Người xưa có câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trong Phật Giáo chữ Nhẫn được xem là một đức tính quý báu mà ai cũng cần phải có.
Nhẫn là gì?
Nhẫn có nghĩa là chúng ta cần phải kiên nhẫn trong việc lắng nghe ý kiến của người khác để điều chỉnh lại bản thân tốt hơn và kiên trì theo đuổi công việc của chúng ta đến cùng. Nhẫn còn là từ khuyên con người khi bực tức hãy cố gắng nhẫn nhịn nếu không sẽ gây ra những hành động sai lầm khi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.
Trong Phật giáo có dạy rằng: “Trong sáu phép siêu độ (lục độ) và hàng vạn phương pháp tu hành (vạn hạnh) thì nhẫn là đệ nhất.
Nhẫn ở đây là nhẫn nhục, là nhẫn nhịn, là sự chịu đựng, là đôi khi chấp nhận phần thiệt thòi về mình. Nhẫn theo quan niệm của Đạo Phật chính là sự nhận lãnh, sự khinh khi, sự nhục mạ và não hại với một tâm thế bình thản, không tức giận. Nhẫn nhịn là dứt những tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng tình thương, cái tâm để cảm hóa sự sân hận, là dùng trí huệ để mọi việc được ôn hòa.
Trong Kinh Phật viết: “Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ “Nhẫn” mà đạt được.
Người biết nhẫn luôn là những người biết nhìn xa trông rộng, có trí tuệ. Vì nhẫn nên họ mới có thể kiên trì với học tập, công việc đến cùng. Thế nên từ xưa đến nay những người thành công đều là người biết nhẫn, từ việc nhỏ đến việc lớn họ đều có thể làm. Giống như khi đứng trước những cám dỗ, người biết nhẫn họ sẽ biết cách điều chỉnh cảm xúc và luôn hướng về mục tiêu của mình ở phía trước.
Lời Phật dạy về sự nhẫn nhịn
Nhịn được cái tức một lúc
Tránh được mối lo trăm ngày
Muốn hòa thuận trên dưới
Nhẫn nhịn đứng hàng đầu
Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn toàn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường yên ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ
Tự mình nhẫn nhịn được
Ai ai cũng mến yêu
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay.
Khi chúng ta biết nhẫn nhịn thì trong lúc gặp khó khăn, chúng ta sẽ không dễ dàng từ bỏ, không oán trách người khác và oán trách chính mình. Biết nhẫn chúng ta có thể bình tĩnh lại và có được trí tuệ thông suốt và đưa ra quyết định đúng đắn.
Người không biết nhẫn thường dễ rước họa vào thân, vì khi chúng ta tức giận thường sẽ buông ra những lời cay đắng ảnh hưởng đến người khác hay lúc tức giận bạn sẽ không thể kìm chế được mà đưa ra những quyết định sai lầm.
Hãy tu chữ “Nhẫn” hằng ngày
Mỗi ngày dù bận rộn như thế nào hãy dành thời gian cho bản thân để suy ngẫm về bản thân. Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc chúng ta xảy ra tranh cãi với người khác, thế nhưng khi bạn cãi thắng đối phương thì sẽ được gì? Nếu mỗi người chúng ta đều biết kìm chế cơn tức giận trong mình thì sự việc sẽ không đi quá xa và mọi thứ đều đi theo hướng tích cực. Thế nên nhẫn nhịn là một trong những điều mà ai cũng cần phải học mỗi ngày.
Nếu chúng ta có thể nhẫn nhịn và kiên trì trong từng công việc sẽ nhận được rất nhiều sự yêu mến và kính trọng từ mọi người. Các mối quan hệ cũng sẽ đi theo chiều hướng tốt đẹp nhất, hơn nữa khi học được chữ nhẫn thì bạn cũng đang bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho chính mình: tim, huyết áp.
Niệm Phật mỗi ngày cũng là cách để chúng ta tu chữ “Nhẫn” vì khi niệm Phật chúng ta sẽ tập trung vào chánh pháp và không màng đến sự việc ở bên ngoài.
Trong đời sống, mặt tốt và mặt xấu luôn song hành cùng nhau thế nên khi chúng ta gặp khó khăn đừng vội kêu than vì sao mọi thứ lại bất công với bạn. Thay vào đó hãy cảm ơn vì khó khăn đến bạn mới biết trân trọng hạnh phúc và từ những khó khăn ấy bạn mới có thể rút ra được bài học kinh nghiệm. Biết nhẫn ắt sẽ làm được việc lớn, trên con đường thành công luôn có những sóng gió và bão giông, thế nên hãy bình tâm và chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để đương đầu với mọi thách thức. Kiên trì rồi một ngày thành công sẽ mỉm cười với bạn.
“Nhẫn nhất thời trời yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Khi chúng ta nhẫn mọi chuyện tưởng chừng như to tát sẽ hóa thành nhỏ. Trong lòng bạn cũng sẽ được bình an, chúng ta được ăn ngon và ngủ yên, khi trong người khỏe mạnh thì bạn mới có thể hạnh phúc.
Bài viết phía trên là những “Lời dạy của Phật về chữ Nhẫn” mà Reader muốn gửi tặng đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn về sự nhẫn nại và kiên trì trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm và theo dõi Reader trong thời gian qua, hãy cùng theo dõi những bài viết mới nhất của Reader trong thời gian sắp tới nhé!
Xem thêm: