lần tưới cả cơ quan bịt mũi.

Sau một tháng, hai vạt rau tốt ngang nhau. Nhiều người ủng hộ tôi cho rằng tôi sẽ thắng vì củ cải lớn rất nhanh.

Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15kg. Bác để lại những cây to, khỏe, mỗi cây cách nhau chừng hai gang. Một số anh em lo lắng vì thấy vườn rau Bác nhổ đi xơ xác mà chỉ được có 15kg rau cải con. Ba buổi chiều liền, sau giờ làm việc Bác đều ra vườn dùng chiếc dầm xới đất cho cải và tưới nước giải đều.

Sau hai tháng 10 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây đã có nụ. Tôi nhổ và cân cho nhà bếp được 60kg. Tôi vui mừng vì thắng lợi. Nhưng cũng lúc đó, cây cải mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, cứ 5 ngày một lần Bác tỉa tàu cân cho nhà bếp khoảng 10kg. Kỳ lạ thay cải mào gà càng tỉa cây càng lớn, tàu càng to và càng trẻ lâu. Sau 2 tháng rưỡi cải mới có ngồng. Lúc đó Bác nhổ cả cây cho nhà bếp muối dưa. Bác còn đem biếu cụ già dân tộc gần đó 2 cây rất to làm giống. Cụ già sung sướng khoe với mọi người: “Rau cải Cụ Hồ tốt thật”.

Mở sổ nhà bếp ra cộng

– Cải con: 15kg

– Tàu cải canh: 14 lần x 10kg = 140kg

– Cây cải làm dưa nén: 20kg

Cộng: 175kg

Vậy tôi thua đã rõ ràng. Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp con gà trống nuôi được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch. Nhờ có rau tăng gia mà cả mùa đông nhà bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua. Buổi tổng kết thật vui vẻ. Tôi đứng dậy xin nhận thua. Bác nói chuyện với anh em: khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ý bốn điều kiện: giống, cần, phân, nước. Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ trồng, năng suất cao, nhưng chỉ được ăn một lần thì không bằng cải mào gà, trẻ lâu, tỉa ăn được nhiều lần. Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng thời vụ trồng loại rau cho hợp khí hậu, rau mới tốt. Vun xới phải đúng cách. Cải mào gà khi tốt cứ 10 ngày xới một lần cho rễ con đứt, chúng ra nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối khoáng trong đất. Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước tiểu pha loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinh lắm. Nước: phải tưới đều và tưới đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt.

Lần ấy thua Bác, tôi hết chủ quan và rút được bài học mới về tăng gia.

* Ý nghĩa câu chuyện:

           Câu chuyện cho chúng ta thấy, khi làm việc gì cũng không được chủ quan trong quá trình sản xuất, phải dựa vào đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể, không vội vàng, có kế hoạch canh tác cụ thể, ngoài ra cần phải cần cù chăm chỉ thì mới đạt năng suất, hiệu quả cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *