Mẫu bảng chấm công chuẩn, mới nhất file Word, Excel

Sau đây là tổng hợp bảng chấm công excel, word được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp ✓ Nội dung dựng sẵn cập nhật chính xác theo mẫu bảng chấm công mới nhất của bộ tài chính ✓ Download bảng chấm công Excel, Word miễn phí tại ViecLamVui

Bảng chấm công được sử dụng với mục đích để ghi nhận ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ phép, nghỉ không lương nghỉ hưởng chế độ BHXH… của mỗi người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh là căn cứ tính lương. bảng chấm công nhân viên còn là cơ sở để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên.

Mẫu bảng chấm công có nhiều mẫu để doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng tuỳ theo hình thức chấm công của doanh nghiệp. Bảng chấm công mẫu có thể được xây dựng với định dạng bảng chấm công excel hay bảng chấm công word tuỳ theo nhu cầu sử dụng khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Bảng chấm công nhân viên chủ yếu được sử dụng nhiều là:

Bảng chấm công là biểu mẫu thường dùng phổ biến tại các công ty doanh nghiệp để theo dõi, thống kê về ngày công làm việc của người lao động tại đơn vị làm căn cứ tính lương hàng tháng, cũng như đánh giá được sự chuyên cần của nhân viên.

Tải mẫu bảng chấm công file Word

Tải mẫu bảng chấm công file Excel

Sau đây là các mẫu bảng chấm công mới nhất định dạng file Excel thường dùng tại các công ty, doanh nghiệp

Mẫu bảng chấm công theo tháng

Mẫu bảng chấm công theo tháng - ViecLamVui

Bảng chấm công tháng dùng chấm công hàng ngày trong một tháng để theo dõi và tính ngày công thực tế mà người lao động đã làm việc trong tháng đó, đánh dấu ngày nghỉ của người lao động theo các ký hiệu chấm công quy ước để xác định ngày nghỉ không lương, nghỉ phép, nghỉ hưởng BHXH. 

Mẫu bảng chấm công theo tháng là một trong các biểu mẫu thường dùng của mỗi bộ phận, phòng ban, tổ/nhóm để chấm công hàng tháng cho người lao động làm việc tại bộ phận, phòng ban, tổ/nhóm ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo tháng

Mẫu bảng chấm công theo giờ

Mẫu bảng chấm công theo giờ - ViecLamVui

Bảng chấm công theo giờ bằng Excel có đầy đủ thông tin giờ vào (in), giờ ra (out) của nhân viên, từ đó thống kê được thời gian đi làm muộn hay đi về sớm, làm cơ sở đánh giá chuyên cần để tính lương hàng tháng, bình chọn thi đua cuối năm của người lao động.

Bảng chấm công theo giờ ngoài mục đích làm cơ sở để tính lương thì còn có thể giúp bộ phận quản lý nhân sự của công ty nắm bắt kịp thời tình hình chuyên cần của người lao động để kịp thời chỉnh đốn, nhắc nhở, khen thưởng, xử phạt nhằm đảm bảo nội quy công ty được thực hiện nghiêm túc ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo giờ

Mẫu bảng chấm công theo ca

Mẫu bảng chấm công theo ca - ViecLamVui

Bảng chấm công theo ca dùng để theo dõi, đánh dấu ngày ngày công theo ca, làm thêm giờ theo từng ca của người lao động tại các công ty, doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc theo ca. Cũng như các hình thức bảng chấm công khác, mẫu bảng chấm công theo ca sẽ là căn cứ tính lương cho người lao động ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo ca

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ - ViecLamVui

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là mẫu biểu mà người phụ trách việc chấm công của bộ phận, phòng ban trong công ty, doanh nghiệp theo dõi việc làm thêm ngoài giờ của người lao động, cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ chính là cơ sở để thanh toán tiền lương làm việc ngoài giờ, làm việc ban đêm theo đúng quy định, hoặc tính thời gian nghỉ bù cho người lao động trong đơn vị ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Mẫu bảng chấm công theo tuần

Mẫu bảng chấm công theo tuần - ViecLamVui

Bảng chấm công theo tuần dùng để quản lý việc chấm công người lao động làm việc tại các bộ phận, phòng ban, tổ nhóm theo hàng tuần.

Mỗi tháng sẽ có 04 bản chấm công nhân viên theo tuần với đầy đủ chi tiết theo dõi số giờ làm việc thông thường, số giờ làm thêm, số ngày nghỉ hưởng lương, ngày nghỉ không lương, nghỉ phép để quản lý và làm cơ sở tính lương nhân viên ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo tuần

Mẫu bảng chấm công theo ngày

Mẫu bảng chấm công theo ngày - ViecLamVui

Mẫu bảng chấm công theo ngày là một biểu mẫu giúp người phụ trách chấm công các bộ phận, phòng ban, đội nhóm… ghi nhận ngày công làm việc, ngày nghỉ của nhân viên theo từng ngày thực tế trong tháng.

Bảng chấm công theo ngày cung cấp đầy đủ thông tin và nội dung cụ thể giúp bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kế toán tiền lương thống kê được số ngày công thực tế, số ngày nghỉ có phép và không phép của từng người lao động làm cơ sở tính lương chính xác ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo ngày

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Bảng chấm công theo Thông tư 200/2014/TT-BTC dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, … để có căn cứ tính trả lương. 

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận sẽ ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếu và làm căn cứ để tính lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

Mẫu bảng chấm công tiếng Anh

Mẫu bảng chấm công tiếng Anh - ViecLamVui

Bảng chấm công tiếng Anh được gọi là Timesheet, là biểu mẫu với các thông tin cần có của một bảng chấm công chi tiết được dịch sang tiếng Anh để chấm công hàng ngày cho nhân viên, làm căn cứ tính lương chính xác hàng tháng cho nhân viên trong công ty 

Mẫu bảng chấm công bằng tiếng Anh thường được dùng tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với nước ngoài có giám đốc, lãnh đạo, quản lý là người nước ngoài ➽ Bấm để tải Mẫu bảng chấm công tiếng Anh

Các lưu ý khi lập bảng chấm công

Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh và chế độ kế toán của mỗi công ty mà bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau đây:

  • Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại công ty hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
  • Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
  • Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Tầm quan trọng của bảng chấm công: Bảng chấm công là biểu mẫu dùng để theo dõi ngày công làm việc thực tế – nghỉ việc – nghỉ hưởng BHXH… của người lao động, làm căn cứ để trả lương và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, người thực hiện cũng như quản lý bộ phận chấm công cần thực hiện cẩn thận, chính xác và lưu giữ các chứng từ liên quan như: giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội… để bàn giao về cho bộ phận kế toán thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu để tính công thực tế rồi quy ra lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật lao động.

Thông tin trên bảng chấm công: Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình. Một bảng chấm công hoàn chỉnh cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau: họ tên nhân viên, cấp bậc/chức vụ, các ngày trong tháng tương ứng, các cột tổng hợp công theo tháng (số công theo sản phẩm, số công theo thời gian, số công ngừng/nghỉ việc hưởng lương, số công ngừng/nghỉ việc không hưởng lương, số công hưởng BHXH). Cần quy định những ký hiệu đánh dấu tương ứng để thực hiện chấm công cho nhân viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *