Lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z đơn giản, dễ hiểu (Kèm mẫu)

Muốn cho việc kinh doanh của mình đạt đến thành công việc lên được một bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết đóng vai trò quyết định. Vegafood muốn gửi đến bạn mẫu lập kế hoạch kinh doanh mì cay cụ thể, chi tiết bạn có thể tham khảo!

 

Mục lục bài viết

  1. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn
    1. Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo
    2. Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh
    3. Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
    4. Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
    5. Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
    6. Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
    7. Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
    8. Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
    9. Bước 9: Kế hoạch thực hiện

9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo 

Bạn chỉ có thể lên được bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh khi bạn óc ý tưởng độc đáo và khác lạ. Ý tưởng được ví như sợ chỉ đỏ xuyên suốt kế hoạch kinh doanh của bạn. Nó chính là nền tảng để mang đến thành công. Đồng thời cũng là mục tiêu mà bạn sẽ phải hướng đến.

Xu hướng kinh doanh mỳ cay mang lại lợi nhuận khổng lồ

Có những ý tưởng khi bạn nói ra bị người khác cho là viển vông. Nhưng hãy biến cái viển vông đó thành sự thực. Hãy làm cho ý tưởng ấy ấy thành một ý tưởng tiềm năng và ít lặp lại với những đối thủ khác nhất. Khi làm được điều này có nghĩa là bạn đã nắm được 50% chiến thắng rồi.

Ví dụ bạn đang có ý định kinh doanh mì cay 7 cấp độ, đây là một ý tưởng không tồi khi mà xu hướng ẩm thực Hàn quốc đang xấm chiếm giới trẻ ngày nay. Bạn mong muốn mình sẽ làm giàu nhanh nhưng bền vững từ món mì đang hot và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt này? Ý tưởng rất tốt, bắt tay vào làm các bước tiếp theo thôi nào.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh 

Khi bạn lên được ý tưởng kinh doanh có nghĩa là bạn đã xác định được con đường mình sẽ phải đi như thế nào. Bạn cần lập kế hoạch kinh doanh và đặt ra được những mục tiêu kinh doanh cần hướng đến. Đích đến vừa là mục tiêu, vừa là động lực giúp bạn cố gắng hơn mỗi ngày.

Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi ta xác định được mục tiêu

Sau khi đã có được ý tưởng kinh doanh mì cay khả thi, bạn cần lên được mục tiêu bán hàng của mình. Những ngày đầu mới mở bạn dự định bán được bao nhiêu bát mì cay/ ngày. Lợi nhuận thu được trừ chi phí là bao nhiêu? Sau khi đã quen khách, quen thị trường thì một ngày cửa hàng bạn bán được bao nhiêu, 1 tháng doanh thu còn lại là bao nhiêu? Có đạt mục tiêu bạn đặt ra hay không? Nếu thấy doanh thu này ít hơn so với dự tính, bạn cần triển khai các biện pháp kích cầu.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh 

Để có thể có được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh mì cay, bạn phải thấu hiểu và có khả năng phân tích được thị trường cũng như những yếu tố đi kèm. Đây cũng là bước rất quan trọng trong khâu lập kế hoạch kinh doanh mì cay của bạn.

Để có được kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, bạn cần phải đi sâu và thị trường mình đang hướng đến. Có được những tệp khách hàng tiềm năng, hiểu được đối thủ của mình cùng cách thức họ làm ăn.

Kinh doanh mì cay có lợi nhuận không khó. Nhưng bạn cần thực sự hiểu được khách hàng, hiểu được nhu cầu thị trường. Khu vực bạn định kinh doanh, khách hàng có nhu cầu thưởng thức món mì này hay không? Đã có đối thủ nào làm hay chưa? Doanh thu của những quán đối thủ có ổn định hay không?…

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 

Lập kế hoạch kinh doanh, bên cạnh hiểu thị trường, hiểu đối thủ bạn cần phải hiểu chính bản thân mình nữa. Biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn thống kế những ưu thế và hạn chế của bản thân mình để tìm cách khắc phục và vượt qua.

Ưu thế của bạn khi bước chân vào kinh doanh mì cay là gì?

Ví dụ như khi lên kế hoạch kinh doanh mì cay, bạn có được nguồn hàng tốt, giá thành phải chăng nhưng chất lượng cũng không quá cao. Vậy lúc này bạn nên tập trung khai thác chiến lược quảng bá liên quan đến giá thành thay vì chú trọng vào độ ngon. Lúc này bạn mới có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh 

Khi đã có ý tưởng kinh doanh lớn, một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, việc tiếp theo của bạn là tìm cho mình những người đồng đội cùng chung chí hướng. Lúc này, những người đồng đội này với những kinh nghiệm trong các khía cạnh khác nhau sẽ cùng bạn tạo thành mảnh ghép hoàn hảo để điều hành hoạt động của quán.

Để có được doanh thu từ quán mì cay như bạn mong muốn thì bạn cần tuyển cho mình nhân viên ở các vị trí khác nhau để tạo thành hệ thống nhân sự hoàn chỉnh. Bạn không biết công thức nấu mì cay cũng không sao vì bạn không nhất thiết phải tự mình nấu bếp, cũng không thể tự mình bưng bê. Hãy tìm kiếm những người có kinh nghiệm để hỗ trợ mình nhé.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing 

Việc xây dựng, quảng bá hình ảnh, truyền thông về thương hiệu đóng vai trò quyết định trực tiếp đến thành công của kế hoạch kinh doanh mì cay. Bạn nên thực hiện kế hoạch marketing ngay từ khi có ý tưởng. Đây được xem là cách lập kế hoạch kinh doanh thông minh và dài hơi giúp bạn dễ dàng tiếp cận thị trường cũng như khách hàng tiềm năng.

Kế hoạch marketing phù hợp sẽ giúp bạn nhanh thu hồi vốn

Với kế hoạch kinh doanh mì cay của bạn, việc lập kế hoạch kinh doanh marketing quyết định 50% thành công. Việc bạn quảng bá hình ảnh tốt sẽ giúp khách hàng có ấn tượng. Kết hợp với chiến lược kinh doanh quảng bá đúng đắn dựa trên điểm mạnh của mình chắc chắn sẽ mang đến nguồn doanh thu không nhỏ.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự sẽ giúp cho việc đào tạo chuyên môn, phát triển cũng như hoàn thiện kỹ năng cho nhân việc theo một hệ thống bài bản. Khi quy mô quán mì cay của bạn được mở rộng hơn, nhiều chi nhánh hơn. Lúc này bạn không thể tự mình quản lý hết được hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân viên. Thay vào đó, bạn cần có được hệ thống quản lý nhân sự giúp sức.

Lúc này, hệ thống quản lý nhân sự sẽ làm nhiệm vụ tuyển người mới, đào thải những người không còn muốn gắn bó với thương hiệu. Bên cạnh đó là thực hiện việc đào tạo liên quan đến chuyên môn. Đồng thời tổ chức những buổi họp rút kinh nghiệm dựa trên những phản ánh của khách hàng liên quan đến nhân viên.

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính 

Quản lý tài chính là điều đặc biệt cần chú ý trong kinh doanh. Bởi nếu không quản lý tốt thu chi thì lãi thu được không đủ bù vào lỗ. Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch quản lý dòng tiền cụ thể theo từng ngày.

Số vốn để mở quán mì cay là bao nhiêu?

Nếu bạn kinh doanh mì cay theo hình thức nhỏ lẻ, bạn có thể tự quản lý tài chính của mình. Vốn mở quán mì cay là bao nhiêu? Ngày hôm nay chi những khoản gì? Mức chi là bao nhiêu? Thu về được bao nhiêu? Trừ chi phí đi lãi được bao nhiêu? Nếu làm được cụ thể như vậy, bạn sẽ không lo mình lỗ. Và chắc chắn, mục tiêu bạn đặt ra ban đầu sẽ sớm thành hiện thực.

Bước 9: Kế hoạch thực hiện

Sau khi đã cụ thể hóa được kế hoạch kinh doanh, hãy bắt tay vào hành động. Hãy lên kế hoạch triển khai từng bước dựa trên quỹ đạo bạn đã vẽ ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi hoặc điều chỉnh cần đảm bảo trong tầm kiểm soát.

Đây là lúc bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh mì cay của mình. Dựa trên những kế hoạch lẻ, gộp lại để thành kế hoạch lớn. Từ khâu tìm mặt bằng, decor quán sao cho phù hợp với tên quán, đến bước tuyển nhân viên, quảng bá thương hiệu thông qua băng rôn, biển quảng cáo, hoặc chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội,… Tất cả đều nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh bạn đặt ra.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin liên quan đến “những điều cần biết trước khi mở quán mì cay” nhé.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 9 bước lập kế hoạch kinh doanh quán mỳ cay bạn phải thuộc lòng trước khi bắt tay vào thực hiện. Hi vọng những thông tin này thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm thành công với ý tưởng kinh doanh của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *