Mẫu chuồng gà đẹp và cách làm chuồng gà bằng lưới B40

Các mẫu chuồng gà đẹp phải đảm bảo phù hợp với từng điều kiện cơ sở vật chất của người nuôi và tương thích với quá trình nuôi gà. Chi tiết cách làm chuồng gà bằng vật liệu tre, cách làm chuồng nuôi gà thả vườn, gà rừng, gà đẻ trứng hay chuồng úm gà con. Đặc biệt là cách làm chuồng gà bằng lưới B40

Và các cách làm mẫu chuồng gà đẹp trên sân thượng, nơi có không gian hạn hẹp.

Cùng Sài Gòn Metro Mall khám phá và tìm hiểu ngay những thiết kế mẫu chuồng đẹp!

Các mẫu chuồng gà đẹp mà đơn giản nhất

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Từ các nguyên liệu thông dụng được ưa chuộng tin dùng nhiều nhất hiện nay gồm: tre, gỗ, lưới B40, sắt,…

Tùy vào từng mục đích nuôi và môi trường điều kiện cơ sở các bạn có thể dễ dàng chọn mẫu chuồng gà đẹp mà vô cùng đơn giản qua 4 bước:

Bước 1: Xác định được số lượng gà cần nuôi và điều kiện môi trường nuôi của bản thân cố thể đáp ứng (Không gian có thể làm chồng gà nóng ẩm, lạnh, hay mưa …)

Bước 2: Từ đó xác định được chính xác kích thước chuồng nuôi.

Bước 3: Thiết kế kiểu chuồng nuôi thích hợp với nhu cầu bản thân.

Bước 4: Chọn lựa nguyên liệu xây dựng chuồng thích hợp và chuẩn bị nguyên vật liệu thật kỹ lưỡng.

Bước 5: Thực hiện đầy đủ quy trình làm chuồng nuôi gà đơn giản áp dụng theo hướng dẫn các mẫu chuồng gà đẹp.

Cách làm mẫu chuồng gà đẹp bằng tre

Cách làm chuồng gà bằng tre hay cách làm chuồng gà chọi bằng gỗ, ván cũng là một trong số những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Với kiểu chuồng này, bạn hoàn toàn có thể kết hợp môi trường tập bay và tập luyện cho gà chọi.

Do đó, thông thường những mẫu chuồng gà này cần phải đặt ở vị trí không khí mát mẻ, thoáng mát hoặc trong nhà có mái hiên che chắn cho gà chọi.

Nhiều bạn tạo hình chuồng gà bằng thanh tre chắc chắn với chiều cao ước tính khoảng 1,5 – 2m hoặc kích thước khoảng 1 – 1,2 m để đảm bảo cho gà có thể thoải mái bay, đập cánh, di chuyển.

Đảm bảo xung quanh chuồng làm bằng các thanh tre đã được mài nhẵn, hoặc ván gỗ hay thanh gỗ để đóng phải được láng, tránh có sớ.

Mái chuồng cần lợp ngói, tôn lạnh hoặc bạn cũng có thể dùng luôn những thanh gỗ, lá cọ để làm mát, duy trì nhiệt độ ổn định giúp gà có thể hoạt động, sinh hoạt, phát triển bình thường.

Chi phí thực hiện hoàn chỉnh chuồng nuôi gà bằng tre được nhiều sư kê đánh giá là khá thấp, độ bền cũng thuộc dạng trung bình.

Các bạn nên lựa chọn những thanh tre già để có được sự chắc chắn ổn định dài lâu.

Thanh tre cần được mài nhẵn láng để tránh sớ gỗ làm tổn thương, xây xát cho gà chọi.

Cách làm chuồng gà đẹp bằng lưới B40

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Chuồng gà được thực hiện bằng lưới thép B40 là một loại chuồng gà được đánh giá khá chắc chắn, được hầu hết anh em lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Đặc biệt, loại chuồng này dùng để nuôi nhốt gà chọi, gà đá vô cùng tuyệt vời, hoặc để làm lồng tập bay, lồng chạy cho gà chọi cũng khá hợp lý.

Chúng còn thích hợp cho những vùng có điều kiện khí hậu nóng bức, thời tiết khô hanh vì những lưới thép giúp giữ nhiệt độ trong tình trạng luôn mát mẻ.

Tuy nhiên, khi thời tiết càng lạnh thì bạn vẫn cần phải có biện pháp che chắn chuồng để giữ ấm cho gà chọi.

Tùy vào số lượng gà cần nuôi mà bạn có thể lựa chọn phương thức thiết kế kiểu chuồng gà phù hợp nhất.

Địa điểm hay vị trí làm chuồng cần phải đảm bảo thông thoáng, tránh muỗi, tránh được côn trùng và phải ở chỗ cao ráo và sạch sẽ.

Bạn hoàn toàn còn có thể dùng nẹp gỗ hoặc thanh kê, cây sắt để tạo khung cố định chắc chắn cho chuồng.

Rồi tiếp đến, bạn dùng lưới thép B40 hoặc tốt nhất dùng các loại lưới thép có mắt nhỏ để bao xung quanh.

Cố định lưới bằng đinh hoặc ốc vít, để chắc chắn hơn bạn có thể xây lên một hàng gạch xung quanh chuồng để tạo được độ vững hơn.

Phía trên nền lợp tôn lạnh, hay nền đổ cát để tránh làm tổn thương chân gà chọi.

Bạn hoàn toàn có thể để 1 mặt, 2 mặt hoặc cả 4 mặt là lưới thép.

Tất nhiên, tốt nhất là nên có 2 – 3 mặt kín, và đặc biệt là mặt ngăn cách các con gà chọi để phòng tránh chúng cắn mổ lẫn nhau.

Phía trên đây là cách làm chuồng nuôi gà bằng lưới thép B40, hay lưới thép mắt nhỏ đơn giản nhất.

Sư kê có thể tham khảo ngay thêm những hình mẫu chuồng gà được làm bằng lưới thép khác nhau.

Ưu điểm của loại chuồng này là sự thông thoáng, sạch sẽ, có thể dễ dàng vệ sinh, ít bị hôi và bám mùi.

Cách làm mẫu chuồng gà đẹp bằng gỗ

Chuồng gà chọi bằng gỗ cũng thuộc dạng chuồng được nhiều người sử dụng.

Các sư kê lão làng thường dùng gỗ để tạo khung chuồng và đóng xung quanh chuồng bằng đinh hay ốc vít.

Cũng như phương pháp làm nền phía bên dưới và phía trên mái có thể dùng vật liệu bằng ván gỗ hoặc lợp tôn đều khá chắc chắn và phù hợp.

Chiều rộng của chuồng ước tính có thể khoảng 2,5 – 3m, chiều dài khoảng 3 – 3,5 m.

Cửa chuồng nên làm kiên cố bằng lưới ô nhỏ để dễ dàng quan sát được rõ ràng bên trong chuồng nuôi.

Kiểu chuồng này được đánh giá khá mát mẻ và thích hợp cho gà, lại khá bền bỉ.

Sư kê có thể tận dụng triệt để những tấm ván, thanh gỗ từ vật dụng trong nhà bỏ đi để tiết kiệm chi phí làm chuồng cho gà của mình.

Cách làm mẫu chuồng gà đẹp vật liệu tre đơn giản

Khác với những giống gà chọi khác, loại gà tre có kích thước thân và cơ bắp nhỏ hơn nhiều.

Do đó khi làm chuồng nuôi, bạn hoàn toàn cũng có thể tiết kiệm được diện tích kha khá bằng cách làm chuồng gà có 2 tầng bằng lưới thép đơn giản.

Dùng 4 tấm lưới thép với dây kẽm và đinh cố định vào nhau tạo thành phần lồng úp.

Vị trí đất phải được xây cao, đảm bảo rải cát bên trong dày tầm khoảng 15 – 20 cm.

Phần đáy và các mặt xung quanh chuồng có thể thực hiện bằng tôn hoặc xây gạch cố định tạo sự kiện có nhất định và có thể làm nhiều tầng kết hợp.

Với thiết kế và xây dựng này rất thích hợp để nuôi gà chọi cảnh, hoặc đặc biệt là giống gà tre tân châu cảnh, gà hồ đông tảo với giá hàng chục triệu đồng.

Cách làm mẫu chuồng gà đẹp bằng đá kiên cố

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Với cách làm chuồng gà bằng vật liệu đá hoàn toàn là một lối thiết kế khá ổn định và kiên cố, được rất nhiều sư kê có điều kiện cơ sở vật chất khoảng không lớn thực hiện.

Với diện tích càng nhỏ thì bạn cần thiết kế chuồng một cách càng khoa học để giúp gà luôn ở trạng thái phát triển tối ưu nhất.

Cùng theo chúng tôi tìm hiểu cặn kẽ qua phần dưới bài viết!

Cách làm chuồng gà trên sân thượng với diện tích nhỏ.

Với những điều kiện không gian hạn chế, để làm được chuồng gà, nhiều anh em chọn vị trí sân thượng là giải pháp thích hợp nhất.

Mẫu chuồng gà này được đánh giá khá khép kín, cũng được nhiều người nuôi ưa thích, bởi nhiệt độ chuồng cũng khá cao, có thể giữ ấm cho gà chọi tốt nhất.

Với những sư kê xây chuồng gà bằng gạch, thường trát xi măng chắc chắn hoặc dùng vật liệu tôn để cố định các mặt xung quanh.

Lời khuyên cho cách làm chuồng gà này chính là chỉ nên xây kín từ 2 – 3 mặt.

Mặt trước có thể xây dựng cửa bằng lưới thép hoặc dùng cửa sắt theo chiều dọc để tránh gà không bị kẹt đầu vào khe.

Ưu điểm loại này chính là tạo được sự thông thoáng, nhiệt độ ổn định, lại có thể giữ ấm cho gà chọi một cách hiệu quả tối ưu nhất.

Đây là một trong những cách thiết kế chuồng gà nuôi trong nhà mà nhiều sư kê có thể áp dụng để nuôi gà chọi ngay trong gian nhà của mình.

Kích thước chuồng tốt nhất phải đảm bảo không gian từ 1m trở lên.

Nhưng nếu không có diện tích lớn, thì bạn cần phải đảm bảo khoảng không gà chọi có thể đứng, vương cánh, xoay đầu thoải mái là được, hạn chế gây bệnh stress cho gà.

Cách làm mẫu chuồng gà nuôi số lượng nhỏ kết hợp lồng tập bay

Cách làm này kết hợp lồng tập bay thích hợp với những người nuôi gà ở số lượng nhỏ và ít.

Với mô hình nuôi này, chuồng gà chọi cần có không gian rộng, thoáng mát đảm bảo gà có thể thoải mái di chuyển đi lại mà không bị hạn chế, đụng trúng nhau.

Kích thước chuồng cần khoảng 2 – 4m, chiều cao tầm khoảng 1m là hợp lý nhất.

Nền chuồng phải rải chất độn nền hoặc cát dày để tránh làm hỏng chân gà chọi hay khiến chúng bị thương.

Mái chuồng cần làm hơi dốc xuống để tránh việc bị đọng nước.

Trong chuồng có thể lắp đặt thêm các thanh ngang, thanh dọc để gà có thể bay đậu lên.

Vách chuồng cần phải kín để tránh gió lùa hay mưa tạt và tránh các con gà cắn mổ nhau.

Cách làm chuồng nuôi gà số lượng lớn

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Với số lượng càng lớn đồng nghĩa chuồng nuôi gà diện tích phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát và được xây dựng hợp lý nhất.

Vì nếu kích thước không đạt chuẩn sẽ dễ gây stress cho gà, hoặc khiến chúng cắn mổ nhau để giành vị trí sinh hoạt.

Hãy xem ngay những cách thiết kế chuồng khoa học với số lượng lớn!

Cách làm chuồng cho gà thả vườn

Chuồng này thường được làm trong khuôn viên vườn thả, càng phải đảm bảo có lưới bao quanh để dễ dàng quản lý và duy trì số lượng.

Thông thường, với chuồng cho gà thả vườn cần cố vị trí cửa thấp, chuồng tuyệt đối nên làm 1 tầng.

Bạn hoàn toàn có thể xây gạch kiên cố kết hợp lưới thép B40 nhằm dễ dàng cho việc quan sát biểu hiện hay chịu chứng của gà.

Đối với gà rừng, tất nhiên sư kê cần phải làm chuồng gà rộng rãi cả về chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Để giống gà rừng bắt từ tự nhiên có thể hoạt động được thoải mái cần làm chuồng gà bằng lưới thép B40, vì lưới thép mắt nhỏ sẽ giúp gà không cảm thấy bị bí bứt, tạo cảm giác stress.

Cách làm mẫu chuồng gà đẹp dành đẻ trứng

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Cách làm chuồng gà đẻ hay cách làm chuồng nuôi gà sử dụng để đẻ trứng, bạn cần đảm bảo chuồng nuôi phải kín, có thể giữ ấm tốt, cản gió tối ưu nhất.

Nên làm bằng nguyên liệu gỗ, ván kín 3 mặt, với mặt trước làm cửa bằng lưới thép để có thể dễ dàng quan sát gà.

Không gian chuồng gà này không cần phải quá lớn như khi làm cho gà chọi, gà đá.

Kích thước chuồng đủ đảm bảo để gà thoải mái đứng thẳng, vươn và đập cánh là được.

Lưu ý: Bạn nên nhớ làm đường đi cho gà mẹ xuống ổ thuận tiện nhất.

Với gà đẻ công nghiệp, người nuôi cần chú ý làm nền nghiêng khoảng tầm 7 độ.

Đảm bảo phải có rãnh hứng trứng gà, tránh trường hợp không làm vỡ trứng.

Có thể làm chuồng nhiều tầng để tiết kiệm được diện tích và nuôi được số lượng nhiều hơn bạn mong đợi.

Cách làm chuồng sử dụng úm gà con

Với chuồng chuyên dụng cho gà con, cách làm chuồng gà úm gà con, sư kê có thể làm bằng hình thức úm trên lồng hoặc úm trên nền có lót độn.

Với việc úm trên lồng:

Kích cỡ lồng theo nghiên cứu khoa học cần khoảng 1 x 2 x 0,9 m (Tính kể cả chân đáy 0,4 m).

Có thể dùng cách làm lồng này úm được khoảng 100 gà con.

Đáy lồng có thể làm bằng sắt vuông ô 1 x 1 cm được phủ dày bằng chất độn chuồng.

Xung quanh chuồng nên dùng những tấm lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao bọc kỹ lưỡng.

Với việc úm trên nền:

Cần thiết nhất chính là chất độn chuồng (sử dụng trấu hoặc dăm bào) phải phơi khô, tránh ẩm ướt, đảm bảo sạch đã được phun thuốc sát trùng với  thuốc sát trùng bằng Formol 2%.

Phải nên dùng cót cao 50-70 cm để quây gà (tầm 15 – 20 con/m2).

Theo quá trình và thời gian sinh trưởng trung bình của gà con mà bạn có thể nới rộng cót ra.

Đánh giá các mẫu chuồng gà đẹp

Tùy thuộc vào mục đích chăn nuôi và điều kiện cơ sở vật chất của bản thân để thiết kế một chuồng gà đẹp.

Chủ kê hay những sư kê lão làng có thể chọn các mẫu chuồng gà đẹp cùng với nguyên liệu đơn giản khác nhau, để làm chuồng gà đá của mình.

Bạn trước tiên cần xác định mục đích nuôi để lựa chọn những mẫu chuồng gà đá thích hợp.

Như loại chuồng nuôi gà đá, chuồng bay hoặc chuồng cho gà đẻ trứng, chuồng cho gà con, cũng như chuồng nuôi gà thả vườn, gà rừng…

Phải quyết định thiết kế mẫu như thế nào đều phải phụ thuộc vào điều kiện không gian của bạn.

Nếu có không gian càng rộng thì bạn càng nên chọn các mẫu chuồng có diện tích lớn hơn, giúp môi trường rộng rãi, tạo điều kiện thoải mái cho gà phát triển thuận lợi.

Còn nếu nhà bạn có không gian bị hạn chế, cần bắt buộc nuôi gà trên sân thượng hoặc nuôi trong nhà.

Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo chọn các mẫu chuồng thích hợp nhất, và giảm thiểu được kinh phí tối ưu nhất.

Về nguyên liệu và chất liệu làm chuồng gà khá đa dạng và phong phú trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Bạn hoàn toàn có thể làm chuồng gà bằng tre hoặc làm chuồng gà bằng gỗ, hay làm bằng lưới thép B40 đều được.

Đây là những vật liệu giá rẻ và thường được sử dụng nhiều để làm chuồng gà.

Nhưng nếu bạn muốn chuồng gà kiên cố và sử dụng được lâu dài hơn, thì có thể tham khảo mẫu chuồng có 2 tầng được xây dựng từ vật liệu gạch rắn chắc.

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

cach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhatcach-lam-mau-chuong-ga-dep-ma-don-gian-nhat

Lưu ý khi làm chuồng trại sử dụng nuôi gà

Các bạn cần đảm bảo chuồng gà phải được thông thoáng nhưng vẫn phải giữ ấm được cho gà chọi.

Khi thời tiết khí hậu trở lạnh thì cần có biện pháp che chắn xung quanh thêm cho chuồng gà.

Phụ thuộc theo không gian mà bạn có thể chọn kích thước chuồng gà.

Tuy nhiên, chuồng gà cần phải có kích thước từ 1 – 1,2 m2 theo chuyên gia là tốt nhất hiện tại.

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp nhiều kiểu chuồng nuôi gà khác nhau để phục vụ từng mục đích nuôi gà khác nhau.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang khá nổi với một cách nuôi gà mới theo mô hình nuôi gà của nước ngoài.

Bạn có thể nuôi gà trong bôi, lồng nuôi đơn lẻ và đặt chúng trên một khoảng đất trống, rộng rãi phù hợp nhất.

Hướng đặt chuồng ưu tiên Đông Nam, Nam.

Hạn chế vị trí đặt chuồng gà ở hướng Đông, Tây Nam, Tây vì đây là hướng nắng khá gắt, gió mạnh khiến gà dễ mắc bệnh.

Nhưng nếu ở những điều kiện phải làm hướng chuồng gà không tốt, không đảm bảo sự tương thích thì bạn cần phải che chắn, bao bọc cho gà cẩn thận.

Tổng kết

Hy vọng bài viết: ‘’Mẫu chuồng gà đẹp và cách làm chuồng không gian từ nhỏ đến lớn’’ chia sẻ cho bạn được những thông tin bổ ích để tự thiết kế được theo ý thích và điều kiện cơ sở vật chất của bản thân.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình thực hiện, hãy để lại đóng góp dưới bài viết này để mọi người  cùng thảo luận nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *