Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng mới nhất 2022

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng chuẩn và mới nhất năm 2022. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán thương mại, hợp đồng dịch vụ mới nhất 2022. Hướng dẫn cách soạn thảo biên bản thanh lý chuẩn nhất?

Nếu như khi tiến hành hợp tác kinh doanh, trao đổi hay mua bán chúng ta cần phải ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng thì sau hết hạn hợp đồng, bắt buộc chúng ta phải tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng để đôi bên không còn ràng buộc với nhau. Lúc này, cần phải có một biên bản thanh lý hợp đồng ghi rõ lại diễn biến quá trình thanh lý để làm căn cứ pháp lý về sau. Mặc dù loại biên bản này không có hiệu lực pháp lý nhưng nó được xem như một thủ tục bắt buộc khi chúng ta chấm dứt một hợp đồng.

Luật sư tư vấn luật về soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng: 1900.6568

Tải về biên bản thanh lý hợp đồng

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số: …./TLHĐ

Căn cứ vào Hợp đồng …..số: …./…. ký ngày …./…../……..  giữa Công ty ………… và Công ty ………..

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. Tại ……, Chúng tôi gồm:

BÊNA: CÔNG TY …

Địa chỉ trụ sở chính: …

Đại diện bởi ông : …

Xem thêm: Thanh lý hợp đồng là gì? Quy trình thủ tục thanh lý hợp đồng kinh tế?

Chức danh           : …

Số điện thoại       : … Fax: …

MST                     : …

BÊNB: CÔNG TY …..

Địa chỉ trụ sở chính: …

Đại diện bởi ông : . …

Chức danh           : …

Số điện thoại       : … Fax: …

Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng mới nhất

MST                     : …

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ……… số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../……..   với nội dung sau:

ĐIỀU 1:

Bên B đã tiến hành …………… cho Bên A theo hợp đồng ……….. nghiệp số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….

ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:

Giá trị hợp đồng trước thuế: …

Thuế VAT: …

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở, thuê văn phòng

Giá trị hợp đồng sau thuế: …

Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ….

ĐIỀU 3:

Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../……..  giữa Công ty ………… và Công ty ………..

Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                    ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                (Ký, ghi rõ họ tên)

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thực hiện thanh lý hợp đồng thuê nhà

2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế:

Tải về biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………o0o……..

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ……/……../……/20….ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….., chúng tôi gồm:

BÊN …..: CÔNG TY …….

Xem thêm: Quyết toán hợp đồng là gì? Trình tự thanh toán và quyết toán hợp đồng?

Địa chỉ trụ sở chính: …

Đại diện bởi ông : …

Chức danh : Giám đốc

Số điện thoại : ……… Fax: ……….

MST : ….

Sau đây gọi tắt là Bên A

BÊN …..: CÔNG TY …….

Địa chỉ trụ sở chính: ………….

Xem thêm: Thanh lý hợp đồng cho thuê nhà có phải công chứng không?

Đại diện bởi ông : ……….

Chức danh : Giám đốc

Số điện thoại : ……… Fax: ……….

MST : ………………………….

Sau đây gọi tắt là bên B.

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ……. số: ……/……../……/20…..ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:

ĐIỀU 1: Bên B đã tiến hành …… cho Bên A theo hợp đồng ……….. nghiệp số: ……/……../……/20…. ký ngày …./…../…….

ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

Xem thêm: Nhà thầu rút khỏi liên danh sau khi đã kí kết hợp đồng

– Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:

+ Giá trị hợp đồng trước thuế:

+ Thuế VAT:

+ Giá trị hợp đồng sau thuế:

– Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên …..

ĐIỀU 3:

Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/…….. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty …….

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng song ngữ và bằng tiếng Anh

Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                         ĐẠI DIỆN BÊN B

Giám đốc                                                                     Giám đốc

3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán:

Tải về biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

– Căn cứ Bộ Luật Dân sự

– Căn cứ Luật Thương mại 2005

– Căn cứ vào các văn bản và quy định pháp luật có liên quan

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công mới nhất

Hôm nay, ngày….. tháng…… năm…….. Chúng tôi gồm có:

BÊN BÁN:

Công ty:

Giấy Chứng nhận ĐKKD số:

Nơi cấp:

Địa chỉ trụ sở chính:

Người đại diện: ……… Chức vụ: Giám đốc

(Trong “Hợp đồng” gọi tắt là Bên A)

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới và chuẩn nhất

BÊN MUA

Ông/Bà:

Số CMND:

Địa chỉ thường trú:

(Trong “Hợp đồng” gọi tắt là Bên B)

Hai bên thống nhất và đồng ý ký kết biên bản thanh lý hợp đồng này với các điều khoản quy định dưới đây:

ĐIỀU 1: THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Căn cứ theo hợp đồng số …… giữa Bên A và Bên B ký ngày….., sau khi nhận thấy những mục đích và lợi ích khi ký kết hợp đồng đã đầy đủ, các bên đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kể từ ngày các bên đồng ký kết vào văn bản này.

Xem thêm: Thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng

Các bên được giải phóng khỏi những quy định theo hợp đồng số……. mà không phải gặp bất kỳ trở ngại nào, trừ trường hợp một trong các bên vẫn còn nghĩa vụ phải hoàn thành theo Điều 3 của Biên bản này.

ĐIỀU 2: NGHĨA VỤ ĐÃ HOÀN THÀNH

2.1. Bên A đã hoàn tất việc giao hàng đúng với đơn hàng của Hợp đồng số…… như sau:

– Hàng hóa:

– Mã hàng:

– Số lượng:

2.2. Bên B dã hoàn tất việc thanh toán cho Bên A theo giá trị Hợp đồng số….. với số tiền là: ………. Theo thông tin chuyển khoản:

– Chủ tài khoản:

Xem thêm: Giá trị thanh lý là gì? Đặc trưng và ví dụ về giá trị thanh lý

– Số tài khoản:

– Ngân hàng:

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CÒN LẠI CỦA CÁC BÊN

3.1. Bên A có nghĩa vụ bảo hành số hàng hóa này dựa trên phiếu bảo hành kèm theo từng đơn vị hàng hóa. Việc bảo hành sẽ được thực hiện liên tục trong vòng 1 năm kể từ ngày Bên B ký vào phiếu bảo hành theo kèm theo từng đơn vị hàng hóa do Bên A cung cấp.

3.2. Bên B có nghĩa vụ báo ngay cho Bên A chậm nhất trong vòng 05 ngày kể từ ngày phát hiện ra lỗi của hàng hóa để Bên A kịp thời thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Lỗi hoặc hư hỏng đó xuất phát từ lỗi kỹ thuật hoặc kết cấu hàng hóa của Bên A.
Nếu Bên B không kịp thời thông báo như quy định của Biên Bản này thì mọi thiệt hại về hàng hóa do Bên B chịu trách nhiệm

ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

– Các bên đã đọc và thống nhất về những thỏa thuận trong Biên bản này.

– Các bên cam kết tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ còn lại theo Hợp đồng số ….. cho đến hết thời hạn theo thỏa thuận.

Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng gia công và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

– Biên bản được ký dựa trên sự tự nguyện của các bên

– Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.

Bên A                                                                                 Bên B
(Ký và ghi rõ họ tên)                                                          (Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ:

Tải về biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
——————–

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
(SỐ: …../20…../…….)

– Căn cứ Hợp đồng dịch vụ số:  …./20……/…..

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán, thuê khoán công việc

– Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng của mỗi Bên;

Hôm nay, ngày ….  tháng ….  năm 20…., tại Hà Nội chúng tôi gồm có:

BÊN A:  CÔNG TY TNHH …

Địa chỉ:                             ……

Đại diện bởi:                      Ông Nguyễn Văn A

Chức vụ:                           Giám đốc

BÊN B:  CÔNG TY TNHH …

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Địa chỉ:                             …

Đại diện bởi:                      Ông Nguyễn Văn B

Chức vụ:                           Giám đốc

Hai Bên thống nhất ký Biên bản thanh lý Hợp đồng tư vấn dịch vụ số :…./20…./………….. ký ngày …. tháng … năm 20… và thanh quyết toán theo khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành với nội dung như sau:

Điều 1. Công việc đã hoàn thành

Bên B đã hoàn thành nội dung công việc trong bản hợp đồng số  …./20…./……………

Điều 2. Thanh toán

– Bên A đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho bên B theo quy định Hợp đồng.

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động và các quy định liên quan khác

– Ngay sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng, Bên B có nghĩa vụ cung cấp Hóa đơn
thuế GTGT cho Bên A.

Điều 3. Điều khoản chung

Hai bên cùng nhất trí thanh lý các nội dung công viêc nêu tại Hợp đồng số…./20…./…………… ký ngày …. tháng ….. năm 20…. Kể từ ngày Bên B xuất và gửi hóa đơn GTGT cho Bên A tương ứng với khoản phí dịch vụ đã được thanh toán, nội dung Hợp đồng số…./20…/………… ký ngày …. tháng …… năm 20….. không còn giá trị và hai Bên không có bất kỳ một khiếu kiện nào.

Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 02 trang và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                               ĐẠI DIỆN BÊN B

5. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà:

Tải về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giảng dạy và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

———-***———

THANH LÝHỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

(Căn nhà số:. đường………. phường…… quận……)

Chúng tôi ký tên dưới đây gồm :

BÊN CHO THUÊ NHÀ:(Gọi tắt là Bên A)

Ông/Bà:….

Ngày, tháng, năm sinh:…

Chứng minh nhân dân số:……… do:..

Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng vận chuyển và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

cấp ngày…….tháng…….năm….

Địa chỉ thường trú:…

BÊN THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên B)

Công ty:…..

Trụ sở số:….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:…

Do Ông (Bà):….

Ngày, tháng, năm sinh:…

Xem thêm: Biểu mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê tài sản mới nhất

Chứng minh nhân dân số:…… do:……cấp ngày…….tháng…….năm….

Địa chỉ thường trú:…..

Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:….

Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đã ký giữa chúng tôi tại Phòng Công chứng số ……….ngày ………tháng………năm……….., chúng tôi thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng thuê nhà như­ sau:

Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt trước thời hạn thuê nhà kể từ ngày…..tháng ……năm…….

Điều 2. Bên A xác nhận đã nhận lại phần nhà cho thuê và Bên B đã thanh toán đủ tiền thuê nhà cho Bên A. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng thuê nhà hai bên đã tự giải quyết xong.

Điều 3. Hai bên cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.

Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số……………thành phố  Hồ Chí Minh chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà nêu trên không còn giá trị nữa.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất hiện nay

Hợp đồng được lập thành……….bản, mỗi bản…………trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số……….lưu 01 bản.

Lập tại Phòng công chứng số ……………… ngày………..tháng………..năm…….

ĐẠI DIỆN BÊN A                      ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)                    (Ký, ghi rõ họ tên)

6. Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng:

– Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

– Thanh lý hợp đồng kinh tế là thuật ngữ pháp lý được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 trước đây. Kể từ khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” không còn được đề cập hay quy định đến nữa. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

– Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;

+ Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

– Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;

– Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.

Thanh lý hợp đồng thường được đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế.

Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.

7. Có được tự ý thanh lý hợp đồng khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin tư vấn một vấn đề sau: Năm 2015 tôi có được ủy quyền là đại diện bên A ký kết hợp đồng kinh tế mua bán giống với một công ty khác là bên B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng có một vài tình tiết phát sinh mới ngoài nội dung đã được ký kết giữa tôi và công ty B. Khi các vấn đề phát sinh đó chưa được giải quyết thì người đứng đầu của cơ quan tôi đã ký thanh lý hợp đồng với công ty B đó và chuyển hết tiền cho bên B. Tôi muốn hỏi người đứng đầu của cơ quan tôi ký thanh lý như vậy có đúng không, ai là người được phép ký thanh lý trong trường hợp này. Xin trân trọng cảm ơn./.

Luật sư tư vấn:

Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 581. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 586. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.”

Từ quy định có thể thấy, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận ý chí giữa hai bên. Bản chất việc ủy quyền là việc bên được ủy quyền thay mặt bên ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc nhất định. Bên được ủy quyền sẽ thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền theo nội dung thỏa thuận trước đó.

Đối với trường hợp của bạn cần phải xem xét trong nội dung thỏa thuận phạm vi ủy quyền giữa bạn và bên ủy quyền. Nếu bạn được ủy quyền thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế mua bán giống với công ty B và có toàn quyền quyết định đối với hợp đồng đó. Có nghĩa phạm vi được ủy quyền của bạn là thay mặt bên ủy quyền ký kết hợp đồng và thực hiện các công việc liên quan đến hợp đồng đó, theo một công việc, nếu như không có sự kiện chấm dứt hoặc chỉ ủy quyền ký hợp đồng thì thủ trưởng đơn vị bạn lúc này có thẩm quyền thanh lý hợp đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *