Kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu – Nextfarm

Kỹ thuật trồng măng tây

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính.

Chắc chắn rằng với những bạn có niềm đam mê trồng trọt hay các chủ trang trại thì không thể bỏ qua giống măng tây  này. Bởi ngày nay nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của người dân tăng cao, măng tây là lựa chọn hợp lý của chị em nội trợ vì nó vừa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phục vụ cho gia đình, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn hết, cây măng tây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Kỹ thuật trồng măng tây

Vậy làm sao để : “trồng và chăm sóc măng tây ” –  Đây chắc hẳn là câu hỏi của các hộ nông dân, các chủ trang trại đang có ý định trồng giống cây này. Ngày hôm nay, NextFarm sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng măng tây, mang lại năng suất cao nhờ ứng dụng Nông nghiệp thông minh.

1. Thời vụ trồng măng tây

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

2. Ươm cây giống

Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo phải ngâm trong nước nóng khoảng 50 độ C (hoặc cũng có thể pha nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 4 giờ thay nước và chà hạt 1 lần.

Sau đó, ủ hạt trong khăn ẩm. Sau 24h, lấy hạt ra, rửa sạch hạt và lập lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm. Đối với những hạt chưa nảy mầm, cứ cách 24 giờ sẽ rửa sạch hạt và tiến hành ủ lại trên khăn ẩm. Cho đến khi toàn bộ số hạt đã nứt nanh hết.

Sau khi hạt đã nứt nanh thì tiến hành gieo hạt. Đất gieo hạt được trộn theo tỷ lệ: 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.

Cách trồng măng tây tại nhà

Gieo hạt sâu 1-2,5cm. Trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3 – 6 tháng. Để trồng 1 Ha măng, cần lượng hạt từ 0.45 – 0.5 kg, tương ứng 18.000 – 22.000 cây giống.

3. Trồng măng tây

Măng tây thích hợp trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất nham thạch núi lửa,… hoặc đất có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, thế đất cai ráo, dễ thoát nước, có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. Bên cạnh đó
nên chọn vườn trồng có vị trí thuận lợi, chủ động tưới nước trong mùa nắng và dễ dàng thoát nước, không bị ngập úng trong mùa mưa.

Trước khi trồng cây đất phải được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng.Đặc biệt, xung quanh có rãnh nước nhỏ thoát nước tốt tránh ngập úng. Vây lưới mắc nhuyễn để ngăn sâu bọ, côn trùng cũng như đề phòng mưa bão làm thối hỏng rễ cây

Khi trồng cây phải tiến hành kiểm tra lại cây con. Cây con đạt tiêu chuẩn là cây phát triển tốt, phải có màu xanh mướt, không nhiễm bệnh, cây vươn dài từ 25-30 cm.

Đào hố sâu 5-10 cm tùy theo chiều cao bầu. Tùy vào điều kiện địa lý, bà con có thể chọn cách trồng măng tây theo hàng đơn hoặc hàng đôi. Đối với trồng hàng đơn, mật độ cây là 18.000 cây/ha, khoảng cách giữa các cây trong một
hàng cách nhau 40 – 50cm, hàng cách hàng 90 – 110 cm. Đối với trồng hàng đôi, mật độ cây là 27.000 cây/ha, khoảng cách giữa các cây trong một hàng cách nhau 40 – 50 cm, hàng cách hàng 120 – 150 cm.

Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao 5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng. Cần theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung ngay.

3. Bón phân cho cây.

Ngay từ đầu khi trồng cây, ta cần bón lót cho cây lượng phân hữ cơ sinh học phù hợp. Giả sử, với 1ha trồng măng tây, lượng phân bón sử dụng là 100 kg phân NPK 16.16.8. Sau khi trồng 15 ngày, chọn giữ lại cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc và bón thúc cho cây.

Bón thúc giai đoạn dưỡng cây mẹ thay thế.

Bạn nên tiến hành thành 2 giai đoạn để quá trình chăm sóc cây đạt hiệu quả cao nhất.  Lần 1, bạn tiến hành sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày, lượng bón phù hợp cho 1ha trồng măng tây là 400 kg NPK 16.16.8. Lần 2, tiến hành sau lần 1 khoảng 20 ngày, lượng bón phù hợp cho 1ha trồng măng tây là 12 tấn phân chuồng hoai mục + 400 kg NPK 16.16.8.

Tiếp đến là bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng.

Một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày cần bón thúc đều đặn 20 ngày 1 lần, lượng phân sử dụng cho 1 ha là 200 kg NPK 16.16. 8. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn.

Trẻ hóa ruộng măng.

Khi bạn thấy bụi măng chuyển sang màu vàng, tức là măng đã già, năng suất và chất lượng măng kém. Do đó bà con cần tiến hành dưỡng những cây măng tơ. Sau đó thì nhổ bỏ cây măng mẹ già cỗi. Vòng đời trung bình của 1 cây măng mẹ là từ 2-3 tháng.

Sử dụng Nông nghiệp thông minh mang lại hiệu quả và năng suất cao.

Hiện nay, với quy mô trang trại lớn và đa dạng loại giống cây trồng, nhiều chủ trang trại đã lựa chọn giải pháp nông nghiệp thông minh NextFarm nhằm tối ưu hóa quá trình chăm sóc, tiết kiệm thời gian, nhân lực, giúp các trang trại đạt hiệu quả nông nghiệp cao nhất.

Giải pháp nông nghiệp thông minh NextFarm với hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động nhằm hỗ trợ người dân trong chăm sóc cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp cho cây phát triển.

châm phân dinh dưỡng tự động

Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động sẽ hỗ trợ người dân một cách tốt nhất trong quá trình chăm bón cho cậy. Hệ thống định lượng dinh dưỡng tự động, chính xác và báo cáo chi tiết lịch sử chăm tưới.

Bên cạnh đó, phần mềm còn tích hợp trên điện thoại, máy tỉnh bảng giúp
người nông dân có thể theo dõi, cập nhật số liệu, điều khiển cấu hình từ xa mà
không cần đến kiểm tra trực tiếp tại vườn.

Ngoài ra, hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động còn giúp người nông dân hạn chế tiếp xúc với hóa chất, giảm tối đa tỉ lệ hao hụt phân bón cho cây trồng mà vẫn  đưa phân bón, chất dinh dưỡng và các hóa chất khác tới từng vị trí mong muốn trong vườn.

Tìm hiểu thêm: Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động

4. Chăm sóc cây

Chăm sóc cây trồng là công đoạn rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng và năng suất của cây. Để cây sinh trưởng phát triển và đạt năng suất cao thì bạn cần lưu  ý một số điều sau khi chăm bón cho măng tây

Tưới tiêu, thoát nước:
Măng tây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất
măng nhiều hay ít.

Tự động hóa nông nghiệp

Thời gian thích hợp nhất để tưới cây là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trong thời gian thu hoạch măng thì tốt nhất
nên tưới vào buổi sáng sớm sau khi thu hoạch măng, không nên tưới vào buổi chiều để tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của măng.
Giải pháp nông nghiệp thông minh NextFarm với hệ thống Tưới nước tự động và hệ thống quan trắc môi trường giúp cung cấp lượng nước tối phù hợp cho măng tây và tránh tình trạng dư thừa nước dẫn đến hư hại.

Với hệ thống tưới tự động, giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn sạch và độ ẩm được tăng lên. Hơn nữa còn giúp giảm lượng nước bốc hơi so với hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước và nước được tưới đầu lên tất cả các luống măng tây.

Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc môi trường NMC với các thiết bị giám sát
chất lượng nguồn nước, chất lượng môi trường, khả năng dịch bệnh, giúp người làm
nông nghiệp có thể giám sát 24/24 qua điện thoại thông tin, các hệ thống cảnh
báo qua SMS theo kịch bản nuôi trồng giúp người trông có thể có giải pháp ngay
tức khắc giảm rủi ro và tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh, có thể tùy chỉnh cho khách hàng và đặc biệt bảo hành 3 năm với bộ điều khiển thu thập dữ liệu Nextfarm NMC lên đến hơn 1000 đầu ra điều khiển.

Làm cỏ: Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng và sử dụng công nghệ để tiết kiệm thời gian.

Cắm cọc, giăng cây chống đổ ngả: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.

5. Phòng ngừa sâu bệnh

Cần phải áp dụng tối đa biện pháp quản lý dịch hại, khi bắt buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cần tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định. Tuy nhiên bạn nên chủ động nghiên cứu phòng ngừa sâu bệnh ngay từ khi làm đất đến giai đoạn thu hoạch để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và hạn chế tình trạng sử dụng thước bảo vệ thực vật.

Giải pháp nông nghiệp thông minh với nền tảng số hoá Nông nghiệp Nextfarm Data Platform nhằm hỗ trợ người nông dân trong việc phòng ngừa sâu bệnh tốt nhất.

Sâu bệnh: Chức năng này được xem là cuốn từ điển về Sâu Bệnh. Người dùng vào đây để đọc các thông tin chi tiết về các loại sâu. Ngoài ra có thể tra cứu nhanh loại sâu mà mình muốn tìm.

Q&A: Ở chức năng này người dùng có thể đặt những câu hỏi liên quan quá trình sản xuất nông nghiệp và sẽ được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

6. Thu hoạch măng tây

Việc thu hoạch măng tây khá đơn giản. Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

Thời gian thu hoạch: thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4-5 tháng. Hàng ngày thu măng vào buổi sáng trước 8h sáng (mùa đông) và trước 7 giờ sáng (mùa hè)

Phương pháp thu hoạch: thu hoạch bằng tay, nắm sát gốc cây măng nghiêng 30 độ xoay và giật nhẹ. Có thể dùng kéo cắt chồi măng, sát phần thân ngầm dưới đất nhưng phải chú ý để hạn chế ảnh hưởng đến các chồi khác.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *