Biên bản bàn giao tài sản là một trong những giấy tờ quan trọng, được lập ngay sau khi đôi bên đã thỏa thuận mọi vấn đề về chuyển giao tài sản khi có yêu cầu. Nếu nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản không được thiết lập bằng các văn bản rõ ràng, có thể dẫn đến các tranh chấp sau này. Hãy cùng tìm hiểu mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất 2020 được cập nhật qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp cần làm biên bản bàn giao tài sản
Căn cứ điểm a, b mục 1, Phần I Thông tư 122/2007/TT-BTC (ngày 18/10/2007) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 43 TC/QLCS ngày 31/7/1996, hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp cần làm biên bản bàn giao tài sản gồm đối tượng, phạm vi áp dụng và thực hiện theo nguyên tắc sau:
“1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
a. Đối tượng áp dụng Thông tư này là những tài sản cố định (kể cả nhà, đất) của các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp) được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản.
b. Thông tư này chỉ áp dụng đối với việc tiếp nhận, bàn giao tài sản khi cả hai bên giao nhận là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Riêng trường hợp bên giao và bên nhận đều là DNNN thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2. Nguyên tắc giao, nhận tài sản:
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản giữa các đơn vị giao, nhận quy định tại mục 1 phần I Thông tư này được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
a. Mọi tài sản trước khi bàn giao phải kiểm kê về mặt số lượng, phân định rõ nguồn vốn hình thành của từng tài sản và thực hiện bàn giao nguyên trạng theo giá trị sổ sách kế toán. Trong quá trình tiếp nhận, bàn giao nếu có tài sản chưa được theo dõi hạch toán trong hệ thống sổ sách kế toán thì phải thực hiện đánh giá lại tại thời điểm và địa điểm bàn giao để thực hiện bàn giao.
b. Đối với tài sản bàn giao là bất động sản, khi bàn giao tài sản phải bàn giao toàn bộ hồ sơ về tài sản. Riêng những công trình xây dựng, lắp đặt dở dang bên giao phải bàn giao toàn bộ hồ sơ: giấy phép xây dựng, giấy cấp đất, thiết kế, luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt…; số vốn đã đầu tư theo từng nguồn thực tế quyết toán hoàn thành hạng mục công trình đến thời điểm bàn giao (có xác nhận của cơ quan cấp phát vốn); để cơ quan tiếp nhận tiếp tục tổ chức thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c. Khi tiến hành bàn giao phải lập biên bản giao nhận tài sản theo đúng mẫu quy định (kèm theo Thông tư này); ghi chép đầy đủ, chính xác số lượng tài sản, giá trị và kèm theo các tài liệu có liên quan đến tài sản bàn giao. Biên bản bàn giao tài sản phải có sự xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và gửi về cơ quan Tài chính cùng cấp 01 bản để phối hợp theo dõi quản lý”.
Như vậy, mẫu biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
– Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm… tài sản;
– Được người khác tặng cho, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa tài sản vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác;
– Bàn giao tài sản khi nghỉ việc;
– Khi thế chấp tài sản thế chấp;
– Bảo vệ tài sản của nhà nước, trường học, bệnh viện…
Việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có) để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho các bên.
>>> Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
>>> Phân hệ Phần mềm quản lý tài sản cố định BRAVO 8.
Lưu ý khi viết các mẫu biên bản bàn giao
Để viết mẫu biên bản bàn giao một cách đầy đủ và chính xác nhất, bên cạnh việc tham khảo các mẫu biên bản bàn giao công việc, người thực hiện cần lưu ý những điểm sau đây:
-
Công khai, minh bạch quá trình bàn giao công việc cho người kế nhiệm:
Theo đó, tất cả công việc và chức năng thực hiện cần liệt kê rõ ràng, đề phòng nếu xảy ra những sai sót ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện công việc bàn giao thì mẫu biên bản bàn giao được lập sẽ là căn cứ truy cứu trách nhiệm đối với các bên liên quan. Do vậy, khi lập biên bản bàn giao công việc, người thực hiện phải nêu chi tiết, đầy đủ thông tin cả người bàn giao và người được bàn giao, kèm theo là nội dung công việc cụ thể và thời gian bàn giao… Đây chính là căn cứ chính xác để quy kết trách nhiệm khi xảy ra sai sót.
-
Ghi chính xác thông tin trên mẫu biên bản bàn giao:
Các mẫu biên bản bàn giao nói chung và mẫu biên bản bàn giao tài sản nói riêng cần ghi chính xác thông tin của bên giao và bên nhận. Thông tin về: họ tên, chức danh… Người viết văn bản cần phải chú ý đến những thông tin này và kịp thời sửa chữa nếu như có sai sót. Bên cạnh đó, ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản… Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
-
Đóng dấu xác nhận hoặc chữ ký bên liên quan:
Mẫu biên bản bàn giao phải có đóng dấu xác nhận hoặc chữ ký của các bên liên quan để đảm bảo tính pháp lý, đồng thời là căn cứ khi có vấn đề.
-
Cần ít nhất một người thứ ba làm chứng đối với mẫu biên bản bàn giao tài sản có giá trị lớn:
Áp dụng với những mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định có giá trị lớn, nhằm giúp các bên có thể xác minh và chứng thực thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy. Người làm chứng cần ghi rõ chữ ký xác nhận và cam kết những thông tin được ghi trong mẫu biên bản bàn giao là đúng sự thật. Khi có tranh chấp xảy ra, người làm chứng sẽ phải làm nhân chứng xác minh sự việc. Bất kì sự thông đồng hoặc xuyên tạc sự thật giữa các bên đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bên liên quan.
Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất năm 2020
Hiện tại, vẫn chưa có nhiều biên bản bàn giao tài sản được sử dụng ở nước ta. Vì thế rất nhiều vụ việc tranh chấp và hướng giải quyết các tranh chấp phát sinh về số lượng thực tế và chất lượng được giao trước đó.
Các loại mẫu biên bản bàn giao tài sản cơ bản thường được sử dụng nhiều trong biên bản bàn giao tài sản là:
-
Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ
-
Biên bản bàn giao tài sản thế chấp
-
Biên bản bàn giao tài sản nhà trường
Sau khi biên bản bàn giao hoàn thành, có đầy đủ chữ ký của các bên, người được nhận bàn giao tài sản sẽ tiếp nhận và chịu trách nhiệm bảo vệ, sử dụng tài sản theo nội dung biên bản đã ký kết.
Một số mẫu biên bản bàn giao và hướng dẫn tải về:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh: ……………………………….. Bộ phận: …………………………
II. Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh: ……………………………….. Bộ phận: …………………………
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT
Tên tài sản
Đơn vị
Số lượng
Tình trạng
Thành tiền
Chữ ký nhận
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao Bên nhận Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Tải các mẫu biển bản bàn giao tài sản mới nhất 2020:
Download mẫu biên bản bàn giao tài sản 1
Download mẫu biên bản bàn giao tài sản 2
Download mẫu biên bản bàn giao tài sản cơ bản