Chỉ số khối cơ thể BMI phán ảnh tình trạng sức khỏe chung của cơ thể: thiếu cân, đủ cân, dư cân… Bạn chỉ cần điền thông tin chiều cao, cân nặng để biết chỉ số khối cơ thể của mình bao nhiêu, sau đó so sánh với chỉ số chuẩn.
Chỉ số BMI là gì?
BMI (viết đầy đủ là Body Mass Index) là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.
Ưu điểm của việc sử dụng chỉ số BMI trong tính toán là ra kết quả nhanh chóng vì chỉ cần căn cứ vào yếu tố cân nặng và chiều cao của bệnh nhân. Từ đó đưa ra lời khuyên cần thiết.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI cho người lớn (trên 20 tuổi)
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
- Chiều cao x chiều cao: tính bằng m;
Sau khi tính ra chỉ số BMI, bạn đối chiếu với bảng sau đây để biết được tình trạng cân nặng của mình.
Từ bảng thống kê cho thấy các chỉ số BMI cơ bản dùng để đánh giá trọng lượng cơ thể như sau:
- Gầy: BMI ít hơn 18.5
- Bình thường: BMI từ 18,5 – 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
- Béo phì – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Lưu ý
- Với các vận động viên hoặc những người tập thể hình thường xuyên thì cơ thể của họ các múi cơ sẽ luôn nặng hơn mỡ khiến cho chỉ số khối đo được sẽ không hoàn toàn chính xác, lúc đó chỉ số BMI của họ sẽ luôn nằm ở mức béo hoặc rất béo.
- Cũng tương tự như trên chỉ số BMI sẽ không chính xác đối với những bà bầu, những người đang cho con bú hoặc với người mới ốm dậy
Bảng đánh giá BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO):