Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là gì? Cách tính luỹ kế?

Về lũy kế thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là gì? Về cách tính lũy kế bảo hiểm thất nghiệp?

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ của nhà nước để hỗ trợ người lao động trong thời gian chưa tìm được việc làm sau khi thôi việc. Đồng thời chế độ này cũng chỉ đặt ra trong trường hợp người lao động đang không có việc làm, nếu đã tìm được việc làm thì sẽ không đặt ra vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Về lũy kế thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là gì?

Lũy kế thời gian đóng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng là việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động chưa đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục thanh toán, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng ở đợt này của người lao động có thể được cộng dồn để hưởng vào lần sau.

Thông thường , sau khi kết thúc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện thủ tục giải quyết trợ cấp thất nghiệp, thời hạn mà luật cho phép để thực hiện thủ tục này là trong vòng 03 tháng, nhưng nếu hết thời gian đó mà người lao động không đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp và cũng không thông báo đến bên phía Trung tâm dịch vụ việc làm thì sẽ được tự động xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lúc này thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng của người lao động sẽ được bảo lưu.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 01 năm 02 tháng, sau khi nghỉ việc ở công ty cũ vào tháng 03/2019, anh A ngay lập  tức tìm được công việc mới và bắt đầu đi làm đóng bảo hiểm từ tháng 4/2019, như vậy 01 năm 02 tháng chưa hưởng trợ cấp  thất nghiệp của anh A sẽ được bảo lưu và sẽ được cộng vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi anh A đủ điều kiện hưởng.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu tìm được công việc mới hoặc có việc không nhận được trợ cấp thất nghiệp thì thì người lao động phải làm thủ tục thông báo để cơ quan Bảo hiểm xã hội được biết, nếu không thực hiện thông báo thì việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tự động tạm dừng và không được bảo lưu thời gian, trừ trường hợp người lao động có lý do chính đáng như là ốm đau, thai sản, xảy ra tai nạn có giấy xác nhận của nơi khám chữa bệnh, hoặc trong trường hợp bất khả kháng kháng khác.

Ví dụ: B đóng 06 năm bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng 06 trợ cấp thất nghiệp từ tháng 06/2018 đến hết tháng 11/2019, trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, B hưởng đủ tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, cuối tháng 9 B tìm được việc làm và đi làm ngay trong tháng 10. B tự động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không thực hiện thông báo đến Trung tâm dịch vụ việc làm, do B không làm thủ tục thông báo nên 2 tháng bảo hiểm còn lại chưa hưởng của B sẽ không được bảo lưu.

2. Về cách tính lũy kế bảo hiểm thất nghiệp:

Cách tính lũy kết thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng sẽ là cộng lại thời gian bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mới. Thời gian bảo lưu sẽ được tính bằng tổng thời gian đóng trợ cấp thất nghiệp, trừ đi thời gian đã hưởng trợ cấp. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tương đương với 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 C  làm công nhân trong một doanh nghiệp và được đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 03 năm. Khi C nghỉ việc không làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đến tháng 03/2018 C đi làm ở công ty mới được 01 năm đến tháng 3/2019 C nghỉ việc. Như vậy thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của C là: 03 năm bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng, cộng với 01 năm đóng mới, tương đương với 04 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng. 36 tháng đầu tiên sẽ tương đương với 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ thêm 01 năm thì được cộng thêm 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp, như vậy tổng cộng C sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính tròn theo tháng, đối với trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến 36 tháng thì sẽ hưởng tất cả 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, đối với trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 03 năm (36 tháng) trở lên thì chỉ tính số năm tròn còn những tháng lẻ ra trong quá trình đóng bảo hiểm sẽ được bảo lưu cho lần hưởng sau.

Xem thêm: Bảo lưu trợ cấp thất nghiệp? Thủ tục và thời gian được bảo lưu?

Ví dụ: D làm việc ở công ty từ tháng 01/2016 đến tháng 3/2019 thời gian công tác đóng bảo hiểm là 03 năm 03 tháng. Như vậy thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của của D là 03 năm (36 tháng) tương đương với 03 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng lẻ còn lại sẽ được bảo lưu để cộng vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau.

Lưu ý: người lao động nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong vòng 03 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc thì phải đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp luôn nếu không thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tự động bảo lưu để hưởng vào lần sau khi đủ điều kiện. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp rất đơn giản, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Số bảo hiểm xã hội của người lao động.

+ Đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu có sẵn tại trung tâm dịch vụ việc làm).

+ Quyết định thôi việc của người lao động.

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người lao động.

Người lao động nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ nơi mình có mong muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, tức là người lao động có thể lựa chọn nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp thuận tiện nhất với mình.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cho một đợt hưởng trợ cấp là không vượt quá 12 tháng, số tháng hưởng sẽ được tính dựa trên số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Xem thêm: Có được cồng dồn quá trình tham gia BHTN khi sang công ty mới

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước và hưởng lương theo chế độ này là 05 lần mức lương cơ sở, còn đối với người làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động chi trả thì mức tối đa tiền trợ cấp thất nghiệp là không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tính vào thời điểm nghỉ việc.

Ví dụ: K làm việc trong doanh nghiệp tư nhân và mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của D là 70 triệu đồng. Tháng 01/2019 K nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, như vậy nếu tính ra mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của K khi nghỉ việc là 60% của bình quân tiền lương 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc: 60% x 70 triệu = 42 triệu đồng. Tuy nhiên mức lương tối thiểu vùng vào thời điểm tháng 01/2019 đối với doanh nghiệp K làm việc là ở vùng I là 4.180.000 đồng. Do vậy mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng K được hưởng là 20.900.000 đồng.

Bảo lưu trợ cấp thất nghiệp là một chế độ đặt ra để bảo vệ quyền lợi của người lao động, tùy từng mục đích và mong muốn của mình mà người lao động cần lưu ý tìm hiểu về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp của mình để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề: “Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là gì? Cách tính lũy kế?”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Luật Dương Gia về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Dịch vụ của Luật Dương Gia:

– Tư vấn các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

– Tư vấn về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi nghỉ việc.

– Tư vấn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

– Tư vấn về trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *