Trong văn hóa thờ cúng tâm linh từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam chắc hẳn khi nhắc đến Mẫu Thượng Ngàn thì không ai không biết đến bà. Những để hiểu kĩ hơn về bà Mẫu Thượng Ngàn là ai? Điện bà được thờ ở đâu thì bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn!
Mẫu Thượng Ngàn là ai?
Bà được gắn liền với hình tượng thực của con người, cũng như một bà mẹ Rừng có nguồn gốc mang tính truyền thuyết được người dân gian truyền miệng và thờ cúng.
Bà Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi khác như: Mẫu Đệ Nhị, Bà Chúa Thượng Ngàn, Diệu Tín Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công Chúa,… Mỗi cái tên đều mang một ý nghĩa khác của nó. Nhưng thường người dân gọi bà là Bà Chúa Thượng Ngàn, cái tên này được truyền miệng rộng rãi.
Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong ba vị trong Tòa Thánh Mẫu tối cao gồm 3 dôi đệ: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ.
Được biết, Đệ Tam Thoải Phủ là người có tính cách hay thay thay đổi nên được giao trọng trách cai quản vùng sông nước. Bà Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Đệ Nhị Thượng Ngàn có tính tình mạnh mẽ, thẳng thắn nên đã được giao trọng trách cai quản vùng đồi núi. Khu vực được bà cai quản, từ khi đó mùa màng bội thu, việc săn bắn được cải thiện hơn trước nên bà rất được người dân kính trọng và yêu quý.
Vì Bà Chúa Thượng Ngàn cai quản vùng núi nên việc thờ cúng được phần lớn được xây dựng ở những nơi có địa hình như thế này.
Nơi thờ cúng Mẫu Thượng Ngàn
Như bạn đã biết, ở đâu có rừng núi ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn nên khi di chuyển mọi người sẽ phải leo trèo nhiều hơn một chút.
Hiện tại, có rất nhiều nơi thờ, cúng Bà Chúa Thượng Ngàn nhưng có 3 địa điểm thờ cúng chính người dân thường đến để hành hương. Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Bắc Lệ- Lạng Sơn; Suối Mỡ- Bắc Giang; Đông Cuông- Yên Bái. Cả 3 ngôi chùa lưu giữ những truyền thuyết khác nhau của bà.
Đền Bắc Lệ- Lạng Sơn
Là ngôi chùa cổ kính nhất Lạng Sơn, có những tán cây to tỏa lá quanh quanh ngôi đền hàng trăm tuổi. Đền Bắc Lệ ngụ tại xã Tân Thanh, Hữu Lũng, Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Chùa Bắc Lệ- Đền Mẫu Thượng Ngàn nằm trên một ngọn đồi cao, bên dưới nhiều cây xanh to bóng mát làm du khách có cảm giác hòa mình vào không gian của núi rừng.
Kiến trúc của ngôi đền được xây dựng theo ba gian, mỗi gian thờ một vị trong bộ ba Tòa Thánh Mẫu. Ngôi đền có diện tích 126m2, Đền chính gồm tiền tế và hậu cung có cấu trúc hình chữ Đinh. Cùng những những đặc điểm kiến trúc khác của ngôi đền lâu đời tại Lạng Sơn, du khách có thể chiêm ngưỡng nét văn hóa độc đáo tại đây.
Đền Suối Mỡ- Bắc Giang
Thánh Mẫu Thượng Ngàn- Bà Mẹ của núi rừng còn có một Điện thờ tại đây. Nơi thờ điện bà nằm tại Suối Mỡ- là tên gọi chung cho khu quần thể di tích đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Thuộc xã Nghĩa Phương- Lục Nam- Bắc Giang. Nằm dọc theo dòng suối Mỡ đều thờ cúng công chúa Quế Mỵ Nương, con gái của vua Hùng thứ 18- hiện thân của Thánh Mẫu Thượng Ngàn. .
Đền thờ Thánh Mẫu là đền Trung Suối Mỡ. Ngôi đền nằm tách biệt với khu đông dân cư, nhìn như một hòn đảo được bao quanh là suối và cây xanh tạo nên một vẻ đẹp kì bí. Ngôi đền có phong cảnh đậm chất sơn thủy hữu tình nhờ lối kiến trúc độc đáo tại nơi đây.
Trong đền thờ là công chúa Quế Mỵ Nương – Thượng Ngàn Thánh Mẫu và một số bệ thờ theo tín ngưỡng dân tộc : Tam Toà Thánh Mẫu, Vua Cha Bát Hải và Hội Đồng Quan Lớn. Còn có thờ Quan Hoàng Quận (tức Quan Hoàng Đệ Nhất, hay Quan Hoàng Cả tại cung thờ.
Ngôi đền cuối trong khu di tích là chùa Thượng. Cách thờ cúng của ngôi đền Thượng khác hẳn với hai ngôi chùa trước đó. Nơi đây không thờ bức tượng công chúa Quế Mỵ Nương mà chỉ thờ vọng. Tuy vậy không gian và kiến trúc tại đây cũng rất thu hút khách du lịch tới ghé thăm.
Đền Mẫu Đông Cuông- Yên Bái
Ngôi đền Đông Cuông là ngôi đền đã được tồn tại từ lâu đời tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngôi đền còn là di tích- lịch sử cấp Quốc gia từ ngày 22-02-2009, tại đây ngôi đền có thờ Mẫu Thượng Ngàn.
Đền Đông Cuông cũng là nơi Mẫu Thượng Ngàn được vua Lê sắc phong danh hiệu Lê Đại Mại Đại Vương sau khi bà phù hộ cho vua Lê đánh tan tan giặc ngoại xâm. Đền Đông Cuông còn là hình tượng Mẫu Thượng Ngàn Ngàn cai quản 81 cửa rừng giúp trấn an vùng đất được thái bình.
Đền Đông Cuông là cụm di tích có 4 điểm: Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với ngôi đền chính. Đền và khu vực đền có liên quan đến đền Ngọc Tháp và đền Hùng (Phú Thọ). Trong đền chính có cung cấm thờ 2 ngôi tượng, những những điểm linh thiêng khác mà du khách đến tham quan nên tới để chiêm ngưỡng rõ hơn về nét văn hóa nơi đây.
Đến điện Mẫu Thượng Ngàn vào thời gian nào?
Để chuyến khám phá về bà Mẫu Thượng Ngàn được trải nghiệm nhiều nét văn hóa thờ bà hơn, thì bạn nên chọn đúng thời gian để tới điện Bà để có thể tham gia lễ hội văn hóa tại đây.
Lễ hội đền Bắc Lệ
Như là Lễ hội Đền Bắc Lệ, được tổ chức vào ngày 18 đến hết ngày 20/9 âm lịch hàng năm. Lễ hội có nhiều sự kiện như lễ tắm Ngai, lễ chính tiệc, lễ rước,… Vào thời điểm này rất nhiều du khách ghé thăm và tham gia lễ hội.
Lễ hội đền Đông Cuông
Ở đền Đông Cuông có lễ rước Mẫu qua sông được rất nhiều khách và người dân gần xa quan tâm và tham gia. Khi bắt đầu buổi lễ là lễ mổ trâu tế Mẫu được tổ chức vào ngày ngày đầu tiên của ngày Mão đầu năm. Trâu được chọn để tham gia lễ tế được lọc rất nghiêm ngặt và lựa chọn kĩ để đảm bảo buổi lễ được diễn ra tốt đẹp.
Tiếp theo sẽ đến nghi thức treo trâu trước đền vừa thể hiện được những tập tục có từ đời xa xưa và thể hiện được cả nét riêng của người Tày khao.
Lễ hội đền Suối Mỡ
Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức vào ngày 30-3 và 1-4 Âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội tưởng nhớ Thánh Mẫu Thượng Ngàn Quế Mỵ Nương vì đã có công giúp nhân dân có cuộc sống no đủ
Trong hai ngày tổ chức lễ hội sẽ diễn ra lễ rước kiệu, dâng lễ vật, hậu bánh, tàn lọng, thần khí lộng lẫy dân lên Mẫu Thượng Ngàn cầu cho một năm yên bình.
Du khách có thể chọn đây là địa điểm tới tham quan cho chuyến du lịch sắp tới để tìm hiểu hơn về thế giới tâm linh, linh thiêng của nước ta.
Truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn
Theo truyền thuyết dân gian được biết, Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái của thần Sơn Tinh và Mỵ Nương được cha mẹ đặt tên là La Bình. Từ nhỏ bà là một cô gái xinh đẹp, lanh lợi thường đi theo mẹ cha để học hỏi từ cha mẹ những hoạt động săn bắn, nuôi trồng, rồi cùng cha mẹ dạy lại cho người dân.
Từ nhỏ, cô nàng La Bình đã rất thân thuộc với núi rừng và quang cảnh nơi đây vì có chim muông, cây cối. Sau khi cha mẹ là Sơn Tinh và Mỵ Nương theo lệnh vua cha quay lại thiên đình thì cô là người thay cha mẹ chăm sóc dân chúng, cũng như hướng dẫn người dân những kiến thức mới như đồng áng, chạm trổ, nấu ăn, dùng ống bương dẫn nước,… Vì Bà làm việc chăm chỉ vì dân nên Ngọc Hoàng đã cho bà Nhiều phép thần thông khác nhằm giúp quá trình giúp đỡ và bảo vệ người dân của Bà sẽ tốt hơn.
Nhờ có sự dìu dắt của bà Mẫu Thượng Ngàn nên dân chúng ngày càng làm ăn phát triển, khu vực sinh sống không còn tập trung trên núi mà dần dần lan xuống vùng đồng bằng và những chỗ khác. Không những thế, bà Chúa Thượng Ngàn đã từng hiển linh âm thầm phù hộ cho tướng lĩnh nhà Lý đánh thắng Tống, nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông; giúp Lê Lợi đánh tan quân giặc giành độc lập.
Dưới đây là một số thông tin về Mẫu Thượng Ngàn bạn có thể tham khảo. Mẫu Thượng Ngàn ở đâu? Truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn có thể bạn không biết.