Kỹ thuật nuôi lươn trong ao đất – trại cá giống nước ngọt Quang Nguyên

Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi lươn trong ao đất. Hôm nay bài viết này này sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi lươn trong ao đất.

Chọn ao nuôi

Nuôi lươn trong ao đát thiết kế bằng bạt nhựa

Diện tích ao nuôi phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nơi. Bờ ao đất nén kỹ và có độ rộng từ 1,5m – 2,0 m giúp giữ nước và có tránh việc lươn đào hang. Và không nên nuôi lươn trong các ao có diện tích quá lớn.

Các ao nuôi lươn nên có diện tích từ 100 – 200 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể lót nilon hoặc bờ ao có thể xây cao tránh lươn vượt bờ đi mất. Nơi nuôi lươn phải thuận tiện cho việc thay nước. Không chỉ thế cũng cần tạo được nơi cho lươn gần giống như trong tự nhiên.

Đáy ao phủ đáy ao một lớp bùn non có trộn với phân chuồng mục dày khoảng 20 – 30 cm. Bùn không lẫn sỏi đá sẽ gây xây xát lươn. Trên lớp bùn, có thể rải một lớp rơm, cỏ mục hay thân cây chuối đã mục. 

Ðể tạo điều kiện cho lươn sinh sản ở trong ao, xung quanh bờ ao có thể làm cù lao hay gò đất giữa ao nuôi. Trong ao nên thả thêm lục bình, bèo, rau muống và trên bờ trồng một số cây xanh để tạo bóng mát cho lươn.

Nuôi lươn trong ao đất bao quanh bằng xi măng:

Có thể tách làm 3 ngăn: ngăn A phủ một lớp bùn non và thân chuối nhỏ như đối với ao nuôi và cách đáy bể tầm 30cm có lỗ thoát nước. Xếp gạch men ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách nhỏ. Ngăn B có thể xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra, chui vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành dày 0,5 m để lươn có thể làm tổ đẻ. Ngăn C kín, thông với ngăn B bằng một đường ống có đường kính 20cm và có lỗ thoát nước. Và lưu ý cần có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước ngập cao thì lươn sẽ thoát ra bên ngoài.

Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây bể nửa nổi, nửa chìm với chiều cao tầm 1m với diện tích từ 6 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 1m để việc chăm sóc trở nên dễ dàng. Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn giúp tiết kiệm chi phí. Trong bể có thể thả bèo, lục bình làm bóng mát khoảng một nửa diện tích bể. Bờ đất cần trồng các loại như cỏ, rau, khoai để có chỗ che mát cho lươn. Mức nước cao tầm 0,4 – 0,5m.

Giống lươn nuôi

Hiện nay, do có nhiều nguyên nhân nên lươn giống nhân tạo chưa được cung cấp đủ cho người nuôi, cho nên người nuôi lươn vẫn phải chọn tìm các nguồn giống tự nhiên là chủ yếu. Nói chung muốn nuôi lươn có kết quả thì lươn giống phải có kích cỡ tương đối đồng đều khoảng 40 – 50 con/kg. Lươn không bị bệnh hay có các dấu hiệu bị thương tổn và phải rất khỏe mạnh. 

Tránh việc lựa mua các loại lươn giống trôi nổi trên thị trường nếu chưa biết cụ thể về thời gian thu gom lươn và các phương thức khai thác lươn giống. Nếu thời gian thu gom lươn giống quá dài thì lươn rất dễ bị mất sức, xây xát và khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ rất là lớn.

Nếu nuôi lươn để nhân giống- sinh sản thì mật độ thả khoảng 6 – 8 con/m2 và sau khi nuôi thì tầm từ 4 – 8 tuần chúng sẽ tự đẻ trứng. Sau đẻ khoảng một tuần thì trứng nở ở điều kiện nhiệt độ ngoài trời từ 28 – 30oC. Nếu nuôi lươn để thu thương phẩm có thể thả với mật độ trung bình 50 con/m2.

Chăm sóc và quản lý

Chăm sóc lươn

Thức ăn chủ yếu dùng cho lươn ăn bao gồm: xác động vật chết như gà, vịt băm nhỏ, động vật biển nước ngọt: cá, tôm, hoặc các động vật sống như giun đất, bọ, ốc. Khi trưởng thành có thể tập cho lươn ăn thức ăn đã qua chế biến kết hợp các thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 20 – 25%.

Một số hộ dân ở miền Tây như: Hậu Giang đã sử dụng ốc bươu vàng để làm thức ăn cho lươn nuôi và cũng cho được một kết quả ngoài sức mong đợi.

Quản lý lươn 

  • Định kỳ kiểm tra: Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nuôi như: pH, oxy, NH3,… trước và sau các kỳ thay nước cho bể nuôi

  • Luôn giữ nhiệt độ ở mức ổn định: Cù lao đất ở trong ao đất chính là nơi giữ được nhiệt độ nhất. Xây dựng các cù lao đất giúp giữ nhiệt độ cho ao. không chỉ thế, nó còn có thể làm nơi trú ẩn của ếch khi nắng hay mưa.

  • Đối với các giá thể khác ở trong bể nên chú ý tới nhiệt độ trong bể khi có thời tiết thay đổi thất thường. Khi ấy sẽ rất dễ ảnh hưởng tới sự phát triển của lươn

  • Ao đất phải được xây dựng đúng cách để tránh việc lươn có thể thoát ra ngoài.

  • Lưu ý các loại bệnh của lươn dễ mắc theo mùa và do ký sinh trùng gây ra để có cách phòng tránh phù hợp.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin kỹ thuật nuôi lươn trong ao đất. Chúc bà con có một vụ mùa đạt nhiều năng suất. Trại cá giống chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin bổ ích mong bà con theo dõi nhiều hơn nhé!

Liên hệ:

SĐT: 0394226990

Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen

Website: https://traicagiong.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *