Hóa đơn điện tử VNPT trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi những sai sót về thông tin như sai sót liên quan đến địa chỉ, thông tin người bán, thông tin khách hàng,… Khi gặp phải những sai sót đó, người dùng cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT. Vậy, mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT là như thế nào? Hãy theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp và biết thêm thông tin chi tiết.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT
1.Tổng quan về hóa đơn điện tử VNPT.
Để lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT chính xác, người dùng cần biết được những thông tin liên quan đến hóa đơn điện tử VNPT.
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ thì hóa đơn điện tử bắt buộc sử dụng từ ngày 01/07/2022. Theo đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử VNPT tạo nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng. Gói dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT rất đa dạng với nhiều gói dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào số lượng hóa đơn mà doanh nghiệp cần sử dụng tương ứng với giá cả vô cùng hợp lý, phù hợp với túi tiền khách hàng. Tổng đài hỗ trợ hóa đơn điện tử VNPT luôn hoạt động 27/7 nhằm giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng về các thông tin liên quan cần trao đổi.
Hóa đơn điện tử VNPT còn có những ưu điểm vượt trội như tính an toàn bảo mật cao, kiểm soát thông tin chặt chẽ nhằm ngăn chặn xâm phạm nguy hiểm, chi phí tiết kiệm tối đa, dịch vụ siêu tốc cùng giải pháp tối ưu để khách hàng có thể có được dịch vụ tốt nhất, tiện lợi nhất khi sử dụng hóa đơn điện tử VNPT.
2. Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý đối với hóa đơn điện tử mua của cơ quan thuế đã lập thì trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Tuy nhiên, có trường hợp người dùng phải lập hóa đơn điều chỉnh đó là trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Cách lập hóa đơn điều chỉnh là một trong hai cách để khắc phục trường hợp sai sót này.
Theo đó, người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—oOo—
BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN
– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ
– Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý Thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.
Hôm nay, ngày ……/ ……./ 20…, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A : Công ty…..
Địa chỉ:
Điện thoại: MST:
Do Ông (Bà): Chức vụ:
BÊN B : Công ty…….
Địa chỉ:
Điện thoại: MST:
Do Ông (Bà): Chức vụ:
Hai bên, thống nhất lập biên bản này để điều chỉnh hóa đơn (GTGT) sau:
– Mẫu số: ……………………
– Ký hiệu: ….. số ….. ngày …../…../20…
– Giá trị hóa đơn: ……………………………..
– Tên dịch vụ: ……………………………………………………………………………
Lý do điều chỉnh: Điều chỉnh …..(1)….. từ …..(2)……. thành ……(3)…… do …..
Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh hóa đơn này.
Biên bản này lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
4. Một số lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT.
Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT, người dùng cần chú ý một vài vấn đề sau để có thể lập thành công biên bản và hạn chế tối đa những rắc rối về sau:
Phải điền chính xác thông tin liên quan đến bên mua, bên bán và thông tin của hóa đơn, tránh những nhầm lẫn hay sai sót không đáng có.
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT phải nêu rõ lý do điều chỉnh hóa đơn điện tử và điều chỉnh những thông tin cụ thể nào.
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT phải có sự xác nhận của cả bên mua và bên bán thông qua việc ký và đóng dấu ở cuối biên bản
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT và các thông tin có liên quan cùng với mẫu biên bản đã được trình bày chi tiết và cụ thể trong bài viết. Khi đã nắm bắt được các nội dung liên quan đến biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT, người dùng có thể tiến hành việc điều chỉnh hóa đơn điện tử một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các chủ thể.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử VNPT cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC của chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Đánh giá post