Mách phái đẹp cách dùng cốc nguyệt san an toàn khi du xuân

Để biết lý do tại sao phụ nữ nên sử dụng cốc nguyệt san khi đi du xuân hay du lịch vào dịp Tết, hãy cùng tìm hiểu các ưu, nhược điểm của cốc nguyệt san và thông tin chi tiết về cách chọn cốc kinh nguyệt, cách sử dụng cốc kinh nguyệt, cách lắp, tháo, vệ sinh cốc nguyệt san…

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san tái sử dụng là cốc có hình phễu mềm dẻo được làm bằng cao su, hoặc silicone được đưa vào âm đạo để lấy máu kinh. Cũng giống như băng vệ sinh, chúng có thể được sử dụng qua đêm, khi bơi và trong các hoạt động thể chất. 

Có nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cốc nguyệt san có thể tái sử dụng cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa rò rỉ kinh nguyệt so với tampon và băng vệ sinh. Nghiên cứu không tìm thấy tác dụng phụ nào đối với hệ vi khuẩn âm đạo từ cốc nguyệt san và không có tổn thương mô trong âm đạo và cổ tử cung.

2. Tại sao nên dùng cốc nguyệt san khi du xuân?

Cách dùng cốc nguyệt san an toàn khi du xuân - Ảnh 2.

Cốc nguyệt san hình phễu, gọi nhỏ rất dễ sử dụng và tiện lợi khi du xuân.

Cốc nguyệt san là công cụ quản lý chu kỳ kinh nguyệt được lựa chọn cho những nữ du khách thực tế không muốn mang theo quá nhiều băng vệ sinh trong vòng một tuần. Bạn có thể đi tiểu, chạy, nhảy, ngủ và bơi khi sử dụng cốc nguyệt san và chúng đặc biệt tiện dụng cho phụ nữ đến những nơi khó tìm thấy các sản phẩm chăm sóc phụ nữ.

Dưới đây là lý do tại sao phụ nữ nên thử cốc nguyệt san khi đi du xuân, du lịch:

– Tiết kiệm không gian: Không mất diện tích va li khi đi du lịch như băng vệ sinh, cốc nguyệt san nhỏ gọn và được dùng đi dùng lại.

– Thân thiện với môi trường: Băng vệ sinh sau sử dụng phải cho ra bãi rác, lâu phân hủy. Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng không tạo ra chất thải.

– Tiện lợi: Cốc nguyệt san chứa nhiều máu hơn băng vệ sinh và có thể sử dụng đến 12 giờ. Chúng cũng có thể được sử dụng khi chơi thể thao, bơi lội, leo núi.

– Duy trì cân bằng độ pH: Cốc kinh nguyệt chỉ thu thập máu, chúng không hấp thụ chất lỏng. Mặt khác, băng vệ sinh hấp thụ tất cả dịch âm đạo, điều này có thể làm xáo trộn độ pH mỏng manh và sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.

– Không có mùi: Trong khi máu kinh thấm vào băng vệ sinh, thoát ra ngoài cơ thể nếu chưa thay được băng ngay sẽ có mùi hôi. Còn lượng máu kinh đựng trong cốc nguyệt san không có mùi. Khi tháo cốc nguyệt san khỏi âm đạo, máu được đổ xuống bồn cầu và làm sạch.

3. Cách sử dụng cốc nguyệt san

Nhiều phụ nữ lo lắng rằng cốc kinh nguyệt sẽ không vừa với họ. Trên thực tế, cốc khá linh hoạt và cũng được sản xuất các kích cỡ tùy theo nhà sản xuất và có thể dễ dàng lắp vào, tháo ra.

– Trước khi bạn đưa cốc nguyệt san vào: Nên rửa tay và cốc nguyệt san bằng xà phòng và nước để không đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo. Cốc nguyệt san được bôi trơn sẽ dễ dàng và thoải mái hơn so với cốc khô, vì vậy hãy rửa vành cốc dưới vòi nước sạch trước khi lắp vào.

– Khi đưa cốc nguyệt san vào: Dùng ngón tay kẹp chặt cốc để nó xẹp xuống một chút rồi trượt nó (mặt cốc lên trên) về phía sau âm đạo. Nếu vẫn cảm thấy cốc bị gập lại, hãy xoay nó một chút để nó mở ra để tạo thành một miếng bịt kín chống rò rỉ. Nếu cảm thấy đau có thể cốc chưa khớp với âm đạo, vì vậy hãy đẩy nó vào sâu hơn một chút. Khi vào được bên trong âm đạo, sẽ không cảm thấy có cốc bên trong.

– Khi tháo cốc kinh nguyệt: Đừng giật cốc ra hoặc kéo thân cốc mà hãy kẹp phần đế và kéo nhẹ nhàng. Đổ chất lỏng vào bồn cầu, rửa cốc dưới vòi nước, sau đó lắp lại.

– Cách làm sạch cốc nguyệt san: Nên rửa sạch cốc nguyệt san bằng xà phòng và nước sau mỗi lần sử dụng (3-4 lần/ngày). Sau mỗi chu kỳ, đun sôi cốc nguyệt san trong nước nóng để tiệt trùng để tránh nhiễm trùng âm đạo.

4. Cốc nguyệt san có an toàn không?

Cách dùng cốc nguyệt san an toàn khi du xuân - Ảnh 4.

Luôn rửa sạch cốc nguyệt san theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các bác sĩ chuyên khoa để tránh nhiễm trùng âm đạo.

Vì cốc nguyệt san thu thập máu thay vì hấp thụ máu, nên an toàn hơn băng vệ sinh. Nguy cơ nhiễm trùng khi dùng cốc nguyệt san là nhỏ và để giúp không bị nhiễm trùng, nên rửa tay trước khi lắp, tháo. Rửa tay sau đó là đương nhiên nhưng rửa tay trước cũng quan trọng không kém để đảm bảo bạn không đưa bất kỳ vi khuẩn không mong muốn nào vào âm đạo.

Nhược điểm của cốc nguyệt san:

Một số nhược điểm tiềm ẩn của cốc nguyệt san là:

  • Thời gian làm quen với cách sử sụng cốc nguyệt san: Có thể mất thời gian để làm quen với cốc nguyệt san hơn so với việc sử dụng băng vệ sinh.
  • Khó làm sạch hơn: Vì là tái sử dụng nên phải vệ sinh cốc và đôi khi chúng có thể khó làm sạch.
  • Phải lắp ra, tháo vào thường xuyên để đổ lượng máu kinh ra ngoài nếu lượng máu kinh chảy ra nhiều.
  • Có thể không vừa vặn nếu chưa biết cách lắp vào, tháo ra hoặc nếu bị u xơ hoặc sa tử cung.
  • Nhiễm trùng nấm men: Bác sĩ phụ khoa cho biết, phụ nữ sử dụng cốc kinh nguyệt tái sử dụng có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nấm men nếu họ không rửa cốc thường xuyên. Vì vậy, nếu dễ bị nhiễm trùng nấm men, hãy cẩn thận hơn trong việc vệ sinh làm sạch cốc.

5. Lời khuyên sử dụng cốc nguyệt san trong dịp du xuân

– Bảo quản đúng cách: Bảo quản và mang theo cốc nguyệt san trong một chiếc túi sạch, thoáng khí. Nên dùng bông và cốc có túi đựng riêng. Túi giữ cho cốc sạch sẽ trong hành lý và cũng bảo vệ cốc khỏi bị hư hỏng.

– Sử dụng xà phòng nhẹ: Mang theo một gói xà phòng nhẹ, không có mùi thơm để làm sạch.

– Vệ sinh cốc sạch sẽ: Làm sạch cốc nhiều lần mỗi ngày, lý tưởng nhất là sử dụng nước nóng uống được và xà phòng nhẹ.

– Nên mang theo 2 cốc: Nếu kế hoạch cho chuyến du xuân dài ngày hãy mang theo 2 chiếc cốc nguyệt san.

ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Với những người ưa thích dùng cốc nguyệt san, cần chọn một cốc nguyệt san có kích thước vừa với âm đạo. Chỉ những người đã quan hệ tình dục mới nên dùng cốc nguyệt san. Khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em nên lưu ý chỉ để cốc nguyệt san trong khoảng 6-12 tiếng, tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt nhiều hay ít.

Vì sao sử dụng bao cao su khi làm "chuyện ấy" mà vẫn có thai?Vì sao sử dụng bao cao su khi làm ‘chuyện ấy’ mà vẫn có thai?

SKĐS – Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp cho phòng ngừa những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và cũng là biện pháp tránh thai an toàn. Nhưng việc sử dụng bao cao su có thực sự an toàn và không có tác dụng phụ?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế chấn chỉnh tình trạng các địa phương đưa ra quy định “tréo ngoe” khi về quê ăn Tết | SKĐS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *