Luật trò chơi dân gian Ô Ăn Quan – Học Viện Board Game

Vốn là một trò chơi dân gian được biết đến tự bao nhiêu thế hệ qua, khá phổ biến với mọi người từ những thôn xóm đến những thành thị. Ô ăn quan dường như là một trò chơi mang đậm chất làng quê Việt Nam, mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được. Hôm nay, hãy cùng Học Viện Board Game tìm hiểu cách thức chơi trò chơi dân gian thú vị này nhé!

1. Lịch sử hình thành và phát triển của trò chơi Ô Ăn Quan

Ô ăn quan là một trò chơi khá phổ biến tại Việt Nam, và dường như nằm gọn trong tiềm thức của chúng ta khi nhớ về tuổi thơ. Khi túm tụm những đứa trẻ “đi quân” bằng cách thả những viên đá, viên sỏi vào ô quan vẽ trên mặt đất. Ô ăn quan đã trải qua một hành trình bụi bặm để có thể chuyển mình từ một trò chơi cho trẻ em chân đất áo bùn thôn quê đến trò chơi dân gian đậm chất văn hoá , vừa là một trò chơi mang tính giải trí xen lẫn tính giáo dục cho trẻ trong thời kỳ hiên đại.

Tuy rằng Ô ăn quan xuất hiện khá lâu đời, nhưng kỳ thực nguồn gốc của nó lại nằm cách Việt Nam ta khá xa mà cụ thể là châu Phi. Tại châu Phi, ô ăn quan được “khai sinh” với cái tên Awale (nghĩa là túi hạt), tên Ô ăn quan cũng xuất phát từ phiên âm của từ này. 

Cách chơi khá đơn giản, ô ăn quan không chỉ lan truyền đến Việt Nam mà còn đến các nước khác, từ đó trò chơi có nhiều biến thể và mang các màu sắc văn hoá khác nhau vô cùng thú vị. Nhưng, tựu trung lại trò chơi dân gian đơn giản này mang cùng một ý nghĩa là rằng giúp cho con người hiểu được sự quan trọng của hạt giống, mùa màng xa hơn nữa là phải quý trọng thời vụ và nông nghiệp.

2. Thiết lập trò chơi Ô Ăn Quan

Bàn chơi:

Bạn có thể kẻ bàn chơi hình chữ nhật rồi chia thành mười ô vuông, mỗi bên có  5 ô đối xứng nhau trên một mặt bằng tương đối phẳng, ở hai cạnh ngắn nhất kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông được gọi là ô dân, 2 ô vòng cung được gọi là ô quan.

Quân chơi:

Gồm hai loại quan và dân, các quân này bạn có thể sử dụng các viên sỏi, đá hoặc các loại hạt có kích thước ổn định, vừa phải để người chơi có thể thuận tiện cầm nắm nhiều quân trong tay. Đặc biệt quân quan phải có kích thước lớn hơn đáng kể so với quân dân để dễ dàng phân biệt với nhau.  Số lượng quân dân có thể là tuỳ theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50 quân dân, và số lượng quân quan luôn luôn là 2 cho mỗi đầu.

Bố trí quân chơi:

Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân.

Người chơi:

Thường có hai người chơi, mỗi người một phía cạnh dài hơn của chữ nhật và người chơi chỉ kiểm soát những ô bên phía của mình.

3. Điều kiện thắng

Người thắng cuộc trong trò chơi này là người có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Hoặc tuỳ theo luật của mỗi địa phương, cũng có thể tuỳ theo thoả thuận giữa hai người với nhau.

Luật chơi phổ biến thường là 1 quan sẽ được quy đổi bằng 10 hoặc 5 dân.

4. Cách chơi

Sau khi đã thiết lập xong bàn chơi và hiểu rõ điều kiện để thắng cuộc, Học Viện Board game sẽ cùng bạn tìm hiểu về các cách di chuyển và “ăn” quân trong trò chơi này.

Di chuyển quân: từng người chơi sẽ phải đợi đến lượt của mình để di chuyển quân dân theo hướng nào người chơi đã tính toán để ăn được càng nhiều quân dân và quan càng tốt.

Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách phố biến nhất là “oẳn tù xì” hay thoả thuận với nhau. Khi đến lượt, người chơi sẽ chọn 1 ô quân dân bên phần của mình và rải lần lượt vào các ô, mỗi ô 1 quân. Bắt đầu từ ô gần nhất, hướng tuỳ theo người chơi chọn. Sau đó tuỳ tình huống mà người chơi xử lý như sau:

  • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân dân khác thì người chơi sẽ tiếp tục dùng số quân dân đó rải tiếp (bất kể là bên phần mình hay phần của đối phương) theo hướng mà mình đã chọn, không được đổi hướng.
  • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi mới đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân có trong đó (bất kể là ô dân hay quan).

Số quân mà người chơi ăn được sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để tính điểm khi kết thúc. 

  • Nếu liền sau ô có quân đã ăn có thêm một ô trống nữa rồi đến một ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này.

Chính vì thế, trong quá trình chơi người chơi có thể có rất nhiều phương án, hoặc rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình, hoặc người chơi có thể bằng tính toán và kinh nghiệm của mình để nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để  giành được nhiều điểm hơn.

  • Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi sẽ mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về người chơi còn lại.
  • Trường hợp nếu đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân, Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cứ tiếp tục như thế cho đến khi toàn bộ dân và quan đã bị ăn hết.

  • Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn quân dân thì quân trong phần ô vuông của bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, trường hợp này thường được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng.

bàn cờ ô ăn quanbàn cờ ô ăn quanbàn cờ ô ăn quan

5. Mẹo chơi

Trong quá trình chơi người chơi có thể có rất nhiều phương án, hoặc rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình, hoặc người chơi có thể bằng tính toán và kinh nghiệm của mình để nuôi ô nhà giàu rôồi mới ăn để  giành được nhiều điểm hơn.

6. Các biến thể

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian vốn có nguồn gốc từ Châu Phi, và với luật chơi khá đơn giản nên được du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau, từ đó có nhiều biến thể dưới đủ mọi hình thức mang đậm bản sắc của mỗi quốc gia. Điển hình như tại châu Phi, trò chơi mang tên gọi Awale – từ ô ăn quan cũng phiên âm từ tên gọi này.

bàn chơi ô ăn quan Ả Rậpbàn chơi ô ăn quan Ả Rậpbàn chơi ô ăn quan Ả Rập
Awalé – “Ô ăn quan của châu Phi”Awalé – “Ô ăn quan của châu Phi”Awalé – “Ô ăn quan của châu Phi”
Bàn ô ăn quan cho 3 người chơiBàn ô ăn quan cho 3 người chơiBàn ô ăn quan cho 3 người chơi

Ô ăn quan dường như đã trở thành một phần ký ức về tuổi thơ của những đứa trẻ bất kể lớn lên từ thành thị hay những thôn xóm. Học Viện Board game hi vọng bài viết đã cung cấp những hướng dẫn chi tiết về trò chơi dân gian thú vị này, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *