Mẫu Đơn xin nghỉ việc cập nhật mới nhất 2022

Mẫu Đơn xin nghỉ việc cập nhật mới nhất 2022

Viết đơn xin nghỉ việc là thủ tục đầu tiên để chấm dứt hợp đồng lao động, đây luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với người lao động khi nghỉ việc làm sao để có thể giữ lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp và quản lý cũ. Mà để làm được điều đó thì trước hết đơn xin nghỉ việc phải được soạn thảo phù hợp quy định pháp luật. Vậy đơn xin thôi việc cần những nội dung cơ bản nào?
Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

I. Đơn xin nghỉ việc là gì? Viết đơn xin nghỉ việc thế nào?

1. Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc được hiểu là một văn bản dùng để hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động vì lý do cá nhân hoặc một số những lý do khách quan khác mà người lao động không thể tiếp tục làm việc. Giống như những mẫu đơn khác thì mẫu đơn xin thôi việc về hình thức cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn của văn bản hành chính, nội dung đáp ứng được những thông tin cơ bản như người làm đơn, lý do nghỉ việc,…

2. Viết đơn nghỉ việc theo mẫu thế nào?

Trường hợp bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng gặp khó khăn khi viết đơn xin nghỉ việc hoặc có vướng mắc khác trong lĩnh vực lao động thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia chúng tôi hỗ trợ.

>> Luật sư tư vấn viết đơn xin nghỉ việc, gọi: 1900.6169

——

Để viết đơn xin nghỉ việc đúng quy định, đảm bảo quyền lợi bạn hãy tham khảo nội dung tư vấn viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu và các vấn đề khác khi người lao động nghỉ việc được chúng tôi tư vấn dưới đây.

II. Mẫu đơn xin nghỉ việc theo quy định

Câu hỏi:

Chào luật sư, nhờ tư vấn về việc nộp đơn xin nghỉ việc và sau khi nghỉ việc thì có được hưởng lương hay không như sau: Em năm nay 28 tuổi em làm nhân viên văn phòng ở công ty A. Thời gian làm việc 12 tiếng , em ký hợp đồng không thời hạn. Hiện nay em muốn nghỉ việc từ ngày ngày 23/8/20xx đến ngày 23/10/20xx để xin làm ở 1 công ty mới. Em muốn hỏi luật sư trợ giúp em mấy vấn đề sau:

1. Vui long cung cấp mẫu đơn xin nghỉ việc để em tham khảo

2. Nếu em nghỉ việc trong khoảng thời gian đó thì em có được lấy lương tháng 10 không ạ. Nếu được mà công ty không giải quyết thì em phải làm sao để đòi quyền lợi ạ, xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia, vấn đề bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất về: Mẫu đơn xin nghỉ việc

Bạn tham khảo mẫu đơn chúng tôi cung cấp dưới đây: (mẫu đơn chỉ mang tính chất tham khảo, để hoàn thiện bạn có thể liên hệ luật sư để được hỗ trợ chi tiết và sử dụng mẫu đơn xin nghỉ việc đúng quy chuẩn).

——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày …… tháng…… năm ……

 

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

 

Kính gửi:  –  Ban Giám Đốc Công Ty ………………………….

                   –  Phòng Hành chính nhân sự Công ty …………

Tôi tên là: ………………………………………………………………..

CMND số: ……………………………………………………………….

Bộ phận công tác: …………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này, kính xin BGĐ cho tôi được thôi việc kể từ ngày: ……………

Lý do: ……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

Tôi đã bàn giao công việc cho: …………….Bộ phận:………..

Nội dung các công việc được bàn giao:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan là đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trưởng bộ phận

 

NGUYỄN VĂN A

Người làm đơn

 

NGUYỄN VĂN B

——-

Thứ hai: Đối với thời gian làm việc của bạn với thời gian 10 tiếng/ngày

Trường hợp này bạn cần lưu ý vấn đề về thời gian làm việc được quy định trong Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.”

Có thể thấy, thời giờ làm việc của bạn là 12 tiếng thì chúng tôi không bạn trình bày là 12 tiếng trong một ngày hay một tuần và trong tuần bạn được nghỉ mấy ngày. Do vậy với thời gian làm việc của bạn thì bạn đối chiếu quy định nêu trên xem có phù hợp với quy định của pháp luật về thời gian làm việc hay không.

Thứ ba, về việc hưởng lương của tháng 10/20xx

Theo yêu cầu trên của bạn thì bạn muốn nghỉ việc từ ngày 23/08/20xxđến ngày 23/10/20xx thì thời gian này có phần không rõ ràng. Bởi trong khoảng thời gian đó khi bạn nộp đơn xin nghỉ việc thì bạn có đi làm tiếp hay làm được bao nhiêu ngày thì được nghỉ.

Và ngoài ra, hợp đồng lao động của bạn được tính bắt đầu từ ngày nào thì mới có căn cứ chính xác để xác định việc bạn có được hưởng lương hay không.

Do vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu nộp đơn mà bạn vẫn đi làm cho tới tận ngày 23/10/20xx thì công ty vẫn tính lương và vẫn sẽ trả tiền lương cho bạn cho tới ngày cuối cùng bạn làm việc.

Nếu công ty không trả tiền lương cho bạn trong trường hợp này thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên công ty hoặc nhờ tổ chức công đoàn tại cơ sở để học bảo vệ quyền lợi và giải về vấn đề tiền lương của mình.

——–

III. Tự ý nghỉ việc không viết đơn xin nghỉ việc có được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Câu hỏi:

Em kính chào luật sư em có làm 1 công ty A, ký hợp đồng lao động 3 năm nhưng em làm được khoảng 9 tháng thì nhà em có việc nên em không thể tiếp tục làm việc nữa. Khi em nghỉ việc em cũng không làm thủ tục nghỉ việc, không viết đơn và nghỉ theo quy định ( nghỉ ngang ) và đến nay em vào xin rút sổ bảo hiểm thì bên phía công ty không trả sổ cho em, công ty bắt e bồi thường hợp đồng gần 16 triệu đồng, vì công ty này có đưa em đi đào tạo nước ngoài về như hợp đồng em phải phục vụ 3 năm, em đơn phương chấm dứt HDLĐ là em sai luật và hiện tại em cũng đang làm việc tại công ty mới B và em cũng đóng bhxh từ tháng lúc làm việc ở công ty B đến nay.

Luật sư cho em hỏi trường hợp của e giờ phải làm sao, em phải trình bày bên phía công ty mới B của e như thế nào, và em có được xin công ty B cấp lại sổ mới không, và em có được xin hủy sổ củ không, chứ số tiền 16 triệu đồng làm sao có khả năng để lấy sổ, e kính thành thật nhờ luật sư hướng dẫn, e rất là cám ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:

– Về việc tự ý nghỉ việc không báo trước, bạn tham khảo bài viết đã được tư vấn tương tự sau đây: 

>> Tự ý nghỉ việc không báo trước phải bồi thường thế nào?

– Về nghĩa vụ khi đơn phương nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) trái pháp luật

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì anh/chị đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, căn cứ theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012: 

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, anh/chị sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương và tiền lương tương ứng với những ngày không được báo trước. Đồng thời sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty, bao gồm: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”. (Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2012).

Ngoài ra, về việc trả sổ bảo hiểm xã hội, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, công ty cũng có trách nhiệm phải chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động. Hiện nay, mỗi người chỉ có một số sổ BHXH, do đó khi làm việc ở công ty mới anh sẽ phải tiếp vào số sổ BHXH đã được cấp. Trường hợp công ty không trả sổ BHXH thì anh/chị có thể khiếu nại lên Phòng lao động thương binh – xã hội hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trân trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *