Mẫu Đơn khiếu nại mới nhất và hướng dẫn cách viết

Đơn khiếu nại là văn bản hành chính không thể thiếu trong quá trình khiếu nại một vấn đề nào đó tới cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, mẫu Đơn khiếu nại đang được áp dụng là mẫu đơn được ban hành tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP.

1. Đơn khiếu nại là gì? Gồm những nội dung nào?

1. Đơn khiếu nại là gì? Gồm những nội dung nào?

Tại Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 định nghĩa về khiếu nại như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, công dân có thể khiếu nại bằng đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết về một vấn đề nào đó. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, Đơn khiếu nại là mẫu văn bản hành chính lập ra để gửi cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm trình bày các nội dụng khiếu nại và kiến nghị giải quyết những sự việc không đúng quy định của pháp luật. Dựa vào những nội dung được trình bày trong đơn, các cơ quan, tỏ chức có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết.

Trong Đơn khiếu nại cần có đầy đủ các thông tin:

– Thông tin của người làm Đơn khiếu nại: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

– Địa chỉ;

– Việc khiếu nại;

– Nội dung khiếu nại.

– Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

mau don khieu naiMẫu Đơn khiếu nại mới nhất hiện nay được ban hành tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Đơn khiếu nại mới nhất hiện nay

Tải vềSửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

…, ngày… tháng … năm…

 

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ………………………………….(1)

Họ và tên người khiếu nại:………………………………………………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………………………………. (2);

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…………………. , ngày cấp………….. , nơi cấp: (3).

Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:……………………… ;

Địa chỉ:……………………………………………………………………………… (4);

Khiếu nại về việc:…………………………………………………………………. (5);

Nội dung khiếu nại:…………………………………………………………….. (6).

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).

NGƯỜI KHIẾU NẠI

(Chữ ký hoặc điểm chỉ)

3. Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại đúng chuẩn

Dưới đây là hướng dẫn ghi Đơn khiếu nại theo mẫu trên:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:

– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.

(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).

(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.

4. Thủ tục khiếu nại thực hiện thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người khiếu nại lần đầu thực hiện khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Quy trình khiếu nại như sau:

Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

Bước 3: Xác minh nội dung trong Đơn khiếu nại

Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.

Trên đây mẫu Đơn khiếu nại mới nhất. Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan đến khiếu nại, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *