Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Đến Từng Chi Tiết

Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc là thông báo của người lao động gửi tới người sử dụng lao động khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng, đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động và là căn cứ để hoàn tất các thủ tục nghỉ việc đúng quy định của pháp luật lao động.

Có bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc không?

Cũng như khi người lao động nộp đơn ứng tuyển vào làm việc tại công ty/doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức, các ứng viên phải nộp đơn ứng tuyển (đơn xin việc) kèm theo đó là hồ sơ ứng viên để đơn vị tuyển dụng xem xét, đánh giá trước khi có quyết định nhận ứng viên vào làm việc tại công ty hay không?

Nghỉ việc cũng vậy, việc nộp đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động, đơn xin nghỉ việc chính là căn cứ để người sử dụng lao động xem xét, đánh giá trước khi quyết định đồng ý hay từ chối cho người lao động được nghỉ việc.

Một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và thuyết phục sẽ giúp người lao động để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũng như đồng nghiệp, góp phần giúp cho việc chấm dứt hợp đồng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Người lao động có nhiều cách để nghỉ việc tại công ty, trường hợp không muốn nộp đơn xin nghỉ việc có thể lựa chọn hình thức nộp thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, với các trường hợp nghỉ việc thông thường (chỉ đơn giản là muốn chuyển sang chỗ làm mới và không có tranh chấp, mâu thuẫn gì với đơn vị sử dụng lao động), người lao động nên lựa chọn việc nộp đơn xin nghỉ việc cho người sử dụng lao động.

Nghỉ việc như thế nào là đúng luật?

Để tránh những tranh chấp phát sinh không cần thiết và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động khi quyết định nghỉ việc, người lao động cần tham khảo những trường hợp sau để đảm bảo việc xin nghỉ việc là đúng pháp luật Lao động.

– Nghỉ việc khi hết thời hạn theo Hợp đồng lao động

Đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi hết thời hạn lao động được ký kết trong hợp đồng lao động và hai bên không muốn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động, khi đó hai bên sẽ chấm dứt quan hệ lao động và người lao động sẽ được nghỉ việc.

– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ: Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc khi hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực và người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động được nghỉ việc.

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Bộ luật lao động 2019 quy định, người lao động theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (không cần lý do như hiện nay) chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, người lao động nếu không còn ‘mặn mà’ với công ty thì dễ dàng chia tay công ty mà không bị gò bó gì; phần nào giúp người lao động có cơ hội tìm việc làm mới tốt hơn và công ty tránh trường hợp ‘giữ xác không hồn’

Người lao động nghỉ việc trái pháp luật chịu hậu quả pháp lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

Không được trợ cấp thôi việc;

Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2012.

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước?

Theo quy định khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 dưới đây, người lao động không phải báo trước khi nghỉ việc:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc khi có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

– Đủ tuổi nghỉ hưu;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm, điều kiện, thời giờ, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Như vậy, từ năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể 07 trường hợp người lao động được nghỉ việc không cần báo trước mà không phải bồi thường.

Đơn xin nghỉ việc viết tay hay đánh máy?

Không có bất kỳ quy định nào về việc việc người lao động phải viết tay hoặc đánh máy đơn xin nghỉ việc. Trường hợp bạn là người “chữ đẹp” và muốn dành sự trân trọng nhất cho người quản lý, bạn có thể “viết tay” đơn xin nghỉ. Ngược lại, để nhanh gọn bạn có thể đánh máy đơn xin nghỉ việc. Ngoài ra, một doanh doanh nghiệp quy định, khi nghỉ việc người lao động có thể gửi email đơn xin nghỉ việc mà không cần phải đánh máy hoặc viết tay.

Tóm lại, khi nghỉ việc bạn có thể đánh máy hoặc viết tay hoặc chỉ cần gửi email tùy thuộc vào văn hóa của từng doanh nghiệp bạn làm việc.

Nội dung cần có trong đơn xin nghỉ việc?

Khi viết đơn xin nghỉ việc, người lao động cần chú ý những nội dung sau cần có trong đơn bao gồm:

– Thông tin cá nhân người xin nghỉ việc: Trong đơn xin nghỉ, người lao động cần ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ làm việc của mình.

– Thông tin lý do xin nghỉ việc: Đây là phần nội dung rất quan trọng mà người lao động cần cân nhắc kỹ để trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn rành mạch, rõ ràng và đầy đủ ý.

Chúng tôi sẽ liệt kê 1 số lý do xin nghỉ ở phần bên dưới để các bạn tham khảo và sử dụng khi cần thiết

– Chi tiết thời gian xin nghỉ: Người làm đơn cần ghi chính xác thời gian muốn xin nghỉ việc chính thức của mình để doanh nghiệp nắm được và có sự thay thế nhân sự cho phù hợp.

– Nội dung bàn giao công việc: Các bạn cần ghi rõ các công việc đã thực hiện bàn giao, ai là người nhận bàn giao.

– Đề xuất: Người lao động có thể đề xuất 1 số vấn đề khi nghỉ việc như mong muốn nhận được tiền lương vào ngày bàn giao công việc, sớm nhận được quyết định nghỉ việc…vv.

Lý do xin nghỉ việc phổ biện hiện nay?

Có trăm nghìn lý do dẫn đến việc người lao động muốn xin nghỉ việc tại nơi đang làm. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi thấy đa phần người lao động xin nghỉ việc bởi các lý sau đây:

Lý do xin nghỉ việc chính đáng

Lý do chính đáng là những lý do hợp lý theo hoàn cảnh thực tế và dễ để được người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động được nghỉ việc.

– Khi làm việc tại một nơi quá lâu và mong muốn thay đổi môi trường làm việc để làm mới mình;

– Được đào tạo chuyên ngành Công nghệ nhưng định hướng phát triển công ty có sự thay đổi và không phù hợp với chuyên môn được học.

– Thay đổi địa chỉ sang tỉnh/thành phố khác, không thuận tiện đi làm tại công ty.

– Chế độ đãi ngộ không tương xứng với công sức bỏ ra và cần tìm một nơi mới để cải thiện thu nhập ổn định cuộc sống;

– Không có cơ hội thăng tiến trong công việc dẫn đến mất động lực trong công việc;

– Mâu thuẫn với cấp trên không thể hòa giải.

– Cần thời gian đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và không thể tập trung cho công việc.

– Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.

– Có cơ hội việc làm tốt hơn với mức đãi ngộ tốt hơn.

– Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.

Lý do xin nghỉ việc không chính đáng

– Gia đình không cho làm việc và muốn chuyển sang công việc khác;

– Không hòa nhập được với đồng nghiệp do có nhiều quan điểm và khác biệt trong suy nghĩ;

– Vì những lý do buồn phiền cá nhân, chia tay người yêu, thất tình;

– Không thích lịch làm việc của công ty và cảm thấy bị gò bó về mặt thời gian;

– Công việc hiện tại nhàm chán, thiếu động lực phát triển;

– Ghét công việc hiện tại và muốn tìm công việc khác cảm thấy thích hơn;

– Xin nghỉ việc vì chia tay người yêu, thất tình

– Bố mẹ bắt nghỉ việc

Thủ tục xin nghỉ việc đúng quy định Bộ luật lao đông

Để bảo đảm việc nghỉ việc đúng quy định pháp luật, người lao động cần thực hiện các công việc như sau:

Bước 1: Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc tới Ban lãnh đạo công ty/Thủ trưởng đơn vị/người đứng đầu cơ quan/tổ chức

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn sau:

+ Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;

+ Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Bước 2: Làm việc với Bộ phận quản lý tiến hành bàn giao công việc

Sau khi được người sử dụng lao động đồng ý, người lao động sẽ tiến hành bàn giao công việc của mình cho người được phân công nhận bàn giao. Trong quá trình bàn giao, Người lao động có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.

Bước 3: Giải quyết chế độ lương, thưởng cho người lao động khi nghỉ việc

Sau khi công việc đã được bàn giao, người lao động sẽ được thanh toán các khoản lương, thưởng, trợ cấp (nếu có) trong thời làm việc tại công ty.

Ngoài ra, người lao động sẽ được công ty cấp quyết định nghỉ việc và hợp đồng lao động để làm căn cứ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (trường hợp chưa xin được chỗ làm mới).

Cách viết đơn xin nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc cần phải chú ý các quy tắc như sau:

– Sử dụng ngôn ngữ trang trọng lịch sự

– Trình bày đủ ý, ngắn gọn

– Viết đầy đủ các mục chính

Đơn xin nghỉ việc sẽ bao gồm các nội dung chính theo thứ tự:

– Phần mở đầu:

Đầu tiên Đơn xin nghỉ việc cần có Quốc hiệu và tiêu ngữ: 

+ Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.

+ Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ 

Tiếp đến bên dưới là tên của loại đơn hành chính viết “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.

– Phần nội dung:

Phần nội dung bao gồm các nội dung chính

+ Nơi nhận, người nhận: người có liên quan trực tiếp đến giải quyết đơn xin nghỉ việc

+ Thông tin về bản thân

+ Nguyện vọng xin nghỉ và lý do xin nghỉ

+ Thời gian bàn giao công việc và thời gian dự kiến xin nghỉ

+ Thông tin bàn giao công việc: giao cho ai, chức vụ như thế nào?

+ Nội dung bàn giao công việc

+ Lời cam kết những thông tin đã nêu là chính xác

+ Lời cảm ơn

– Phần kết:

Sau khi trình bày xong nội dung đơn xin nghỉ việc cần có ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm nếu có.

Mẫu đơn xin nghỉ việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Ban Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Nhật Anh

Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

– Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

Tên tôi là

: Hoàng Bình Minh

Ngày sinh

: 18/09/1990

Số CMND

: 034384939 cấp ngày 20/10/2014 bởi Công an tỉnh Thái Bình

Chức vụ

: Nhân viên Kế Toán

Phòng ban

: Phòng Tài chính – Kế toán

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày 30/09/2021.

Lý do xin thôi việc: Tôi nhận thấy mình cần tìm một môi trường mới để phát triển, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của mình.

Tôi thực hiện việc báo trước 30 ngày, kể từ ngày làm đơn.

Sau khi được chấp thuận, tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho:

– Ông Nguyễn Văn Hồng

– Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại Công ty trong thời gian qua. Trong thời gian làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Minh

Hoàng Bình Minh

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh

[NGUYEN THI PHUONG, 11th, April, 2021.]

Dear Mr. Serena,

As I informed you in our meeting last months, my last working day at Toan Cau International Produce Trading Company Limited is next Saturday, April. 20th. I want to take a few minutes today to convey my thoughts in being part of your team for the last 5 years.

I have been extremely satisfied with my work at Toan Cau, working under your guidance has been a learning and an enjoyable experience. I thank you for your support and encouragement during these five years.

However, I feel that it is time for me to move on to new opportunities. This decision was not an easy one and it took a lot of consideration. I think this decision is in the best interests towards fulfilling my career goals. I want to do my best in completing my existing responsibilities and then ensuring a smooth transition. Thanking for your support by the last time.

Sincerely,

Phuong Nguyen

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cầu Giấy, ngày 05 tháng 03 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Uỷ ban nhân dân Quận Cầu Giấy

– Trưởng phòng Lao động thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy

Tên tôi là

: Đặng Ngọc Khánh

Ngày sinh

: 18/02/1980

Số CMND

: 012147839 cấp ngày 20/03/2010 bởi Công an thành phố Hà Nội

Địa chỉ thường trú

: Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác

: Phòng Lao động thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy

Điện thoại liên lạc

: 0943759795

Kính thưa quý lãnh đạo UBND quận và Trưởng phòng lao động thương binh xã hội, bản thân tôi rất vinh dự khi được làm việc và cống hiến hết mình cho cơ quan. Trong suốt thời gian qua, tôi đã học hỏi nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn để nâng cao khả năng làm việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Nhưng hiện tại vì lý do bệnh tật, nên dẫn đến sức khỏe yếu cùng với khối lượng công việc nhiều, bản thân tôi nhận thấy mình không đủ sức khỏe để hoàn thành công việc được giao cũng như tiếp tục cống hiến cho cơ quan.

Vì vậy, tôi làm đơn này kính xin Lãnh đạo UBND quận, Lãnh đạo Phòng Lao động thương binh và Xã hội cho tôi thôi việc kể từ ngày 20/04/2021để tôi có thời gian điều trị bệnh, đảm bảo sức khỏe của mình.

Sau khi được chấp thuận, tôi cam đoan sẽ tiến hành bàn giao công việc cho các bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Kính mong các Lãnh đạo UBND quận và Phòng Lao động thương binh xã hội xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Khánh

Đặng Ngọc Khánh

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Bình, ngày 30 tháng 08 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/quận…..

– Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn

Tên tôi là

: Hoàng Ngọc Lan

Ngày sinh

: 18/02/1990

Số CMND

: 034387589 cấp ngày 10/10/2015 bởi Công an tỉnh Thái Bình

Trình độ chuyên môn

: Cử nhân Sư phạm

Chức vụ

: Giáo viên

Tổ chuyên môn

: Tổ Sử – Địa – GDCD

Đơn vị công tác

: Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn

Nay tôi làm đơn này, kính xin Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo trường cho tôi thôi việc kể từ ngày 30/09/2021.

Lý do xin thôi việc: Tôi nhận thấy mình không còn sự yêu thích, đam mê với nghề giáo, vì vậy tôi muốn tìm một công việc mới, một môi trường mới phù hợp với sở thích và khả năng để phát triển bản thân mình.

Tôi thực hiện việc báo trước 30 ngày, kể từ ngày làm đơn.

Sau khi được chấp thuận, tôi cam đoan sẽ tiến hành bàn giao công việc cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Kính mong các Lãnh đạo các cấp xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Lan

Hoàng Ngọc Lan

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Kính gửi:

– Ban Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị Ánh Dương

Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

Tên tôi là

: HÀ THỊ BÍCH NGỌC

Ngày sinh

: 12/03/1994

Số CMND

: 184364790 cấp ngày 20/9/2016 bởi Công an tỉnh Hà Tĩnh

Chức vụ

: Nhân viên Hành chính – Nhân sự

Phòng ban

: Phòng Hành chính – Nhân sự

Điện thoại

: 0943967566

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc và Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự cho tôi nghỉ phép không hưởng lương kể từ ngày 15/09/2021 đến ngày 17/09/2021.

Lý do xin thôi việc: Do gia đình tôi có một số công việc quan trọng cần thực hiện, do đó tôi xin nghỉ phép để về quê giải quyết công việc.

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ việc riêng lại cho ông Nguyễn Khắc Hùng, là đồng nghiệp của tôi. Ông Hùng sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt.

Tôi xin cam kết trở lại Công ty làm việc sau khi hết thời gian xin nghỉ phép, nếu không tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Công ty.

Rất mong Ban Giám đốc và Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự xem xét và chấp thuận cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Ngọc

Hà Thị Bích Ngọc

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 03 tháng 03 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Giày da Phúc Thịnh

– Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

Tên tôi là

: NGUYỄN TIẾN HÙNG

Ngày sinh

: 12/09/1995

Số CMND

: 18438730 cấp ngày 20/01/2016 bởi Công an tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại

: 0943960489

Hiện tôi là công nhân làm việc tại Bộ phận Lắp ráp sản phầm của công ty.

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự cho tôi nghỉ việc kể từ ngày 04/03/2021.

Lý do xin thôi việc: Tôi muốn dừng lại công việc đi làm để tham gia học nghề sửa chữa ô tô nhằm nâng cao tay nghề và phát triển nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Sau khi được chấp thuận tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc, trang thiết bị cho ông Phạm Hùng Cường – Trưởng Bộ phận Lắp ráp sản phầm.

Rất mong Ban Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự xem xét và chấp thuận cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Hùng

Nguyễn Tiến Hùng

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2021

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Ban Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Nhật Anh

Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự

– Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

Tên tôi là

: Hoàng Bình Minh

Ngày sinh

: 18/09/1990

Số CMND

: 034384939 cấp ngày 20/10/2014 bởi Công an tỉnh Thái Bình

Chức vụ

: Nhân viên Kế Toán

Phòng ban

: Phòng Tài chính – Kế toán

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày 30/09/2021.

Lý do xin thôi việc: Tôi nhận thấy mình cần tìm một môi trường mới để phát triển, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc của mình.

Tôi thực hiện việc báo trước 30 ngày, kể từ ngày làm đơn.

Sau khi được chấp thuận, tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho:

– Ông Nguyễn Văn Hồng

– Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại Công ty trong thời gian qua. Trong thời gian làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Minh

Hoàng Bình Minh

Download (tải) mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

Download Tại Đây

Theo quy định của Bộ Luật lao động, người lao động cần thông báo trước bao nhiêu ngày trước khi chính thức nghỉ việc?

Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ Luật Lao động quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
(1) Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
(2) Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
(3) Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
(4) Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Như vậy, việc thông báo trước thời gian nghỉ việc của người lao động phụ thuộc vào quy định nêu trên theo Bộ luật lao động

Khi người lao động nghỉ việc và chưa sử dụng hết ngày nghỉ phép trong năm, người lao động có được thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ phép?

Trả lời: Theo khoản 3 Điều 113 Bộ Luật Lao động, người lao động khi nghỉ việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *