Nếu bạn đang tìm mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết này của EasyBooks. Tại đây, EasyBooks cung cấp đến bạn mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất cũng như một vài lưu ý quan trọng khi bạn lập bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là bảng phán ánh được một cách tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị và nguồn gốc tại một thời điểm nhất định gồm 2 phần đó là nguồn vốn và tài sản. Bảng cân đối kế toán còn được coi là báo cáo tình hình tài chính.
Tại đây, về phần nguồn vốn là phần sẽ phản ánh được các nguồn xây dựng các loại tài sản đến cuối kỳ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những chỉ tiêu sẽ được sắp xếp theo từng nguồn vốn hình thành nên tài sản của doah nghiệp. Đồng thời, kết cấu – tỷ lệ của từng nguồn vốn đó trong tổng số nguồn vốn hiện đang có của doanh nghiệp sẽ là bức tranh phản ánh được tình trạng tài chính và tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
Về phần tài sản, đây sẽ là phần phản ánh được toàn bộ giá trị những tài sản hiện có đang tồn tại ở các dạng hình thái và trong mọi giai đoạn/các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ kế toán. Những chi tiêu phản ánh ở phần này sẽ được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản tham gia vào quá trình tái sản xuất và kinh doanh của công ty
Cơ sở khi lập bảng cân đối kế toán cần biết
Thông thường khi lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200, kế toán cần căn cứ vào 03 cơ sở đó là: sổ kế toán tổng hợp; sổ/thẻ kế toán chi tiết hay bảng tổng hợp chi tiết và cuối cùng là bảng cân đối kế toán năm trước đó.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Theo quy định thì khi lập và trình bày BCĐKT phải cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra trên BCĐKT các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn. Tuỳ theo thời gian của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mà sẽ được lập cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh 12 tháng thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc:
-
Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ khi báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
-
Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên. Tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn;
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vòng 12 tháng thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:
-
Tài sản và nợ phải trả phải được thu hồi hoặc thanh toán không quá 12 tháng. Kể từ khi báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
-
Tài sản và nợ phải trả phải được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên. Tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn;
Với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc:
-
Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
-
Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường. Và được xếp vào loại dài hạn. Còn đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động kinh doanh không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn. Thì các tài sản, nợ phải trả sẽ được trình bay theo tính thanh khoản giảm dần;
Cách lập bảng cân đối kế toán
Thứ nhất: Cột “Số đầu năm“: Lấy số liệu cột “Số cuối kỳ” của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước.
Thứ 2: Cột “Số cuối kỳ”: Sẽ lấy “Số dư cuối kỳ” của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay.
Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
Những lưu ý quan trọng khi lập bảng cân đối kế toán
Việc lập bảng cân đối kế toán yêu cầu người thực hiện phải nắm chắc kiến thức cũng như quy định về luật kế toán. Lập bảng cân đối kế toán thường xảy ra nhiều sai sót kể cả với người lập có nhiều kinh nghiệm. Để giúp bạn thuận lợi hơn trong việc lập bảng cân đối kế toán, EasyBooks chia sẻ một số những lưu ý quan trọng khi lập bảng cân đối kế toán dưới đây:
– 3 lưu ý khi trình bày bảng cân đối kế toán
+ Đơn vị tính: là đồng Việt Nam, tránh tình trạng để đơn vị tính là nghìn đồng;
+ Chữ ký: bạn cần kiểm tra lại bảng cân đối kế toán xem đã có đầy đủ chữ ký của những người có tên trong bảng và dấu của doanh nghiệp trước khi nộp;
+ Thời gian lập: nếu bảng cân đối kế toán có điều chỉnh thì thời gian lập phải là thời gian sau điều chỉnh. Với những bảng cân đối kế toán không chỉnh sửa gì thì thời gian lập chính là thời điểm kết thúc năm tài chính;
– 5 lưu ý về nội dung của bảng cân đối kế toán
+ Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền: trong chỉ tiêu này bạn tuyệt đối không được đưa số dư của những khoản đầu tư tài chính trên 3 tháng. Tại đây, bạn hãy theo dõi riêng những khoản đầu tư trên 3 tháng (dưới 2 năm), khoản này sẽ đưa vào chỉ tiêu “đầu tư tài chính ngắn hạn”;
+ Về việc ghi nhậ đúng khoản lãi, lỗ khi bán chứng khoán: để thực hiện bạn cần có sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoản và mục đích mua để hạch toán chính xác phần lãi và phần lỗ khi bán chứng khoán;
+ Chỉ tiêu “hàng tồn kho”: ở chỉ tiêu này bạn cần thực hiện nhất quán trong việc tính giá xuất kho (đăng ký lựa chọn phương pháp xuất kho), không trích lập dự phòng giảm giá tồn kho – trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định;
+ Chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng”: lập trích dự phòng thu khó đòi, dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính không đúng quy định;
+ Về tỷ giá ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính bạn phải áp dụng theo Thông tư 201/2019/TT-BTC chứ không phải theo chuẩn mực kế toán số 10;
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Đối với tài sản
-
Về mặt pháp lý: Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, và thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp;
-
Về mặt kinh tế: Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc là phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn, tài sản cố định,…
Để qua đó có thể đánh giá một cách chi tiết, tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bố sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp;
Đối với nguồn vốn
-
Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện đang có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo;
-
Về mặt kinh tế: Số liệu ở nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và được huy động vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó để đánh giá một cách khái quát nhất mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính doanh nghiệp;
Mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất theo Thông tư 200
Dưới đây EasyBooks sẽ cung cấp cho bạn mẫu bảng cân đối kế toán mới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bạn có thể tải mẫu bảng cân đối kế toán miễn phí TẠI ĐÂY.
EasyBooks tự hào là một trong những đơn vị đi đầu cung cấp phần mềm kế toán online tiện lợi, dễ dùng, đầy đủ chức năng. Phần mềm kế toán online sẽ giúp anh chị kế toán giảm tải lên phần cứng máy tính và thực hiện công việc trơn tru hơn chỉ với kết nối Internet.
Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé, đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY <<<
—————–
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.